Cơ cấu vốn ODA theo ngành, lĩnh vực và nhà tài trợ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) tại bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn (Trang 63)

CHƢƠNG 1 TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU

4.3.2. Cơ cấu vốn ODA theo ngành, lĩnh vực và nhà tài trợ

Như đã nêu, trong giai đoạn 2009-2013, tổng vốn ODA được phê duyệt cho các chương trình, dự án tại Bộ NN&PTNT là khoảng 1,35 tỷ USD. Nguồn vốn này được quản lý và phân bổ theo 5 tiểu ngành là: (i) Nông nghiêp; (ii) Lâm nghiệp; (iii) Thủy sản; (iv) Thủy lợi; và (v) Phát triển nông thôn. Qua bảng 4.5 ta thấy nguồn ODA được phân bổ không đều giữa các tiểu ngành. Đối với tiểu ngành thủy lợi, nguồn vốn ODA được phần bổ là lớn nhất với tổng giá trị là 842,7 triệu USD phân bổ cho 20 chương trình, dự án. Tiếp theo là tiểu ngành phát triển nông thôn với tổng vốn ODA được phân bổ là 328,6 triệu USD để thực hiện 26 chương trình, dự án. Đứng thứ ba là tiểu ngành nông nghiệp với tổng vốn ODA là 125,3 triệu USD với 34 chương trình, dự án được phê duyệt. Tiếp theo là tiểu ngành lâm nghiệp có tổng vốn ODA là 50,9 triệu USD dành cho 15 chương trình, dự án. Thủy sản là tiểu ngành có mức đầu tư ODA cũng như số lượng dự án ít nhất, với 2,3 triệu USD cho 6 chương trình, dự án.

Bảng 4.5: Cơ cấu ngành, lĩnh vực trong tổng vốn ODA giai đoạn 2009-2013

Đơn vị tính: Triệu USD

Năm Nông nghiệp

Lâm

nghiệp Thủy sản Thủy lợi PTNT DA Vốn DA Vốn DA Vốn DA Vốn DA Vốn 2009 4 0,16 2 0,05 2 0,0025 0 0 6 0,1 2010 8 9,4 5 4,5 2 1,2 7 235,4 7 115,6 2011 8 95,2 1 1,5 1 0, 4 245,9 5 7,9 2012 12 11,0 6 44,5 1 0,045 6 119,9 3 2,3 2013 2 9,6 1 0,3 0 0,5 3 241,5 5 202,6 Tổng 34 125,3 15 50,9 6 2,3 20 842,7 26 328,6

Nguồn vốn ODA mà Bộ NN&PTNT tiếp nhận trong những năm qua chủ yếu đến từ 8 nhà tài trợ chính với số vốn chiếm khoảng 97% tổng vốn ODA do Bộ quản lý. Các nhà tài trợ này thường có các dự án quy mô lớn, tập trung đầu tư vào các lĩnh vực thủy lợi, hạ tầng nông thôn, sản xuất nông nghiệp. Bên cạnh đó còn có một số nhà tài trợ khác, thường là các tổ chức phi chính phủ, cũng đóng góp một phần vào nguồn ODA mà Bộ đang quản lý nhưng với số lượng không lớn và quy mô dự án khá nhỏ. Nguồn vốn của các nhà tài trợ này thường tập trung vào các chương trình, dự án hỗ trợ kỹ thuật, chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật hoặc tăng cường thể chế và nâng cao năng lực.

Bảng 4.6: Nguồn vốn ODA của một số nhà tài trợ chính STT Nhà tài trợ Tổng vốn ODA STT Nhà tài trợ Tổng vốn ODA (triệu USD) Tỷ lệ (%) 1 WB 512,3 36,1 2 ADB 446,8 31,5 3 JICA (Nhật Bản) 235,3 16,6 4 AFD (Pháp) 123,6 8,7 5 FAO 14,9 1,0 6 UNDP 9,8 0,7 7 Úc 23,2 1,6 8 SNV (Hà Lan) 9,4 0,7 9 Các nhà tài trợ khác 26,0 1,9 Tổng 1.349,3 100

