Cơ cấu nhân sự của các CPO

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) tại bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn (Trang 66)

Đơn vị Số lƣợng cán bộ Năm kinh nghiệm làm dự án ODA Trình độ đào tạo Tổng Nam Nữ Sau ĐH ĐH CĐ, TC CPO Nông nghiệp 179 90 89 5,9 34 138 7 CPO Lâm nghiệp 133 72 61 5,2 39 89 5

CPO Thủy lợi 115 60 55 6,2 43 68 4

Tổng/

Trung bình 427 222 205 5,8 116 295 16

Qua bảng 4.8 ta thấy tổng số cán bộ, nhân viên của các CPO là 427 người, trong đó số cán bộ, nhân viên có trình độ đào tạo sau đại học là 116 người, chiếm 27,1% tổng số cán bộ, nhân viên; trình độ đại học là 295 người, chiếm 69,1% tổng số cán bộ, nhân viên; trình độ cao đẳng, trung cấp là 16 người, chiếm 3,8%. Bên cạnh đó, cán bộ, nhân viên thuộc các CPO có số năm kinh nghiệm trung bình làm trong các chương trình, dự án đều là 5,8 năm – nhiều hơn so với khoảng thời gian trung bình thực hiện một chương trình, dự án (khoảng 5 năm). Trong quá trình thực hiện dự án, trình độ và kinh nghiệm quản lý được coi là yếu tố quan trọng nhất đối với công tác quản lý dự án nói chung và quản lý dự án ODA nói riêng. Cơ cấu cán bộ, nhân viên của các CPO nêu trên đã đáp ứng tương đối tốt về nhu cầu và chất lượng nhân sự quản lý ODA trong thời gian qua.

4.3.4. Giám sát và đánh giá chƣơng trình, dự ándý ODA và

Trong những năm qua , công tác giám sát và đánh giá được Bô ̣ NN&PTNT triển khai áp du ̣ng cho các chương trình , dự án ODA ở các giai đoa ̣n thực hiê ̣n dự án khác nhau, bao gồm: đánh giá đầu kỳ, đánh giá giữa kỳ, đánh giá cuối kỳ , đánh giá tác đô ̣ng. Ngoài ra, các nhà tài trợ cũng thực hiện các báo cáo giám sát, đánh giá riêng hoă ̣c phối hợp với với Bô ̣ NN&PTNT để thực hiê ̣n. Tuy nhiên, công tác giám sát và đánh giá các dự án ODA thường bi ̣ buông lỏng trong giai đoa ̣n đầu thực hiê ̣n dự án . Theo biểu đồ 4.3, năm 2009 chỉ có 56,21% số dự án nô ̣p báo cáo giám sát , đánh giá đúng thời ha ̣n . Điều này chứng tỏ nhiều cơ quan chủ dự án chưa quản lý sát các h oạt động của dự án. Cho đến năm 2012, tiến đô ̣ xây dựng và nô ̣p báo cáo giám sát, đánh giá có tiến bô ̣ hơn các năm trước với tỷ lê ̣ 89,27% các dự án nộp báo cáo đúng tiến đô ̣.

Đơn vi ̣ tính: %

Biểu đồ 4.3: Tổng hợp kết quả báo cáo giám sát, đánh giá dƣ̣ án ODA

(Nguồn: Vụ Kế hoạch, 2014)

