Tiềm năng đầu tư của NVNONN

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thu hút vốn đầu tư từ người việt nam ở nước ngoài vào thành phố hà nội (Trang 41 - 45)

CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1. Các nhân tố ảnh hƣởng đến thu hút đầu tƣ của NVNONN

3.1.2. Tiềm năng đầu tư của NVNONN

Cộng đồng NVNONN hiện nay vẫn tiếp tục tăng về số lƣợng và mở rộng địa bàn cƣ trú. Đến nay đã có hơn 4.5 triệu ngƣời Việt Nam đang sinh sống, lao động, học tập tại 109 nƣớc và vùng lãnh thổ. Khoảng 80% ngƣời Việt đang làm ăn, sinh sống ở các nƣớc công nghiệp phát triển. Thành phần cộng đồng ngày càng đa dạng, gần đây số lao động xuất khẩu theo hợp đồng có thời hạn, du học sinh và cô dâu Việt Nam lấy chồng ngƣời nƣớc ngoài tăng nhanh. Bên cạnh đó, còn một số lƣợng đáng kể những ngƣời Việt nhập cảnh và cƣ trú bất hợp pháp vì nhiều lý do khác nhau ở các nƣớc trên Thế giới.

Có thể thấy, cộng đồng NVNONN ngày càng ổn định, hòa nhập vào xã hội sở tại, có tiềm lực đáng kể về tri thức, kinh tế và đƣợc đánh giá là một cộng đồng năng động, có tiềm lực đáng kể về tri thức và kinh tế, trong đó tiềm lực về tri thức mạnh hơn về kinh tê, hầu nhƣ còn chƣa đƣợc khai thác. Nhiều trí thức NVNONN có tên tuổi đƣợc đánh giá cao ở tầm khu vực và quốc tế, trong nhiều lĩnh vực khác nhau nhƣ toán học, vật lý, tài chỉnh, hóa học, công nghệ thông tin, thiên văn học, nghệ thuật và tự động hóa (có thể kể tên nhƣ: Ngô Bảo Châu, Trần Thanh Vân, Trịnh Xuân Thuận, Vũ Hà Văn…). Nhiều nhà khoa học, kỹ thuật, kinh tế, doanh nghiệp đƣợc đào tạo và làm việc tại các nƣớc công nghiệp phát triển, tích lũy đƣợc nhiều kiến thức và kinh

nghiệm tiên tiến. Hằng năm có khoảng 500 nghìn lƣợt kiều bào về nƣớc, trong đó có không ít chuyên gia, trí thức về làm việc và nhiều ngƣời về tìm hiểu cơ hội đầu tƣ, kinh doanh.

Về nguồn lực và tiềm năng đóng góp, đầu tƣ của NVNONN: Sau những khó khăn ban đầu khi mới nhập cƣ, ngày nay NVNONN đã hình thành cộng đồng ngày càng ổn định và phát triển, với tổng thu nhập có thể đạt 70-80 tỷ đô-la Mỹ. Báo cáo của các cơ quan thống kế của Mỹ đƣa ra con số thu nhập của ngƣời Việt ở Mỹ với hơn 1.5 triệu ngƣời năm 2006 đạt khoảng 31.5 tỷ đô la Mỹ. Kiều hối gửi về nƣớc tăng trung bình 10-15%/năm, năm 2005 đạt 4.429 tỷ đô-la Mỹ, năm 2006 là 4.642 tỷ đô-la Mỹ, năm 2011 đạt trên 9 tỷ đô-la Mỹ, năm 2014 đạt 12 tỷ đô-la Mỹ... , chiếm gần 1/10 GDP, đƣa Việt Nam trở thành một trong số 10 quốc gia nhận kiều hối nhiều nhất, năm 2014 đạt khoảng 12 tỷ đô la Mỹ, đóng góp quan trọng vào việc ổn định cán cân thanh toán và kinh tế của đất nƣớc.

Hiện có trên 3.500 doanh nghiệp trong nƣớc đƣợc thành lập hoặc góp vốn của kiều bào với tổng số vốn đăng ký khoảng 8.4 tỷ đô la Mỹ. Tổng thu nhập hằng năm của NVNONN ƣớc đạt 70-80 tỷ đô la Mỹ. Số lƣợng các doanh nghiệp, doanh nhân NVNONN và quy mô kinh doanh ngày càng lớn. Chỉ riêng ở Mỹ đã có hơn 150.000 cơ sở kinh doanh do ngƣời Việt làm chủ, trong đó có hơn 14.000 doanh nghiệp bán lẻ, 8.500 doanh nghiệp dịch vụ khoa học kỹ thuật chuyên nghiệp… Ở nhiều nƣớc khác, nhất là ở các nƣớc phát triển và Đông Âu, số lƣợng triệu phú đô-la ngƣời Việt ngày càng nhiều.

Hiện có khoảng 400.000 NVNONN có trình độ đại học, trên đại học, chuyên gia kỹ thuật có tay nghề cao, tập trung chủ yếu ở các nƣớc phƣơng Tây, chiếm xấp xỉ 10% dân số cộng đồng, trong đó khoảng 6.000 ngƣời có trình độ tiến sỹ.

