Mức sống của người dân của tỉnh Quảng Nam

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) giải pháp nâng cao chất lượng dân số tỉnh quảng nam (Trang 82)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

2.3. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHẤT LƯỢNG DÂN SỐT ỈNH

2.3.5. Mức sống của người dân của tỉnh Quảng Nam

Nhờ đẩy mạnh các chương trình phát triển kinh tế - xã hội, đời sống của nhân dân tỉnh Quảng Nam được nâng cao về mọi mặt. Thu nhập bình quân đầu người của người dân liên tục tăng qua các năm. Năm 2010, thu nhập bình quân đầu người của tỉnh đạt 17,24 triệu đồng/người lên đến 41,40 triệu

đồng/người năm 2015, tăng gấp 2 lần. Tuy nhiên, so với mức trung bình cả

nước GDP bình quân đầu người của tỉnh vẫn đạt thấp, xếp thứ 4/5 các tỉnh thành thuộc vùng kinh tế trọng điểm miền Trung và đứng 7/14 các tỉnh thuộc vùng Bắc Trung bộ và Duyên hải miền Trung.

Bảng 2.28. Thu nhập bình quân đầu người của tỉnh Quảng Nam

Đơn vị tính: triệu đồng/người

2010 2011 2012 2013 2014 2015 GDP bình quân đầu

người 17,24 22,18 26,10 29,89 35,13 41,40

(Nguồn: Niên giám thống kê năm 2015- Tỉnh Quảng Nam)

Hộ nghèo tỉnh Quảng Nam ở mức cao so với cả nước và trong khu vực. Năm 2015 toàn tỉnh có 47.943 hộ nghèo, chiếm 3,4% số hộ nghèo của cả

nước. Tỉ lệ hộ nghèo của tỉnh giảm nhanh qua các năm, đến năm 2015 còn 8,90% giảm 15,28 điểm % so với năm 2010 (24,18%); tuy nhiên so với cả

nước tỷ lệ hộ nghèo của tỉnh Quảng Nam vẫn còn cao (cả nước: 7%) và cao hơn mức bình quân chung của khu vực, xếp 16/63 tỉnh thành, 1/14 tỉnh.

Bảng 2.29. Tỷ lệ hộ nghèo của tỉnh Quảng Nam

Đơn vị tính: %

Năm 2010 2011 2012 2013 2014 2015

Tỉ lệ hộ nghèo 24,18 20,90 17,93 14,91 12,10 8,90

(Nguồn: Niên giám thống kê năm 2015- Tỉnh Quảng Nam) 2.3.6. Chính sách của Nhà nước

Quán triệt những nội dung cơ bản trong chính sách DS&KHHGĐ của

Đảng và Nhà nước ta, các cấp bộĐảng và chính quyền tỉnh Quảng Nam kể từ

năm 1990 tới nay đã đề ra hàng loạt các biện pháp thực hiện DS-KHHGĐ: -Làm tốt công tác thông tin tuyên truyền về DS-KHHGĐ.

-Đẩy mạnh phát triển kinh tế, xã hội, văn hóa, y tế, giáo dục…Nâng cao các quỹ phúc lợi, các công trình phúc lợi cho người dân.

-Tăng cường đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng (điện, đường, trường, trạm, nước sạch…) cho các vùng dân cư trong tỉnh.

Trên cơ sở ổn định về mặt chính trị, sự tiến bộ của xã hội, sự tăng trưởng của kinh tế…, chất lượng sống của người dân không ngừng được nâng cao. Điều kiện sống về vật chất, về tinh thần luôn được bảo đảm, tăng cường. Các mối quan hệ trong gia đình, ngoài xã hội không ngừng được cải thiện. Trình độ học vấn, nhận thức của người dân ngày một nâng lên, tuổi thọ trung bình của người dân sẽ cao lên đồng đều trong các khu vực…Tất cả những tiến bộ đó sẽ góp phần đắc lực vào việc phát triển thể chất, tinh thần cho người dân, giúp cho người dân có những điều kiện tốt nhất đáp ứng những yêu cầu mới của cuộc sống.