4.3.5. Quản lý và khai thác các công trình đầu tƣ từ nguồn vốn ODA

Sau khi hoàn thành xây dựng các công trình được đầu tư bằng nguồn vốn ODA, chủ dự án có trách nhiệm bàn giao các công trình này cho người hưởng lợi để khai thác , quản lý công trình . Trong giai đoa ̣n vừa qua , nhìn chung các công trình đã được bàn giao đúng cho đối tượng hưởng lợi . Nhờ vâ ̣y, các công trình được đưa vào khai thác sử dụng sớm đã phát huy hiệu quả đầu tư. Tuy nhiên, công tác duy tu, bảo dưỡng còn thực hiện chưa tốt. Nguyên nhân là vì nguồn vốn xây dựng được bố trí từ nguồn vốn ODA của dự án nhưng chi phí vâ ̣n hành , duy tu, bảo dưỡng thường được huy động từ người hưởng lợi. Theo tính toán, chi phí vâ ̣n hành và duy tu bảo dưỡng thường bằng khoảng 1-1,5% tổng mức đầu tư trong 5 năm đầu tiên và bằng khoảng 20% tổng mức đầu tư cho 20 năm tiếp theo. Đây là nguồn kinh phí không nhỏ đối với ngân sách đi ̣a phương cũng như đối với cô ̣ng đồng . Đã có không ít công trình đã được đưa vào khai thác và sử dụng nhưng vì thiếu ngân sách duy tu ,

bảo dưỡng nên đã bị xuống cấp nhanh ch óng, thâ ̣m chí không thể sử du ̣ng được nữa.

4.3.6. Tóm tắt một số kết quả, mục tiêu của các chƣơng trình, dự án ODA Dự án Nguồn lợi ven biển vì sự phát triển bền vững (CRSD): Dự án được phê duyệt vào năm 2012, thời gian thực hiện từ 2012-2017 với tổng vốn là 117,9 triệu USD, trong đó vốn vay ODA là 100 triệu USD. Mục tiêu chung của dự án là nâng cao việc quản lý bền vững nghề cá ven biển tại một số tỉnh duyên hải Việt Nam. Một số kết quả thực hiện mà dự án đã đạt được (tính đến tháng 6/2015):

- Đào ta ̣o cho cán bô ̣ của 31 huyê ̣n, 136 xã về quy hoạch liên ngành; - Đào tạo cho 3.328 nông dân về quy trình thực hành nuôi trồng thủy sản tốt (GAP);

- Hỗ trợ 10 trại tôm giống hoạt động theo tiêu chuẩn đảm bảo an toàn sinh học;

- Đã phê duyệt 18 nghiên cứu cấp quốc gia và 21 nghiên cứu cấp tỉnh phục vụ quy hoạch phát triển tổng thể ngành thủy sản đến năm 2020;

- Đang thực hiện xây dựng 11 cảng và 6 bến cá. Dự kiến các công trình sẽ hoàn thành trong năm 2016;

- Đã xác đi ̣nh được 62.000 ha có đa dạng sinh học và sẽ triển khai kế hoạch quản lý trong những năm tới.

Dƣ̣ án Cơ sở hạ tầng nông thôn các tỉnh miền núi phía Bắc (pha 2): Dự án được phê duyệt vào năm 2010, thời gian thực hiện từ 2010-2017 với tổng vốn là 138 triệu USD, trong đó vốn vay ODA là 108 triệu USD. Mục tiêu chung của dự án là xóa đói giảm nghèo thông qua tăng cường phát triển bền vững xã hô ̣i, sinh thái và môi trường ta ̣i cấp cô ̣ng đồng dựa trên phát triển cơ sở ha ̣ tầng kỹ thuâ ̣t và cơ sở ha ̣ tầ ng xã hô ̣i, cải thiện điều kiện kinh tế xã hô ̣i và mức sống của người dân miền núi phía Bắc. Hiê ̣n nay, dự án đã tổ chức

