Nâng cao năng lực cạnh tranh trong bối cảnh hội nhập

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thương mại nội khối ASEAN sau khi thành lập AEC dưới góc nhìn lý thuyết lợi thế so sánh (Trang 74 - 76)

Chƣơng 4 Bài học kinh nghiệm và hàm ý cho ViệtNam

4.1. Bài học kinh nghiệm cho khối doanh nghiệp ViệtNam

4.1.1. Nâng cao năng lực cạnh tranh trong bối cảnh hội nhập

Năng lực cạnh tranh của khu vực kinh tế tư nhân có sự sự thay đổi căn bản, thể hiện qua các tiêu chí như: số lượng và chất lượng cơ sở sản xuất kinh doanh tăng nhanh; quy mô vốn, doanh thu, lao động không ngừng tăng, các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động như lợi nhuận trước thuế, lợi nhuận trên vốn đầu tư, lợi nhuận trên vốn kinh doanh không ngừng tăng. Bước vào giai đoạn hội nhập quốc tế ngày một sâu rộng và cách mạng công nghiệp 4.0, để có cạnh tranh với các công ty trên thế giới, kinh tế tư nhân Việt Nam cần nâng cao năng lực cạnh tranh không chỉ trên thị trường trong nước mà cả trên thị trường quốc tế. Tuy nhiên, năng lực cạnh tranh của khu vực kinh tế tư nhân Việt Nam còn có nhiều hạn chế. Trong 7 tháng đầu năm 2019, có 57.206 doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường (tăng 16,2% so với cùng kỳ 2018), bao gồm: 23.118 doanh nghiệp đăng ký tạm ngừng kinh doanh có thời hạn (tăng 15,6%), 24.828 doanh nghiệp chờ giải thể (tăng 15,3%), 9.260 doanh nghiệp hoàn tất thủ tục giải thể (tăng 20,0%). Trung bình mỗi tháng có 8.172 doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường. Điều này cho thấy, năng lực cạnh tranh của khu vực kinh tế tư nhân còn chưa cao so với thế giới.

67

Năng suất lao động của khu vực kinh tế tư nhân thấp, trình độ và năng lực tổ chức quản lý của doanh nghiệp tư nhân Việt Nam còn hạn chế. Hiện tại, phần lớn nhân sự cao cấp tại các doanh nghiệp tư nhân Việt Nam chưa được đào tạo về quản trị kinh doanh một cách bài bản, mà chủ yếu dựa vào tự phát và kinh nghiệm, chưa gắn với thực tế sản xuất kinh doanh, nhất là trình độ kinh doanh trong bối cảnh toàn cầu hóa, hội nhập kinh tế quốc tế ở mức cao. Điều này dẫn đến thiếu chiến lược kinh doanh trong và ngoài nước, khả năng cung cấp sản phẩm, dịch vụ chưa cao, chưa đáp ứng tốt thị hiếu người tiêu dùng, giá cả chưa hợp lý.

Các yếu tố khác như quảng cáo, tiếp thị, xây dựng thương hiệu, tổ chức, quản lý mạng lưới phân phối chưa được quan tâm. Khả năng hội nhập của các doanh nghiệp tư nhân với thị trường quốc tế chưa cao. Hiện chỉ có ít doanh nghiệp tư nhân đang đứng vững trên thị trường, còn phần nhiều doanh nghiệp đang hoạt động nhỏ lẻ và cầm cự trên thị trường thế giới.

Năng lực công nghệ của các doanh nghiệp tư nhân còn thấp. Số lượng doanh nghiệp áp dụng thành tựu khoa học và công nghệ vào sản xuất, kinh doanh không nhiều. Nhiều doanh nghiệp có hệ thống máy móc thiết bị lạc hậu so với trình độ khu vực khoảng 2 đến 3 thập kỷ và đi sau khoảng 2-3 thế hệ công nghệ. Công nghệ sản xuất lạc hậu, năng suất thấp, tiêu tốn nguyên, nhiên liệu, ảnh hưởng xấu tới môi trường trong khi chất lượng và mẫu mã sản phẩm hàng hóa dịch vụ còn hạn chế.

Quy mô sản xuất kinh doanh của khu vực kinh tế tư nhân Việt Nam còn nhỏ bé: có trên 96% là doanh nghiệp nhỏ, chỉ có 2% doanh nghiệp quy mô vừa, 2% doanh nghiệp lớn và trong đó, có khoảng 95% số chủ thể kinh tế tư nhân là các hộ gia đình, cá thể. Vốn đầu tư ban đầu của nhóm doanh nghiệp này rất nhỏ cả về số tương đối và số tuyệt đối: vốn đăng ký bình quân trên một doanh nghiệp tư nhân thấp, chỉ khoảng trên 8 tỷ đồng. Thời gian vừa qua, tổng lượng vốn đầu tư của khu vực doanh nghiệp tư nhân tăng mạnh, tuy nhiên, so với doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác thì vốn bình quân của doanh nghiệp tư nhân vẫn thấp hơn rất nhiều. Điều này đã ảnh hưởng không nhỏ đến năng lực cạnh tranh của khu vực kinh tế tư nhân.

68

Như vậy, để có thể nâng cao năng lực cạnh tranh, phát triển kinh tế tư nhân theo mục tiêu đề ra, cần thực hiện đồng bộ các giải pháp sau:Các doanh nghiệp cần chủ động xây dựng năng lực sản xuất, kinh doanh, cải thiện chất lượng, mẫu mã sản phẩm để nâng cao khả năng cạnh tranh và xây dựng thương hiệu. Cùng với việc tăng nhanh tỉ lệ nội địa hóa nguyên phụ liệu của ngành và giảm thiểu phụ thuộc và các nhà cung cấp nước ngoài cần tăng cường đầu tư phát triển công nghiệp hỗ trợ, đầu tư vào các vùng trồng nguyên liệu, phát triển mối quan hệ hợp tác với các nhà sản xuất nước ngoài có công nghệ tiên tiến, quan tâm đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu phát triển thị trường, xây dựng chiến lược liên kết nội khối tạo chuỗi sản xuất lớn để có khả năng nhận những đơn hàng lớn.

Ngoài ra, các doanh nghiệp cũng cần tạo được giá trị gia tăng để tham gia các chuỗi sản xuất trong khu vực, cố gắng tạo thành mắt xích quan trọng trong chuỗi sản xuất này, chủ động cập nhật thông tin về cam kết của các bên và tích cực so sánh, tận dụng các lợi ích của FTA. Đặc biệt, các doanh nghiệp cũng cần chủ động tiếp cận, phản ánh và trao đổi thông tin với cơ quan Chính phủ phản ánh ý kiến, nhu cầu của mình đưa ra đề xuất gợi ý để việc đàm phán mang lại hiệu quả tốt nhất cho doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thương mại nội khối ASEAN sau khi thành lập AEC dưới góc nhìn lý thuyết lợi thế so sánh (Trang 74 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)