Chiến lược DS-KHHGĐ được triển khai trong bối cảnh đất nước có bước phát triển mạnh mẽ nhờ công cuộc đổi mới toàn diện do Đảng Cộng Sản Việt Nam khởi xướng. Sự tăng trưởng kinh tế, phát triển xã hội và kết quả của chương trình xóa đói giảm nghèo trong những năm qua đã tạo tiền đề cơ bản

cho việc cải thiện đời sống, chăm sóc sức khỏe và nâng cao trình độ dân trí cho nhân dân, kể cả vùng sâu, vùng cao. Đây là nguyên nhân khách quan nhằm nâng cao chất lượng dân số tỉnh Quảng Nam.

2.4.ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG DÂN SỐ TỈNH QUẢNG NAM

2.4.1. Những thành tựu đạt được của công tác nâng cao chất lượng dân số tỉnh Quảng Nam dân số tỉnh Quảng Nam

-Kinh tế tỉnh Quảng Nam tăng trưởng với nhịp độ tăng trưởng khá nên

đời sống nhân dân trong tỉnh được cải thiện rõ rệt. Thu nhập tiếp tục được nâng lên và ổn định hơn so với những năm trước. Cụ thể thu nhập bình quân

đầu người tăng từ 17,24 triệu đồng/người (năm 2010) lên 41,4 triệu

đồng/người (năm 2015). Tỷ lệ hộ nghèo giảm xuống còn 8,9%.

-Sức khỏe sinh sản được cải thiện. Tỷ suất chết trẻ em dưới 05 tuổi giảm đáng kể, từ 30,6‰ (năm 2009) xuống còn 25,7‰ (năm 2014); tỷ suất chết mẹ từ 19,18/100.000 trẻ đẻ sống (năm 2011) giảm còn 18,52/100.000 trẻ đẻ sống (năm 2013). Tỷ lệ trẻ em dưới 1 tuổi được tiêm chủng đầy đủ 7 loại vacxin năm 2014 khoảng 99%.

-Sự nghiệp giáo dục – đào tạo cơ bản đạt được các mục tiêu đề ra, chất lượng ngày càng nâng lên, đáp ứng cơ bản nguồn nhân lực cho phát triển. Công tác đào tạo nghề, giải quyết việc làm đạt kết quả tích cực. Năm 2015 đã giải quyết việc làm cho 42 nghìn lao động.

-Mạng lưới y tế được đầu tư, phát triển rộng khắp trên địa bàn tỉnh, đã hình thành các bệnh viện khu vực và phân tuyến điều trị nhằm nâng cao chất lượng khám chữa bệnh cũng như giảm tải cho tuyến trên, 100% cấp xã có trạm y tế, 289 cơ sở trong đó có 8 bệnh viện cấp TƯ và tỉnh, 5 bệnh viện tư

nhân, 18 bệnh viện huyện, 12 phòng khám khu vực, 12 phòng khám khu vực, 244 trạm y tế với gần 5.700 cán bộ, trên 5.500 giường bệnh.

-Lĩnh vực văn hóa, thể dục – thể thao, vui chơi giải trí được tỉnh quan tâm đầu tư xây dựng, số sách báo và tạp chí xuất bản tăng lên. Chất lượng các hoạt động phát thanh truyền hình có nhiều đổi mới về hình thức và nội dung

đáp ứng tốt nhiệm vụ, nhu cầu thông tin tuyên truyền trong tỉnh (trên 88% cấp xã có trạm truyền thanh).

2.4.2. Những khó khăn trong việc thực hiện mục tiêu nâng cao chất lượng dân số tỉnh Quảng Nam lượng dân số tỉnh Quảng Nam

- Mức sinh của tỉnh Quảng Nam vẫn còn cao, phân bổ dân số không

đồng đều giữa các vùng miền. Chất lượng cuộc sống của người dân ở miền núi, vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc ít người còn rất thấp.

