Chƣơng 2 Phƣơng pháp nghiên cứu
2.1. Khung phân tích
Vấn đề đầu tiên của bài nghiên cứu cần đưa ra khung phân tích, mô hình tiếp cận với mục đích ban đầu là đánh giá tác động của AEC tới thương mại nội khối ASEAN, tức là đánh giá thương mại với ma trận là các quốc gia thành viên và các nhóm ngành hàng hóa. Với mục tiêu này, bài nghiên cứu tiếp cận từ hai hướng, hướng. Đầu tiên sử dụng mô hình trọng lực để đánh giá tác động của AEC tới hoạt động xuất khẩu và nhập khẩu nội khối trước và sau khi thành lập AEC, từ góc độ tiếp cận này, bài nghiên cứu sẽ cho thấy một tác động tổng thể mang tính chất định lượng từ mô hình trọng lực. Dự kiến kết quả của bài nghiên cứu sẽ cho thấy AEC có tác động tích cực như thế nào tới thương mại giữa các quốc gia với nhau, giả định này có thể đúng hoặc không đúng. Ví dụ như dự kiến tác động của AEC sẽ cho kết quả dương (tích cực) tới xuất khẩu của Thái Lan sang các quốc gia ASEAN còn lại, điều này có thể đúng hoặc sai sau khi chạy mô hình trọng lực.
29
Hình 1.1. Mô hình tiếp cận mục đích nghiên cứu
Nguồn: Tác giả
Từ là tác động từ AEC với các tiếp cận đầu tiên, bài nghiên cứu sẽ dựa vào đó để làm cơ sở và kết luận với cách tiếp cận thứ hai. Cách tiếp cận thứ hai sử dụng các chỉ số thương mại và cơ sở lý thuyết lợi thế so sánh để phân tích chi tiết các ảnh hưởng của AEC tới các nhóm ngành trong hoạt động thương mại nội khối, qua đây chỉ ra những quốc gia có những lợi thế ở những nhóm ngành nào? Và không có lợi thế ở những nhóm ngành nào? Đây cũng chính là mục đích nghiên cứu của luận văn, tức dưới góc nhìn của lợi thế so sánh sẽ cho biết quốc gia nào đang có lợi thế so sánh ở những nhóm ngành nào trước và sau khi thành lập AEC.Kết quả của hai các tiếp cận này sẽ đưa ra các bài học kinh nghiệm cho khối doanh nghiệp tư nhân và hàm ý chính sách để cho chính phủ Việt Nam hội nhập và tận dụng lợi thế AEC thành công.
Tác động AEC tới thương mại xuất khấu
Tác động AEC tới thương mại nội khối
Tác động AEC tới thương mại nhập khấu
Mô hình trọng lực
Lý thuyết lợi thế so sánh
Các chỉ số thương mại
Hàm ý chính sách
Lợi thế so sánh các ngành giữa các quốc gia
30
2.2. Các phƣơng pháp nghiên cứu chính
Để phân tích thương mại giữa các quốc gia ASEAN một các chi tiết nhất dưới góc nhìn lợi thế so sánh, bài nghiên cứu sử dụng các chỉ số thương mại sau: hệ số lợi thế so sánh hiện hữu RCA và chỉ số bổ trợ thương mại TC. Cách tiếp cận từ phương thức dùng hệ sốRCA và TC hoặc nhiều chỉ số thương mại khác đã được nhiều bài nghiên cứu áp dụng, luận văn cũng áp dụng tương tự với dữ liệu và phân loại nhóm hàng từ tổ chức WTO.
2.2.1. Hệ số lợi thế so sánh RCA
Hệ số RCA đề xuất năm 1965 do nhà kinh tế học Balassa và được dùng rộng rãi trong hoạt động nghiên cứu phân tích thực nghiệm thương mại quốc tế. Hệ số RCA nhằm để đo lường lợi thế so sánh theo số liệu xuất khẩu, chỉ ra khả năng cạnh tranh trong xuất khẩu về một mặt hàng nào đó của một quốc gia trong mối tương quan của chính sản phẩm đó với mức xuất khẩu của thế giới. Do đó, đây là một chỉ số quan trong để đo lường được lợi thế so sánh giữa các quốc gia nội khối với nhắm, mục tiêu chỉ ra các nhóm ngành mà mỗi quốc gia có lợi thế và từ đó tập trung và chuyên môn hóa để tạo ra chi phí thấp nhất, đồng thời trao đổi thương mại các nhóm ngàng đó với các quốc gia trong nội khối.
W W i j i j X X R C A Trong đó:
RCA: lợi thế so sánh biểu hiện mặt hàng xuất khẩu j của quốc gia i
Xij: kim ngạch xuất khẩu sản phẩm j của quốc gia i
Xi: tổng kim ngạch xuất khẩu của quốc gia i
Wj: kim ngạch xuất khẩu sản phẩm j của thế giới
W: tổng kim ngạch xuất khẩu của thế giới Ý nghĩa của hệ số RCA trong tương quan thương mại :
RCA<1: Hàng hóa đang xem xét không có khả năng cạnh tranh
31
1<RCA<2,5: Hàng hóa đang xem xét có lợi thế cạnh tranh thấp
RCA>2,5: Hàng hóa đang xem xét có lợi thế cạnh tranh cao
Khi hệ số RCA giữa hai quốc gia với nhau thìtại cùng một loại hàng hòa, quốc gia nào có hệ số RCA cao hơn sẽ có lợi thế xuất khẩu lớn hơn và ngược lại.
2.2.2. Chỉ số bổ trợ thƣơng mại TC
TC nhằm cho biết viễn cảnh thương mại nội khu vực bằng cách chỉ ra cơ cấu xuất khẩu và nhập khẩu của một quốc gia như thế nào. Chỉ số còn cho biết triển vọng cho thương mại có trở nên thuận lợi hơn khi hai khu vực trao đổi hàng hóa với nhau. Chỉ số bổ trợ thương mại có kết quả bằng 0 nghĩa là không có hàng hóa nào xuất khẩu bởi một quốc gia lại được nhập khẩu bởi quốc gia khác và giá trị 100 nghĩa là tỷ trọng xuất khẩu và nhập khẩu phù hợp hoàn toàn với nhau. Chỉ số này có thể hiểu là sự thông thoáng giữ lưu thông hàng hóa một chiều giữ ba khu vực.
Từ chỉ số bổ trợ thương mại TC, bài nghiên cứu sẽ chỉ ra ma trận bổ trợ thương mại giữa 10 quốc gia khu vực ASEAN, và tìm ra nhóm các quốc gia vừa có lợi thế so sánh và bổ trợ thương mại tốt cho các quốc gia còn lại
Chỉ số: TCkj = 100 - ∑abs(mik – xij)/2
Trong đó mik là tