Cải thiện môi trường đầu tư

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thu hút vốn đầu tư từ người việt nam ở nước ngoài vào thành phố hà nội (Trang 49 - 52)

3.1.3 .Tình hình kinh tế xã hội và những lợi thế của Hà Nội

3.2. Thực trạng thu hút vốn đầu tƣ từ NVNONN của Thành phố Hà Nội

3.2.1. Cải thiện môi trường đầu tư

Nhằm phát huy và đạt hiệu quả hơn nữa trong việc thu hút nguồn lực đầu tƣ nói chung và đầu tƣ từ cộng đồng NVNONN nói riêng, đồng thời đáp ứng những mong mỏi của ngƣời dân và cộng đồng doanh nghiệp trong và ngoài nƣớc có một môi trƣờng đầu tƣ theo hƣớng thông thoáng, minh bạch. Thành phố Hà Nội đã có những cải cách lớn trong chính sách cũng nhƣ vận hành, nhằm tạo ra một môi trƣờng đầu tƣ tiềm năng, thu hút đầu tƣ nƣớc ngoài nói chung và đầu tƣ của NVNONN nói riêng về đầu tƣ kinh doanh trong nƣớc, góp phần vào phát triển kinh tế Thành phố.

Thực hiện các giải pháp cải thiện môi trường kinh doanh:

Tại hội nghị “Hà Nội 2016 - Hợp tác đầu tƣ và phát triển” tổ chức vào tháng 6/2016, lãnh đạo của Thành phố Hà Nội đã xác định 3 khâu đột phá: (i) Phát triển đồng bộ, hiện đại hóa từng bƣớc kết cấu hạ tầng đô thị và nông thôn; (ii) Tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính, tạo bƣớc chuyển biến mạnh về kỷ luật, kỷ cƣơng, ý thức, trách nhiệm, chất lƣợng phục vụ nhân dân của đội ngũ cán bộ, công chức; (iii) Cải thiện môi trƣờng đầu tƣ, thúc đẩy, nâng cao hiệu quả đầu tƣ và sản xuất kinh doanh trên địa bàn Thủ đô; Nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực, xây dựng ngƣời Hà Nội thanh lịch, văn minh và phát triển toàn diện.

Công tác xúc tiến đầu tƣ đƣợc triển khai tích cực. Trung tâm xúc tiến Đầu tƣ, Thƣơng mại Du lịch đã chính thức đi vào hoạt động, là cầu nối giữa chính quyền Thành phố và các doanh nghiệp trong, ngoài nƣớc. Mục tiêu và nhiệm vụ của Trung tâm chính là cánh tay phải của Thành phố, tạo lập môi trƣờng đầu tƣ theo hƣớng thông thoáng, minh bạch và phù hợp với tiến trình hội nhập quốc tếTổ chức các lớp tập huấn về các Hiệp định thƣơng mại mà Việt Nam tham gia và ký kết để cộng đồng doanh nghiệp tranh thủ khai thác cơ hội cũng nhƣ chủ động thích ứng trong điều kiện hội nhập, nhƣ Cộng đồng

kinh tế ASEAN chính thức hình thành vào cuối năm 2015, Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dƣơng (TPP), các Hiệp định thƣơng mại tự do song phƣơng và đa phƣơng (FTA) đã đƣợc ký kết.

Thành phố đã tổ chức Hội nghị xúc tiến đầu tƣ công bố nhóm danh mục dự án kêu gọi đầu tƣ; Hội nghị gặp gỡ đối thoại với 37 dự án đầu tƣ nƣớc ngoài trên địa bàn để tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy đầu tƣ; xúc tiến đầu tƣ các dự án xã hội hóa y tế,...Phân bổ kinh phí 65 tỷ đồng cho chƣơng trình xúc tiến đầu tƣ, thƣơng mại, góp phần hỗ trợ các doanh nghiệp tìm kiếm cơ hội đầu tƣ, mở rộng thị trƣờng. Riêng đối với NVNONN, Thành phố cũng đã tổ chức hôi nghị xúc tiến đầu tƣ giữa hơn 100 đại diện doanh nhân kiều bào gặp gỡ, trao đổi, tìm kiếm cơ hội hợp tác, đầu tƣ với hơn 100 hội, hiệp hội doanh nghiệp của Hà Nội vào cuối tháng 12/2015.