Tuy ở một số địa bàn, một bộ phận còn gặp khó khăn, nhƣng nhìn chung cộng đồng không chỉ ngày càng tăng về số lƣợng mà còn tăng cả về tiềm lực tài chính, trình độ học vấn, tri thƣc, vị thế trong chính trƣờng, quan hệ với nƣớc sở tại. Số lƣợng doanh nghiệp, doanh nhân NVNONN và quy mô kinh doanh ngày càng tăng đó góp phần phát triển nguồn lực của NVNONN. Ở nhiều nƣớc, ngƣời Việt đã góp phần phát triển quan trọng đƣa hàng Việt Nam thâm nhập thị trƣờng, đã hình thành mạng lƣới phân phối hàng, nhiều trung tâm thƣơng mại của ngƣời Việt, nhiều tổ chức, hội doanh nhân ngƣời Việt theo ngành nghề. Và đặc biệt có một điểm mới cần quan tâm đó là ngày càng xuất hiện nhiều đội ngũ trí thức - doanh nhân là các chuyên gia, nhà khoa học có trình độ chuyên môn cao về khoa học công nghệ, quản lý đồng thời là doanh nhân thành đạt, có doanh nghiệp riêng, hiểu biết về sản xuất kinh doanh và thị trƣờng quốc tế.

Trong thời kỳ hội nhập, công nghiệp hóa - hiện đại hóa, phát triển đất nƣớc, NVNONN là nguồn lực quan trọng, nếu huy động và kết hợp tốt với nguồn lực trong nƣớc thì sớm có thể tạo nên xung lực mới để Việt Nam cất cánh. Ngày nay, NVNONN có quan hệ, tác động và có tiềm năng về nhiều mặt với trong nƣớc: kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, khoa học, công nghệ, giáo dục đào tạo, phát triển nguồn nhân lực, an ninh, quốc phòng, quan hệ quốc tế…. thông qua mối liên hệ với nhiều cấp, nhiều ngành ở Trung ƣơng và địa phƣơng, qua hàng triệu thân nhân trong nƣớc, bạn bè ở nƣớc ngoài.

Theo kết quả khảo sát, đánh giá của Thành phố thời gian qua đối với NVNONN về tiềm năng đóng góp của NVNONN, kết quả thu đƣợc cho thấy, loại hình đóng góp có tiềm năng lớn nhất, vƣợt xa các loại hình khác là làm Cầu nối xúc tiến hợp tác trong nƣớc và ngoài nƣớc với khoảng 69% ngƣời đƣợc hỏi lựa chọn. Loại hình đứng thứ hai là đầu tƣ kinh doanh về Việt Nam (39%), đứng thứ ba là Nghiên cứu, tƣ vấn, chuyển giao KHCN (30%) và thứ

tƣ là Hỗ trợ tài chính cho nhân thân (22%). Các loại hình đóng góp khác nhƣ Từ thiện (16%), Mua nhà đất ở Việt Nam (9%) và Hỗ trợ sinh viên Việt Nam đi du học ở nƣớc ngoài (6%) tuy tiềm năng không lớn nhƣng vẫn rất đáng quan tâm. (Hình 3.1)

Hình 3.1: Tiềm năng đóng góp của NVNONN đối với Hà Nội

(Nguồn: Tác giả tổng hợp)

Với tiềm năng của NVNONN trên Thế giới nói chung và tiềm năng của NVNONN mong và lực lƣợng nhƣ kể trên, NVNONN có thể đóng góp trên nhiều mặt nhƣ: Về quan hệ chính trị, quan hệ đối ngoại, về văn hóa, góp phần tuyên truyền , quảng bá văn hóa, hình ảnh Việt Nam ra nƣớc ngoài. Hỗ trợ tìm kiếm các chƣơng trình bảo tồn, phát huy văn hóa Việt, đào tạo trong lĩnh vực văn hóa, nghệ thuật; Về đóng góp đầu tƣ tri thức, chất xám: Chuyển giao tri thức, chuyển giao công nghệ; huấn luyện, giảng dạy, đào tạo; tƣ vấn, thẩm định; cung cấp thông tin; làm cầu nối hợp tác khoa học, đào tạo, giúp tìm kinh phí; hỗ trợ giáo dục đào tạo giảng dạy, phát triển nguồn nhân lực… theo chƣơng trình yêu cầu của trong nƣớc. Giúp biên soạn sách giáo khoa, chƣơng trình đào tạo tiên tiến. Cung cấp thông tin, kinh nghiệm và kỹ năng nghiên cứu, nhất là việc gắn nghiên cứu với giảng dạy, đào tạo; đào tạo có định hƣớng theo nhu cầu thị trƣờng... và đặc biệt là đóng góp vào lĩnh vực đầu tƣ

kinh tế: Gửi kiều hối, đầu tƣ, du lịch, giúp môi giới, xuất khẩu, mở rộng thị trƣờng, tƣ vấn pháp lý, kinh nghiệm quản lý, kinh doanh…

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thu hút vốn đầu tư từ người việt nam ở nước ngoài vào thành phố hà nội (Trang 41 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)