(Nguồn: Tổng hợp của tác giả từ số liệu của Bộ NN&PTNT, 2014) Trong số các nhà tài trợ vốn ODA cho Bộ NN&PTNT, có 4 nhà tài trợ chính đã đóng góp số vốn trên 100 triệu USD trong giai đoạn 5 năm (2008- 2013), đó là: (i) Ngân hàng Thế giới - WB (512,3 triệu USD, chiếm 36,1%

tổng vốn ODA); (ii) Ngân hàng Phát triển Châu Á - ADB (446,8 triệu USD, chiếm 31,5% tổng vốn ODA); (iii) Tổ chức Hợp tác và Phát triển quốc tế Nhật Bản -JICA (235,3 triệu USD, chiếm 16,6% tổng vốn ODA); (iv) Cơ quan phát triển Pháp - AFD (123,6 triệu USD, chiếm 8,7% tổng vốn ODA). Mỗi nhà tài trợ có chính sách hợp tác và phát triển khác nhau, trong đó xác định các lĩnh vực ưu tiên tài trợ. Một số nét khái quát về 4 nhà tài trợ chính cho Bộ NN&PTNT được trình bày tại Phụ lục 2.

4.3.3. Thực hiện quản lý các chƣơng trình, dự án ODA

Theo quy định, Bộ NN&PTNT với tư cách là cơ quan chủ quản của các chương trình, dự án ODA sẽ quyết định và giao trách nhiệm thực hiện quản lý cho chủ đầu tư của các chương trình, dự án. Hiện nay, đối với các dự án có quy mô nhỏ và thường là nguồn vốn không hoàn lại, Bộ NN&PTNT thường giao cho các đơn vị thuộc Bộ trực tiếp quản lý thông qua nguồn ngân sách hàng năm, đối với các dự án có quy mô vốn lớn và mang tính chất chuyên ngành đặc thù Bộ NN&PTNT đã thành lập 3 Ban quản lý các dự án: Nông nghiệp, Lâm nghiệp, Thủy lợi (gọi tắt là các CPO) và giao làm chủ đầu tư đối với các dự án đó. Các CPO giúp Bộ quản lý và thực hiện các chương trình, dự án ODA. Mỗi CPO được giao làm chủ đầu tư nhiều chương trình, dự án; tại mỗi chương trình, dự án thành lập một ban quản lý dự án trung ương nhằm giúp chủ đầu tư thực hiện quản lý các chương trình, dự án.

Bảng 4.7: Các dự án ODA đƣợc Bộ NN&PTNT giao CPO là chủ đầu tƣ giai đoại 2009-2013

Đơn vị trình, dự án Số chƣơng Tổng vốn ODA (triệu USD)

Tỷ lệ % so với tổng vốn ODA do

Bộ quản lý

CPO Nông nghiệp 13 384 28,5

CPO Lâm nghiệp 3 35 2,6

CPO Thủy lợi 3 245 18,2

Tổng 19 664 49,7

(Nguồn: Tổng hợp của tác giả từ số liệu của Bộ NN&PTNT, 2014)

Qua bảng 4.7 ta thấy trong giai đoạn 2009-2013, các CPO đã được giao làm chủ đầu tư 19 chương trình, dự án với tổng vốn ODA lên tới 664 triệu

USD, chiếm 49,7% tổng vốn ODA của Bộ NN&PTNT trong giai đoạn này. Trong đó, CPO Nông nghiệp được giao quản lý 13 chương trình, dự án với tổng vốn ODA là 384 triệu USD, chiếm 28,5% tổng vốn ODA do Bộ quản lý. Tiếp theo là CPO Thủy lợi được giao quản lý 3 chương trình, dự án với tổng vốn ODA là 245 triệu USD, tương đương 18,2% tổng vốn ODA. Cuối cùng là CPO Lâm nghiệp được giao quản lý 3 chương trình, dự án với tổng vốn ODA là 35 triệu USD, tương đương 2,6% vốn ODA do Bộ quản lý.