Các đơn vị nghiêm túc triển khai thực hiện Nghị quyết số 19/NQ-CP của Chính phủ và Kế hoạch số 117/KH-UBND của UBND Thành phố về cải thiện môi trƣờng đầu tƣ, nâng cao năng lực cạnh tranh và đạt kết quả tích cực ( Hà Nội thực hiện giảm thời gian giải quyết thủ tục thành lập doanh nghiệp từ 05 ngày làm việc xuống còn 03 ngày làm việc từ ngày 01/01/2015 (sớm 6 tháng theo quy định của Luật Doanh nghiệp sửa đổi). Đã vƣợt cả chỉ tiêu và thời gian theo Nghị quyết 19/NQ-CP về kê khai thuế qua mạng, nộp thuế điện tử và rút ngắn thời gian nộp thuế. Thủ tục hải quan điện tử đƣợc thực hiện tại tất cả các chi cục Hải quan với tỷ lệ tờ khai chiếm tỷ lệ 99% so với tổng số tờ khai phát sinh; kim ngạch chiếm 99% so với tổng kim ngạch xuất nhập khẩu...

Huy động vốn đầu tư cho phát triển:

Vốn đầu tƣ xã hội trên địa bàn năm 2015 ƣớc đạt 352.685 tỷ đồng, tăng 12,6% so với năm 2014. Thành phố đã ban hành Đề án và tổ chức phát hành 4.000 tỷ đồng trái phiếu xây dựng Thủ đô năm 2015 để đầu tƣ các công trình trọng điểm.

Hoạt động tín dụng chuyển biến tích cực, mặt bằng lãi suất huy động và cho vay giảm so với đầu năm (giảm 1,5-2,0%/năm). Một số ngân hàng tiếp tục đƣa ra các chƣơng trình, gói sản phẩm tín dụng với lãi suất thấp khoảng 5- 6%/năm. Lãi suất cho vay 5 lĩnh vực ƣu tiên của các ngân hàng thƣơng mại cổ phần ở mức 6-7%/năm đối với ngắn hạn và 8-9%/năm với trung và dài hạn.

Huy động tín dụng tăng khá, ƣớc năm 2015 vốn huy động đạt 1,45 triệu tỷ đồng, tăng 21,85% so với thời điểm đầu năm 2015. Mức tăng trƣởng tín dụng cho vay cao nhất trong 4 năm qua: Tổng dƣ nợ đạt trên 1,21 triệu tỷ đồng, tăng 19,5% so với thời điểm đầu năm 2015. Các tổ chức tín dụng nỗ lực phấn đấu đƣa tỷ lệ nợ xấu về mức không quá 3% vào cuối năm 2015.

Đầu tƣ nƣớc ngoài năm 2015 ƣớc đạt 1,4 tỷ USD (bằng năm 2014). Vốn thực hiện ƣớc đạt 1.100 triệu USD (tăng 8% so năm 2014), một số dự án có vốn giải ngân lớn nhƣ: Ngân hàng BNP Paribas – Chi nhánh Hà Nội (75 triệu USD), Công ty TNHH Aeonmall Himlam (46,6 triệu USD); Dự án Tây Hồ Tây (30 triệu USD), Lotte Coralis (30 triệu USD)...

Cải cách chính sách thuế: Hiện Thành phố Hà Nội đang thực hiện việc cải cách thuế theo Chiến lƣợc cải cách hệ thống thuế giai đoạn 2011- 2020 đƣợc Thủ tƣớng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 732/QÐ-TTg đã nêu rõ điều chỉnh giảm mức thuế suất chung thuế thu nhập doanh nghiệp theo lộ trình phù hợp để thu hút đầu tƣ, tạo điều kiện cho doanh nghiệp.

Kết quả của việc đồng bộ triển khai các nội dung tạo lập môi trƣờng nêu trên, hoạt động đầu tƣ của Thành phố Hà Nội có nhiều phát triển theo hƣớng tích cực, tăng cả về số lƣợng và chất lƣợng. Tổng vốn đầu tƣ phát triển trên địa bàn 5 năm qua đạt hơn 1.400 nghìn tỷ đồng, tăng gấp gần 2 lần giai đoạn 2006-2010, trong đó đầu tƣ nƣớc ngoài giữ vai trò quan trọng. FDI của Hà Nội hiện đang đứng thứ 3/63 tỉnh, thành phố trên khắp cả nƣớc. Trung bình hàng năm có khoảng 500 nghìn lƣợt kiều bào về nƣớc, trong đó có

khoảng trên 200 chuyên gia, trí thức về làm việc và hàng nghìn ngƣời về tìm hiểu cơ hội đầu tƣ kinh doanh. Lũy kế đến tháng 7/2015, Hà Nội có 3.209 dự án với tổng vốn đăng ký lên tới 24,048 tỷ USD. Trong đó lƣợng kiều hối và vốn đầu tƣ về nƣớc của Việt kiều tăng bình quân 10 - 15%/năm, với hàng nghìn dự án đầu tƣ trị giá hàng tỷ USD. Đây là nguồn lực to lớn trong sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nƣớc.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thu hút vốn đầu tư từ người việt nam ở nước ngoài vào thành phố hà nội (Trang 49 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)