- Chất lượng dịch vụ y tế tuy có được nâng lên nhưng chưa đáp ứng

được nhu cầu ngày càng đa dạng của nhân dân; điều kiện chăm sóc y tế cho người nghèo, vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số còn nhiều khó khăn; tình trạng quá tải giường bệnh ở tuyến trên chưa có giải pháp đồng bộ…

- Sự chênh lệch giới tính khi sinh còn cao; tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên ở

một số địa phương có xu hướng gia tăng. Việc theo dõi, quản lý nghiêm cấm lựa chọn giới tính thai nhi còn nhiều bất cập. Việc tầm soát các dị dạng, bệnh, tật bẩm sinh của thai nhi và kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh còn hạn chế. Trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng về thể trạng còn cao.

- Nhân lực làm công tác DS-KHHGĐ từ tỉnh đến cơ sở đang thiếu về

số lượng, trình độ đào tạo; chất lượng cán bộ, nhất là xã, phường, thị trấn còn rất bất cập; chế độ chính sách cho cộng tác viên dân số chưa thỏa đáng. Cán bộ kỹ thuật để thực hiện các dịch vụ kế hoạch hóa gia đình đang thiếu trầm trọng, kể cả ở 3 tuyến (tỉnh, huyện, xã), một số dịch vụ không có cán bộ thực hiện ở nhiều nơi (triệt sản, đặt và tháo dụng cụ tử cung, cấy và tháo thuốc cấy tránh thai, nạo phá thai,... ).

- Công tác lãnh đạo chỉ đạo, điều hành của một số cấp ủy đảng, chính quyền nhất là cấp cơ sở chưa thường xuyên, sâu sát; sự phối hợp của một số

cơ quan, ban ngành trong việc tổ chức thực hiện công tác DS-KHHGĐ thiếu

đồng bộ; công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thực hiện Nghị quyết 47- NQ/TW chưa được thường xuyên, hiệu quả; việc xử lý các trường hợp vi phạm chính sách DS-KHHGĐ chưa kịp thời, đúng mức nhất là đối với cán bô, đảng viên sai phạm đã ảnh hưởng không tốt đến việc triển khai thực hiện chính sách DS-KHHGĐ tại địa phương.

- Các biện pháp thông tin, tuyên truyền, giáo dục, vận động chưa theo kịp với yêu cầu tình hình mới, chưa chú ý đúng mức đến việc phát triển các mô hình truyền thông tại cộng đồng. Công tác phối hợp với Mặt trận, các hội

đoàn thể trong tuyên truyền, vận động thực hiện chính sách DS-KHHGĐ ít

được quan tâm.

- Ngân sách đầu tư cho công tác DS-KHHGĐ còn thấp. Việc thực hiện các chủ trương xã hội hoá (giáo dục, y tế, thể dục, thể thao...) liên quan đến việc nâng cao chất lượng dân số còn chậm.

- Chất lượng giáo dục, đào tạo tuy có cải thiện nhưng chỉ mới đáp ứng bước đầu cho phát triển KTXH của tỉnh; chênh lệch lớn chất lượng giáo dục giữa khu vực nông thôn, miền núi và đồng bằng, đô thị; chất lượng đầu vào một số trường đào tạo còn thấp, chưa gắn kết với nhu cầu sử dụng lao động thực tế; hiệu quả đào tạo nghề còn thấp, nhất là đào tạo nghề cho lao động nông thôn.