Với khối lượng vốn ODA được giao quản lý rất lớn và các chương trình, dựa án có quy mô đầu tư lớn thì vai trò của các CPO trong công tác quản lý và vận hành các chương trình, dự án ODA là hết sức nặng nề, trong đó điều cốt yếu quyết định đến công tác quản lý là chất lượng đội ngũ lãnh đạo và cán bộ, nhân viên tại các ban quản lý chương trình, dự án.

Bảng 4.8: Cơ cấu nhân sự của các CPO

Đơn vị Số lƣợng cán bộ Năm kinh nghiệm làm dự án ODA Trình độ đào tạo Tổng Nam Nữ Sau ĐH ĐH CĐ, TC CPO Nông nghiệp 179 90 89 5,9 34 138 7 CPO Lâm nghiệp 133 72 61 5,2 39 89 5

CPO Thủy lợi 115 60 55 6,2 43 68 4

Tổng/

Trung bình 427 222 205 5,8 116 295 16

Qua bảng 4.8 ta thấy tổng số cán bộ, nhân viên của các CPO là 427 người, trong đó số cán bộ, nhân viên có trình độ đào tạo sau đại học là 116 người, chiếm 27,1% tổng số cán bộ, nhân viên; trình độ đại học là 295 người, chiếm 69,1% tổng số cán bộ, nhân viên; trình độ cao đẳng, trung cấp là 16 người, chiếm 3,8%. Bên cạnh đó, cán bộ, nhân viên thuộc các CPO có số năm kinh nghiệm trung bình làm trong các chương trình, dự án đều là 5,8 năm – nhiều hơn so với khoảng thời gian trung bình thực hiện một chương trình, dự án (khoảng 5 năm). Trong quá trình thực hiện dự án, trình độ và kinh nghiệm quản lý được coi là yếu tố quan trọng nhất đối với công tác quản lý dự án nói chung và quản lý dự án ODA nói riêng. Cơ cấu cán bộ, nhân viên của các CPO nêu trên đã đáp ứng tương đối tốt về nhu cầu và chất lượng nhân sự quản lý ODA trong thời gian qua.

4.3.4. Giám sát và đánh giá chƣơng trình, dự ándý ODA và

Trong những năm qua , công tác giám sát và đánh giá được Bô ̣ NN&PTNT triển khai áp du ̣ng cho các chương trình , dự án ODA ở các giai đoa ̣n thực hiê ̣n dự án khác nhau, bao gồm: đánh giá đầu kỳ, đánh giá giữa kỳ, đánh giá cuối kỳ , đánh giá tác đô ̣ng. Ngoài ra, các nhà tài trợ cũng thực hiện các báo cáo giám sát, đánh giá riêng hoă ̣c phối hợp với với Bô ̣ NN&PTNT để thực hiê ̣n. Tuy nhiên, công tác giám sát và đánh giá các dự án ODA thường bi ̣ buông lỏng trong giai đoa ̣n đầu thực hiê ̣n dự án . Theo biểu đồ 4.3, năm 2009 chỉ có 56,21% số dự án nô ̣p báo cáo giám sát , đánh giá đúng thời ha ̣n . Điều này chứng tỏ nhiều cơ quan chủ dự án chưa quản lý sát các h oạt động của dự án. Cho đến năm 2012, tiến đô ̣ xây dựng và nô ̣p báo cáo giám sát, đánh giá có tiến bô ̣ hơn các năm trước với tỷ lê ̣ 89,27% các dự án nộp báo cáo đúng tiến đô ̣.

Đơn vi ̣ tính: %

Biểu đồ 4.3: Tổng hợp kết quả báo cáo giám sát, đánh giá dƣ̣ án ODA

(Nguồn: Vụ Kế hoạch, 2014)

