6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
2.2. THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG DÂN SỐT ỈNH QUẢNG NAM
2.2.2. Thực trạng thể chất dân số của tỉnh Quảng Nam
a. Thể lực của trẻ em
Một trong những chiến lược mang ý nghĩa quốc gia, dân tộc đã được
Đảng và Nhà nước chú trọng đầu tư vì tương lai của chất lượng dân số Việt Nam là công tác phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em. Xác định được tầm quan trọng của công tác này, trong thời gian qua, các cấp ủy Đảng, chính quyền và các ngành chức năng của tỉnh Quảng Nam đã triển khai chiến lược một cách rộng khắp và mang lại những kết quả quan trọng.
Tỷ lệ trẻ sơ sinh có trọng lượng dưới 2500 gram giảm đáng kể và tương
đối đều qua các năm. Năm 2010 tỷ lệ này là 1,52% giảm xuống còn 1,28% năm 2015. Đạt được kết quả này là do tỉnh Quảng Nam đã thực hiện khá tốt chương trình “làm mẹ an toàn”. Bên cạnh đó, trong những năm qua tỉnh đã triển khai thực hiện chương trình phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em, bước
đầu thử nghiệm triển khai một số mô hình nâng cao chất lượng dân số như
sàng lọc trước sinh, sàng lọc sơ sinh, tư vấn và khám sức khỏe tiền hôn nhân; nhờ vậy tỷ lệ suy dinh dưỡng ở trẻ em dưới 5 tuổi giảm mạnh. Tỷ lệ suy dinh dưỡng ở trẻ em dưới 5 tuổi giảm từ 16,7% (thể nhẹ cân) và 31,4% (thể thấp còi) năm 2011, giảm còn 14,8% (thể nhẹ cân) và 28,6% (thể thấp còi) vào năm 2013. Tỷ suất chết trẻ em dưới 05 tuổi giảm đáng kể, từ 30,6‰ (năm 2009) giảm còn 25,7‰ (năm 2014); tỷ suất chết mẹ từ 19,18/100.000 trẻ đẻ
sống (năm 2011) giảm còn 18,52/100.000 trẻ đẻ sống (năm 2013). Tỷ lệ tiêm chủng cho trẻ dưới 01 tuổi hàng năm đạt >95%.
Tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi vẫn được coi là thách thức rất lớn đối với ngành chức năng và toàn xã hội về tính bền vững và chất lượng dân
số của tỉnh trong tương lai. Nguyên nhân chính của tình trạng suy dinh dưỡng vẫn cần có thời gian đểđầu tư, khắc phục vì nó phụ thuộc vào các giải pháp nâng cao trình độ dân trí và tình hình phát triển kinh tế xã hội của địa phương.
Có nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến tình trạng suy dinh dưỡng ở
trẻ em nhưng nguyên nhân hàng đầu vẫn là kinh tế của các hộ gia đình; số gia
đình sinh nhiều con vì tính ngưỡng, phong tục tập quán nên điều kiện dành cho việc chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ rất hạn chế. Nhiều gia đình có điều kiện kinh tế
nhưng phương pháp nuôi dạy trẻ thiếu khoa học. Ngoài ra, chất lượng các dịch vụ chăm sóc trẻ chưa được đầu tư theo chiều sâu; công tác giáo dục, tuyên truyền nâng cao nhận thức chăm sóc trẻ cơ bản đến các bà mẹ chưa đầy đủ…
Trong cuộc sống của mỗi con người vấn đề dinh dưỡng đóng vai trò rất quan trọng. Một chế độ dinh dưỡng tốt, phù hợp ngay từ khi bà mẹ mang thai và trong suốt quá trình sống của mỗi cá nhân sẽ tạo nên một sức khỏe tốt, tuổi thọ được nâng cao và giống nòi được cải thiện. Vì vậy, hậu quả của suy dinh dưỡng ở trẻ em là rất lớn, các em bị thiệt thòi về khả năng phát triển trí não, thể lực, ảnh hưởng đến tâm sinh lý, sức khỏe và cả kinh tế của gia đình… là nguyên nhân lớn ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng dân số, làm chậm sự
phát triển kinh tế - xã hội.
b. Tuổi thọ trung bình của người dân
Tuổi thọ trung bình là số năm trung bình của một người mới sinh ra có thể sống được. Thông qua tuổi thọ trung bình có thể đánh giá được trình độ
phát triển kinh tế, thu nhập, sức khỏe … nói chung là chất lượng cuộc sống của người dân. Tuổi thọ trung bình của người dân tỉnh Quảng Nam năm 2015 là 74,0 tuổi tăng 0,9 tuổi so với năm 2010, trong đó tuổi thọ trung bình của nam là 71,8 tuổi tăng 1,6 tuổi và tuổi thọ trung bình của nữ là 76,2 tuổi tăng 0,4 tuổi so với năm 2010. Số liệu cho thấy tuổi thọ trung bình của nam thấp hơn của nữ. Điều này đúng với thực tếở Việt Nam và ở đa số các xã hội là vì
mức tử vong của nam thường cao hơn mức tử vong của nữ ở tất cả các độ
tuổi. Phụ nữ phải nuôi con do vậy hầu hết đàn ông là trụ cột của gia đình nên phải làm việc nhiều hơn. Mặt khác, sự khác nhau về lối sống cũng là một yếu tốảnh hưởng đến sự khác nhau về mức độ tử vong giữa nam và nữ, như nam giới thường sử dụng rượu, bia, thuốc lá, các chất gây nghiện và có nếp sống sinh hoạt không điều độ.
Bảng 2.14. Tuổi thọ bình quân của người dân Quảng Nam
Tuổi thọ 2010 2015
Chung 73,1 74
- Nam 70,2 71,8
- Nữ 75,8 76,2
(Nguồn: Niên giám thống kê năm 2015- Tỉnh Quảng Nam)
Tuy nhiên cũng phải nhìn nhận một thực tế, đời sống vật chất và tinh thần của con người ngày càng nâng cao, tuổi thọ bình quân ngày càng tăng. Hoạt động chăm sóc người cao tuổi được Nhà nước và xã hội quan tâm nhiều hơn. Trong những năm qua đã có100% người cao tuổi (80 tuổi) trên địa bàn tỉnh được hưởng chếđộ trợ cấp xã hội. Đây là một giá trị lớn và rất có ý nghĩa trong công tác nâng cao chất lượng dân số.