-Tỉ lệ hộ nghèo còn cao so với bình quân khu vực và cả nước, tỉ lệ

thoát nghèo chưa thật vững chắc; đầu tư của một số chính sách hỗ trợ giảm nghèo còn dàn trải, bố trí nguồn lực chưa hợp lý, hiệu quả chưa cao.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Trong chương hai tác giả tập trung phân tích một cách toàn diện các nội dung chất lượng dân số của tỉnh Quảng Nam trên các mặt:

- Quy mô, phân bố, cơ cấu và sự biến động dân số của tỉnh Quảng Nam - Tình hình về thể chất

- Tình hình về trí tuệ

- Tình hình đời sống văn hóa tinh thần của người dân - Thực trạng đời sống vật chất và các dịch vụ xã hội cơ bản

Những nội dung trên cho thấy bức tranh tổng thể về chất lượng dân số

của tỉnh với những điểm mạnh đã đạt được và những hạn chế, yếu kém cần phải có những giải pháp phù hợp để giải quyết.

Bên cạnh đó, chương này cũng tập trung phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới chất lượng dân số của tỉnh. Trên cơ sở này có thể đề ra những giải pháp phù hợp.

CHƯƠNG 3

GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DÂN SỐ TỈNH QUẢNG NAM

3.1. NHỮNG CĂN CỨĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP

3.1.1. Định hướng phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Quảng Nam đến năm 2020 năm 2020

Mục tiêu phát triển tổng thểđến năm 2020 là duy trì tốc độ tăng trưởng nhanh và bền vững, với tốc độ tăng trưởng GDP hằng năm trung bình là 10%. Quảng Nam hướng tới tăng năng suất lao động và chuyển dịch cơ cấu kinh tế

theo hướng hiện đại hóa công nghiệp, đồng thời giảm tỉ lệđói nghèo, cải thiện công bằng xã hội và bảo vệ môi trường. Trên cơ sở các mục tiêu quốc gia và các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội đã được tỉnh phê duyệt (2015 – 2020), chiến lược phát triển của tỉnh đặt ra các chỉ tiêu cụ thểđến năm 2020 như sau:

Chỉ tiêu kinh tế:

-Tốc độ tăng tổng sản phẩm trên địa bàn: 12-12,5% -Năng suất lao động: tăng hơn 2 lần so với năm 2010,

-Thu nhập bình quân đầu người: khoảng từ 1600-1700 USD

-Cơ cấu kinh tế cần được chuyển đổi với tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ chiếm từ 87-89%

-Cơ cấu lao động tham gia hoạt động kinh tế: Nông – lâm – ngư

nghiệp chiếm tỉ lệ 41,3%, công nghiệp và xây dựng chiếm 31,6% và dịch vụ

chiếm 27,1%.

-Tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu là 20%/năm.

-Tỉ trọng đầu tư so với tổng sản phẩm trên địa bàn: khoảng 35 – 40%.

Chỉ tiêu xã hội và môi trường:

của các tỉnh nghèo); riêng đối với các huyện nghèo, giảm bình quân 5%/năm. - Tỉ lệ nhập học đúng độ tuổi: tiểu học 100%, THCS 95%. Tỉ lệ nhập học THPT trong độ tuổi: 75%

- Tỉ lệ lao động qua đào tạo đạt 70%, trong đó lao động qua đào tạo nghề chiếm 60% tổng số lao động tham gia hoạt động kinh tế.

- Tỉ lệ người lớn biết chữ đạt: 100%.

- Giải quyết việc làm: trung bình 40.000 người/năm - Tuổi thọ bình quân đạt 75 tuổi

- Giảm tỉ lệ sinh, đạt mức sinh thay thế bình quân chung bao gồm cả

vùng sâu vùng xa, vùng nghèo.

- Tỉ lệ tử vong trẻ dưới 1 tuổi khoảng 10/1000. Trên 95% trẻ em dưới 1 tuổi được tiêm chủng đầy đủ các loại vác-xin.

- Tỉ lệ suy dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi thể nhẹ cân dưới 10%.

- Kiềm chế tỉ lệ lây nhiễm HIV/AIDS, đến năm 2020 giảm 50% mức tăng tỉ lệ lây nhiễm. Tỉ lệ mắc bệnh lao còn 0,5%.