48 khóa tập huấn cho 1.176 cán bộ; 43 báo cáo đầu tư tiểu dự án đã được phê duyê ̣t. Các chỉ tiêu thự c hiê ̣n trong thời gian tới bao gồm : (i) 12.400 ha đất được đảm bảo tưới và kịp thời hoặc được tiêu úng kịp thời trong cả năm sau khi các công trình được khai thác và sử dụng; (ii) 600 km đường giao thông cấp IV, V hoặc VI sẽ được nâng cấp vào năm 2016; (iii) 10 chợ nông thôn xã sẽ được cải tạo hoặc xây mới vào trước năm 2016; (iv) tất cả các hoạt động nâng cấp chợ đều tạo điều kiện thuận lợi cho phụ nữ trước năm 2015; (v) việc xây lắp sẽ tạo ra cơ hội việc làm với giá trị khoảng 4,5 triệu USD cho các lao động (trong đó có 30% là phụ nữ) trước năm 2015; (vi) sẽ có 12 kế hoạch quản lý tài sản, vận hành và bảo dưỡng (dành cho các tiểu dự án thủy lợi) sẽ được chuẩn bị và thực hiện, kế hoạch này bao gồm chiến lược sử dụng lao động địa phương mà sẽ thu hút 50% lao động là phụ nữ vào năm 2015; (vii) các chiến dịch về an toàn giao thông sẽ được hoàn thiện cho các tuyến đường thuộc dự án vào năm 2015; (viii) 200 cán bộ của các ban quản lý dự án (trong đó có cán bộ nữ) được tập huấn về quy trình quản lý dự án của ADB và quy trình vận hành các công trình; và (ix) 150 hợp đồng xây lắp được thực hiện đúng thời gian, phù hợp với tiến độ vào năm 2015.

Chƣơng trình nƣớc sạch và vệ sinh nông thôn tại 8 tỉnh đồng bằng sông Hồng: Chương trình được phê duyê ̣t vào năm 2013, thời gian thực hiê ̣n

từ 2013-2017 với tổng số vốn là 230,5 triê ̣u USD, trong đó vốn vay ODA là 200 triệu USD. Mục tiêu của chương trình là tăng cường khả năng tiếp cận bền vững và sử du ̣ng hiê ̣u quả di ̣ch vu ̣ cấp nước và vê ̣ s inh ở khu vực nông thôn ta ̣i 8 tỉnh đồng bằng sông Hồng. Chương trình sẽ bảo đảm cung cấp nước sạch cho 60.000 hô ̣ nông dân được đấu nối sử du ̣ng nước từ các công trình cấp nước tâ ̣p trung, cải thiện điều kiện sử dụng nhà tiêu vê ̣ sinh cho 20.180 hô ̣ gia đình, 198.360 người được hưởng lợi từ xã đa ̣t vê ̣ sinh an toàn , 132.250 người được cấp nước từ những công trình cấp nước bền vững.

4.4. Đánh giá tình hình quản lý vốn ODA tại Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

4.4.1. Những thành tựu

Thứ nhất, nguồn vốn ODA đóng vai trò đặc biệt quan trọng, góp phần

cho đầu tư phát triển của ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn. Trong giai đoạn 2009-2013, Bộ NN&PTNT đã xây dựng và thực hiện quản lý 104 chương trình, dự án ODA với tổng số vốn huy động được là 1.420,5 triệu USD. Đây là nguồn vốn bổ sung quan trọng (khoảng 5%) cho đầu tư phát triển của ngành, góp phần thúc đẩy tăng trưởng của ngành nông nghiệp và khu vực nông thôn.

Thứ hai, nguồn vốn ODA góp phần thực hiện chiến lược xóa đói, giảm

nghèo của Chính phủ. Các dự án ODA trong ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn được thực hiện chủ yếu tại các vùng nông thôn, thậm chí là vùng sâu, vùng xa; đối tượng hưởng lợi của các chương trình, dự án đa số là các hộ nông dân và người dân tộc thiểu số. Tỷ lệ giảm hộ nghèo của nước ta là khoảng 2% mỗi năm, các huyện nghèo, xác nghèo giảm bình quân 5% mỗi năm. Để có được kết quả trên có sự đóng góp không nhỏ của các chương trình, dự án ODA do Bộ NN&PTNT thực hiện. Nhiều dự án đã tạo điều kiện cho người dân được tiếp cận nguồn vốn sản xuất và trang bị cho họ kiến thức và kỹ năng sản xuất nông nghiệp, kiến thức về thị trường nông sản, từ đó phát triển sản xuất, tạo việc làm và tăng thu nhập, tiêu biểu như các dự án: Giảm nghèo thông qua phát triển chăn nuôi ở các tỉnh miền núi phía Bắc Việt Nam (PALD), Cải thiện liên kết thị trường và người sản xuất rau trái vụ vùng Tây bắc Việt Nam.