4.3.5. Quản lý và khai thác các công trình đầu tƣ từ nguồn vốn ODA

Sau khi hoàn thành xây dựng các công trình được đầu tư bằng nguồn vốn ODA, chủ dự án có trách nhiệm bàn giao các công trình này cho người hưởng lợi để khai thác , quản lý công trình . Trong giai đoa ̣n vừa qua , nhìn chung các công trình đã được bàn giao đúng cho đối tượng hưởng lợi . Nhờ vâ ̣y, các công trình được đưa vào khai thác sử dụng sớm đã phát huy hiệu quả đầu tư. Tuy nhiên, công tác duy tu, bảo dưỡng còn thực hiện chưa tốt. Nguyên nhân là vì nguồn vốn xây dựng được bố trí từ nguồn vốn ODA của dự án nhưng chi phí vâ ̣n hành , duy tu, bảo dưỡng thường được huy động từ người hưởng lợi. Theo tính toán, chi phí vâ ̣n hành và duy tu bảo dưỡng thường bằng khoảng 1-1,5% tổng mức đầu tư trong 5 năm đầu tiên và bằng khoảng 20% tổng mức đầu tư cho 20 năm tiếp theo. Đây là nguồn kinh phí không nhỏ đối với ngân sách đi ̣a phương cũng như đối với cô ̣ng đồng . Đã có không ít công trình đã được đưa vào khai thác và sử dụng nhưng vì thiếu ngân sách duy tu ,

bảo dưỡng nên đã bị xuống cấp nhanh ch óng, thâ ̣m chí không thể sử du ̣ng được nữa.

4.3.6. Tóm tắt một số kết quả, mục tiêu của các chƣơng trình, dự án ODA Dự án Nguồn lợi ven biển vì sự phát triển bền vững (CRSD): Dự án được phê duyệt vào năm 2012, thời gian thực hiện từ 2012-2017 với tổng vốn là 117,9 triệu USD, trong đó vốn vay ODA là 100 triệu USD. Mục tiêu chung của dự án là nâng cao việc quản lý bền vững nghề cá ven biển tại một số tỉnh duyên hải Việt Nam. Một số kết quả thực hiện mà dự án đã đạt được (tính đến tháng 6/2015):

- Đào ta ̣o cho cán bô ̣ của 31 huyê ̣n, 136 xã về quy hoạch liên ngành; - Đào tạo cho 3.328 nông dân về quy trình thực hành nuôi trồng thủy sản tốt (GAP);

- Hỗ trợ 10 trại tôm giống hoạt động theo tiêu chuẩn đảm bảo an toàn sinh học;

- Đã phê duyệt 18 nghiên cứu cấp quốc gia và 21 nghiên cứu cấp tỉnh phục vụ quy hoạch phát triển tổng thể ngành thủy sản đến năm 2020;

- Đang thực hiện xây dựng 11 cảng và 6 bến cá. Dự kiến các công trình sẽ hoàn thành trong năm 2016;

- Đã xác đi ̣nh được 62.000 ha có đa dạng sinh học và sẽ triển khai kế hoạch quản lý trong những năm tới.

Dƣ̣ án Cơ sở hạ tầng nông thôn các tỉnh miền núi phía Bắc (pha 2): Dự án được phê duyệt vào năm 2010, thời gian thực hiện từ 2010-2017 với tổng vốn là 138 triệu USD, trong đó vốn vay ODA là 108 triệu USD. Mục tiêu chung của dự án là xóa đói giảm nghèo thông qua tăng cường phát triển bền vững xã hô ̣i, sinh thái và môi trường ta ̣i cấp cô ̣ng đồng dựa trên phát triển cơ sở ha ̣ tầng kỹ thuâ ̣t và cơ sở ha ̣ tầ ng xã hô ̣i, cải thiện điều kiện kinh tế xã hô ̣i và mức sống của người dân miền núi phía Bắc. Hiê ̣n nay, dự án đã tổ chức