- Đến năm 2020, có 95% dân số nông thôn được sử dụng nước hợp vệ

sinh, 85% gia đình có hố xí hợp vệ sinh, 95% dân số đô thị được sử dụng nước sạch; 95% bệnh viện tuyến tỉnh và huyện có hệ thống xử lý nước thải, rác thải y tế.

- Đạt 100% xã miền núi có điện thoại, 100% xã có điểm bưu điện văn hóa, 100% xã được nhận báo trong ngày.

- 100% huyện có một trung tâm văn hóa; hơn 60% xã, phường, thị trấn có trung tâm văn hóa – thể thao, 70% thôn, làng, bản có thiết chế sinh hoạt văn hóa. Phát triển hệ thống thư viện, phòng đọc sách tại các huyện. Phát triển hệ thống thư viện, phòng đọc sách tại các huyện: đạt 100%.

- Khu công nghiệp có hệ thống xử lý nước thải tập trung đạt tiêu chuẩn môi trường: 100%.

3.1.2. Chiến lược dân số và sức khỏe sinh sản Việt Nam giai đoạn 2011 -2020 2011 -2020

Mục tiêu tổng quát: Nâng cao chất lượng dân số, cải thiện tình trạng sức khỏe sinh sản, duy trì mức sinh thấp hợp lý, giải quyết tốt những vấn đề

về cơ cấu dân số và phân bố dân số, góp phần thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Mục tiêu cụ thể: Chiến lược đề ra 11 mục tiêu cụ thể (cùng các chỉ

tiêu) gồm: phấn đấu đạt tốc độ tăng dân số ở mức khoảng 1% vào năm 2015 và ổn định vào năm 2020; chỉ số phát triển con người (HDI) ở mức trung bình cao của thế giới vào năm 2020; nâng cao sức khoẻ, giảm bệnh, tật và tử vong

ở trẻ em; thu hẹp đáng kể sự khác biệt về các chỉ báo sức khoẻ trẻ em giữa các vùng, miền; nâng cao sức khoẻ bà mẹ; giảm mạnh tốc độ tăng tỷ số giới tính khi sinh, đặc biệt tập trung vào các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có tình trạng mất cân bằng nghiêm trọng về tỷ số giới tính khi sinh, tiến tới

đưa tỷ số này trở lại mức 105- 106 trẻ sơ sinh trai/100 trẻ sơ sinh vào năm 2025; đáp ứng đầy đủ nhu cầu KHHGĐ của người dân; tăng khả năng tiếp cận dịch vụ hỗ trợ sinh sản có chất lượng; giảm tỷ lệ phá thai, cơ bản loại trừ

phá thai không an toàn; giảm nhiễm khuẩn đường sinh sản, nhiễm khuẩn lây truyền qua đường tình dục, chủ động phòng ngừa, phát hiện và điều trị sớm ung thư đường sinh sản, chú trọng sàng lọc ung thư đường sinh sản ở phụ nữ

trong độ tuổi 30- 54; cải thiện sức khoẻ sinh sản của người chưa thành niên và thanh niên; cải thiện sức khoẻ sinh sản cho các nhóm dân sốđặc thù, đáp ứng kịp thời nhu cầu chăm sóc SKSS cho người là nạn nhân của bạo lực vì lý do giới tính; tăng cường chăm sóc sức khoẻ người cao tuổi; thúc đẩy phân bố dân số phù hợp với định hướng phát triển kinh tế- xã hội quốc gia, tăng cường

lồng ghép các yếu tố về dân số vào hoạch định chính sách, xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển KT-XH ở các cấp, các ngành.

3.1.3. Căn cứ vào mục tiêu “tiếp tục đẩy mạnh thực hiện chính sách dân số và kế hoạch hóa gia đình“ của tỉnh Quảng Nam đến năm 2020 dân số và kế hoạch hóa gia đình“ của tỉnh Quảng Nam đến năm 2020

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) giải pháp nâng cao chất lượng dân số tỉnh quảng nam (Trang 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)