Thứ ba, nguồn vốn ODA hỗ trợ xây dựng, điều chỉnh chiến lược và chính sách phát triển nông nghiệp, tăng cường thể chế và cải cách hành chính. Việc thu hút, vận động ODA của Bộ NN&PTNT đã góp phần thực hiện đối thoại chính sách của Việt Nam nói chung và chính sách trong lĩnh vực nông nghiệp, phát triển nông thôn nói riêng. Thông qua các chương trình, dự án ODA do Bộ quản lý, các nhà tài trợ và các tổ chức quốc tế đã tăng cường hiểu biết và ủng hộ chính sách phát triển nông nghiệp và phát triển nông thôn của Việt Nam. Với số lượng đáng kể các dự án hỗ trợ kỹ thuật và tăng cường năng lực, nguồn ODA đã hỗ trợ đắc lực trong tiến trình điều chỉnh chính sách phát triển nông nghiệp và nông thôn. Đặc biệt, trong thời kỳ ngành nông nghiệp đang thực hiện tái cơ cấu thì vấn đề cải cách, đổi mới thể chế phải thực hiện trước nhằm mở đường cho các hoạt động tái cơ cấu khác.

Thứ tư, ODA hỗ trợ phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn, góp phần thực

hiện nhiệm vụ “vế thứ hai – phát triển nông thôn” mà Chính phủ đã giao và kỳ vọng ở Bộ NN&PTNT. Với nguồn vốn ODA vay ưu đãi, hệ thống cơ sở hạ tầng tại các vùng nông thôn đã được xây dựng và cải thiện đáng kể, đặc biệt là các hệ thống thủy lợi, đường giao thông nông thôn, đường truyền tải điện từ khu dân cư đến nơi sản xuất… Các dự án tiêu biểu trong lĩnh vực này là Dự án nâng cấp hệ thống thủy lợi bắc Nghệ An, dự án hệ thống kênh tưới bắc sông Chu – nam sông Mã, dự án cơ sở hạ tầng nông thôn các tỉnh miền núi phía Bắc (bổ sung)… Phát triển nông thôn là lĩnh vực đặc thù mà chỉ Bộ NN&PTNT được giao nhiệm vụ đầu tư phát triển. Nếu không có vốn ODA đầu tư cho lĩnh vực này thì ngân sách nhà nước sẽ không thể đảm đương nổi, khu vực tư nhân cũng không có động lực đầu tư vào lĩnh vực cơ sở hạ tầng nông thôn này.

4.4.2. Những vấn đề tồn tại

Trong giai đoạn thu hút, quản lý thực hiện các chương trình, dự án ODA nêu trên, bên cạnh những thành công đạt được vẫn còn một số tồn tại.

Thứ nhất, nguồn vốn ODA ngày càng có vị trí quan trọng đối với sự

nghiệp phát triển của ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn. Tuy nhiên, sự phân bổ nguồn vốn giữa các tiểu ngành lại không đồng đều, hai tiểu ngành lâm nghiệp và thủy sản lại có xu hướng phân bổ giảm mạnh về nguồn vốn này. Tiểu ngành lâm nghiệp chỉ được phân bổ 50,9 triệu USD trong thời gian qua, chỉ tương đương 4,4% tổng vốn ODA. Trong khi đó, tiểu ngành thủy sản chỉ được đầu tư 2,3 triệu USD trong thời gian 5 năm qua, và chỉ tương đương 0,2% tổng vốn ODA do Bộ quản lý. Trong tương lai, với bối cảnh nguồn vốn kém ưu đãi sẽ tăng dần thì cần phải có định hướng rõ ràng và mang tính dài hạn đối với các lĩnh vực cần thu hút vốn ODA để đảm bảo sử dụng tối đa và hiệu quả nguồn vốn này.

