Liên kết kinh tếquốc tế sự hình thành khối khu vực

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thương mại nội khối ASEAN sau khi thành lập AEC dưới góc nhìn lý thuyết lợi thế so sánh (Trang 33 - 36)

Chƣơng 1 Tổng quan tình hình nghiên cứu và cơ sở lý luận liên quan

1.2. Cơ sở lý luậnnghiên cứu

1.2.3. Liên kết kinh tếquốc tế sự hình thành khối khu vực

Khái niệm liên kết kinh tế quốc tế

Giống như khái niệm hội nhập quốc tế, liên kết kinh tế quốc tế là một các thức để các quốc gia rằng buộc với nhau mà trong đó các quốc gia đều tuân thủ theo một luật lệ chung nào đó. Nói một các khác, liên kết kinh tế quốc tế là quá trình mà trong đó chính phủ giữa các quốc gia với nhau ký với nhau các hiệp định để tạo nên một khuôn khổ chung về mặt pháp lý để phối hợp, điều chỉnh quan hệ về mặt kinh tế với nhau. Đây là một yếu tố khách quan vì như phân tích ở trên, nó là một cách thực của hội nhập quốc tế, cách thức của toàn cầu hóa, mà hội nhập quốc tế là kết quả của quá trình vận động mang tính khách quan.

26

Nguyên nhân hình thành các liên kết kinh tế quốc tế

Có rất nhiều nguyên nhân hình thành các liên kết kinh tế quốc tế.Nguyên nhân cơ bản và cũng là bản chất của liên kết kinh tế quốc tế là do xu hướng toàn cầu hóa. Tiếp théo là do sự phân công lao động quốc tế theo chiều sâu cùng với sự phát triển của khoa học công nghệ hiện đại khiến cho các quốc gia trở thành một bộ phận trong quá trình phân công lao động quốc tế thống nhất. Thứ ba, liên kết kinh tế quốc tế hình thành dựa trên những điều chỉnh về lợi thế giữa quốc gia với nhau. Thứ tư là liên kết kinh tế quốc tế là giải pháp hợp lý để xử lý các vấn đề toàn cầu như các vấn đề về chiến tranh, lương thực, bệnh dịch…. Và nguyên nhân cơ bản cuối cùng do sự phát triển của khoa học công nghệ ngày càng phát triển nhanh chóng hướng tới các quốc gia dễ dàng trao đổi thông tin, hàng hóa, vốn….

Các hình thức liên kết kinh tế quốc tế

 Theo phạm vi, liên kết kinh tế quốc tế chia thành: Liên kết kinh tế vi mô và liên kết kinh tế vĩ mô.

 Theo phạm vi liên kết giữa các quốc gia có: Liên kết song phương, liên kết đa phương.

 Theo cấp độ liên kết giữa các quốc gia, có những hình thức liên kết sau: Liên kết giữa các quốc gia, liên kết siêu quốc gia

Khối kinh tế khu vực

Liêt kết các khối kinh tế khu vực là việc hình thành từ những liên kết kinh tế giữa các quốc gia nằm trong một khu vực địa lý nào đó hoặc nằm trong một xu hướng hình thành một khu vực nào đó. Các khối kinh tế khu vực có thể được hình thành từ quá trình phát triển tất nhiên của thị trường khi các quốc gia trong một khu vực đó thường xuyên phải giao thương với nhau hoặc cũng có thể hình thành chủ quan từ những thỏa thuận chủ động của Chính phủ các quốc gia nhằm tạo ra lợi ích riêng cho mỗi quốc gia đó và lợi ích chung của khu vực.

Các điều kiện để hình thành khối kinh tế khu vực

27

 Như đã trình bày ở trên, điều kiện cơ bản nhất là các quốc gia cùng nằm chung ở một khu vực vị trí địa lý đã hoặc đang được hình thành, có những nét tương đồng địa lý, văn hóa hoặc có chung một mục đích nào đó.

 Cơ chế thị trường được áp dụng chủ đạo trong khu vực các quốc gia này.

 Do yếu tô khách quan về sức ép từ các lĩnh vực khi các quốc gia phải tự phát triển thì cần có một sự phối hợp, liên kết giữa các quốc gia để giảm bớt những áp lực này, cùng nhau thống nhất và hành động.

 Trình độ phát triển kinh tế giữa các quốc gi trong khu vực này đã phải đạt ở một ngưỡng nhất định nào đó mà đòi hỏi phải có sự phối hợp chính sách, điều chỉnh các quan hệ kinh tế đó mới phát triển thêm được.

 Trong khu vực phải có một số quốc gia có trình độ phát triển kinh tế cac hơn hẳn, có tiềm lực kinh tế và chủ động đưa ra những chính sách phối hợp cho khu vực.

28

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thương mại nội khối ASEAN sau khi thành lập AEC dưới góc nhìn lý thuyết lợi thế so sánh (Trang 33 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)