48 khóa tập huấn cho 1.176 cán bộ; 43 báo cáo đầu tư tiểu dự án đã được phê duyê ̣t. Các chỉ tiêu thự c hiê ̣n trong thời gian tới bao gồm : (i) 12.400 ha đất được đảm bảo tưới và kịp thời hoặc được tiêu úng kịp thời trong cả năm sau khi các công trình được khai thác và sử dụng; (ii) 600 km đường giao thông cấp IV, V hoặc VI sẽ được nâng cấp vào năm 2016; (iii) 10 chợ nông thôn xã sẽ được cải tạo hoặc xây mới vào trước năm 2016; (iv) tất cả các hoạt động nâng cấp chợ đều tạo điều kiện thuận lợi cho phụ nữ trước năm 2015; (v) việc xây lắp sẽ tạo ra cơ hội việc làm với giá trị khoảng 4,5 triệu USD cho các lao động (trong đó có 30% là phụ nữ) trước năm 2015; (vi) sẽ có 12 kế hoạch quản lý tài sản, vận hành và bảo dưỡng (dành cho các tiểu dự án thủy lợi) sẽ được chuẩn bị và thực hiện, kế hoạch này bao gồm chiến lược sử dụng lao động địa phương mà sẽ thu hút 50% lao động là phụ nữ vào năm 2015; (vii) các chiến dịch về an toàn giao thông sẽ được hoàn thiện cho các tuyến đường thuộc dự án vào năm 2015; (viii) 200 cán bộ của các ban quản lý dự án (trong đó có cán bộ nữ) được tập huấn về quy trình quản lý dự án của ADB và quy trình vận hành các công trình; và (ix) 150 hợp đồng xây lắp được thực hiện đúng thời gian, phù hợp với tiến độ vào năm 2015.

Chƣơng trình nƣớc sạch và vệ sinh nông thôn tại 8 tỉnh đồng bằng sông Hồng: Chương trình được phê duyê ̣t vào năm 2013, thời gian thực hiê ̣n

từ 2013-2017 với tổng số vốn là 230,5 triê ̣u USD, trong đó vốn vay ODA là 200 triệu USD. Mục tiêu của chương trình là tăng cường khả năng tiếp cận bền vững và sử du ̣ng hiê ̣u quả di ̣ch vu ̣ cấp nước và vê ̣ s inh ở khu vực nông thôn ta ̣i 8 tỉnh đồng bằng sông Hồng. Chương trình sẽ bảo đảm cung cấp nước sạch cho 60.000 hô ̣ nông dân được đấu nối sử du ̣ng nước từ các công trình cấp nước tâ ̣p trung, cải thiện điều kiện sử dụng nhà tiêu vê ̣ sinh cho 20.180 hô ̣ gia đình, 198.360 người được hưởng lợi từ xã đa ̣t vê ̣ sinh an toàn , 132.250 người được cấp nước từ những công trình cấp nước bền vững.

4.4. Đánh giá tình hình quản lý vốn ODA tại Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

4.4.1. Những thành tựu

Thứ nhất, nguồn vốn ODA đóng vai trò đặc biệt quan trọng, góp phần

cho đầu tư phát triển của ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn. Trong giai đoạn 2009-2013, Bộ NN&PTNT đã xây dựng và thực hiện quản lý 104 chương trình, dự án ODA với tổng số vốn huy động được là 1.420,5 triệu USD. Đây là nguồn vốn bổ sung quan trọng (khoảng 5%) cho đầu tư phát triển của ngành, góp phần thúc đẩy tăng trưởng của ngành nông nghiệp và khu vực nông thôn.

Thứ hai, nguồn vốn ODA góp phần thực hiện chiến lược xóa đói, giảm

nghèo của Chính phủ. Các dự án ODA trong ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn được thực hiện chủ yếu tại các vùng nông thôn, thậm chí là vùng sâu, vùng xa; đối tượng hưởng lợi của các chương trình, dự án đa số là các hộ nông dân và người dân tộc thiểu số. Tỷ lệ giảm hộ nghèo của nước ta là khoảng 2% mỗi năm, các huyện nghèo, xác nghèo giảm bình quân 5% mỗi năm. Để có được kết quả trên có sự đóng góp không nhỏ của các chương trình, dự án ODA do Bộ NN&PTNT thực hiện. Nhiều dự án đã tạo điều kiện cho người dân được tiếp cận nguồn vốn sản xuất và trang bị cho họ kiến thức và kỹ năng sản xuất nông nghiệp, kiến thức về thị trường nông sản, từ đó phát triển sản xuất, tạo việc làm và tăng thu nhập, tiêu biểu như các dự án: Giảm nghèo thông qua phát triển chăn nuôi ở các tỉnh miền núi phía Bắc Việt Nam (PALD), Cải thiện liên kết thị trường và người sản xuất rau trái vụ vùng Tây

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) tại bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn (Trang 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)