Các chương trình, dự án trong những năm tới cần định hướng rõ để có thể hấp dẫn tài trợ ngoài chủ đề xóa đói giảm nghèo vì nội dung này không còn nhiều nhà tài trợ quan tâm như trước đây. Chẳng hạn, chủ đề biến đối khí hậu và các giải pháp giảm thiểu, thích ứng trong cả nền kinh tế cũng như ngành nông nghiệp đang là vấn đề được quan tâm và thu hút sự chú ý. Ngoài ra, các vấn đề khác cũng cần được cân nhắc như quản lý thiên tai, dịch bệnh, vấn đề an toàn thực phẩm, cây trồng biến đổi gen, và gần đây là tập trung vào vấn đề xây dựng nông thôn mới.

Thứ hai, một số dự án trong các lĩnh vực thủy lợi, lâm nghiệp trải rộng

trên địa bàn của nhiều tỉnh dẫn đến tình trạng đầu tư thiếu tập trung và khó có tác động mang tính đột phá cho sự phát triển. Ví dụ, dự án Cơ sở hạ tầng nông thôn các tỉnh miền núi phía Bắc do CPO Nông nghiệp quản lý và thực hiện tại 15 tỉnh, bao gồm: Bắc Giang, Bắc Kạn, Cao Bằng, Điện Biên, Hà Giang, Hòa

Bình, Lai Châu, Lạng Sơn, Lào Cai, Phú Thọ, Sơn La, Thái Nguyên, Tuyên Quang, Vĩnh Phúc và Yên Bái. Nhiều tỉnh thực hiện dự án là tỉnh miền núi còn khó khăn trong việc phát triển kinh tế - xã hội, năng lực thực hiện dự án còn bị hạn chế. Do đó, việc lựa chọn địa bàn thực hiện dự án cần phải phù hợp với năng lực của từng địa phương hoặc được phân chia thành từng nhóm tương đương về trình độ. Hiện nay, chủ trương phân cấp quản lý dự án là cần thiết nhưng vẫn phải đảm bảo đầu tư tập trung và có sự gắn kết, tác động hiệp lực giữa các tiểu ngành để tạo động lực thúc đẩy toàn khu vực và lan tỏa sang vùng khác.

Thứ ba, trong thời gian tới để có thể vay nguồn vốn với lãi suất kém ưu

đãi hơn, Việt Nam sẽ phải có các tiêu chí đánh giá, phân loại và phê duyệt danh mục đầu tư nghiêm ngặt và chặt chẽ hơn. Các chương trình, dự án của ngành nông nghiệp lại thường có tỷ lệ sinh lời thấp hơn các ngành khác và cũng thường ẩn chứa nhiều rủi ro hơn. Do vậy, cần nghiên cứu và chỉ ra những lĩnh vực nào, vùng nào và đối tượng nào trong ngành sẽ hội đủ các yếu tố để tiếp nhận dự án.

Thứ tư, các văn bản quy phạm pháp luật và các quy định về quản lý và

sử dụng ODA tại Việt Nam còn chưa đồng bộ, còn có sự khác biệt với các quy trình, thủ tục của các nhà tài trợ. Chẳng hạn, Nghị định 38/2013/NĐ-CP cho phép khu vực tư nhận tiếp cận nguồn vốn ODA. Theo đó, khu vực tư nhân được tiếp cận vốn ODA theo các hình thức: (i) vay vốn từ các tổ chức tài chính, tín dụng thông qua các chương trình, dự án có hợp phần tín dụng là

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) tại bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn (Trang 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)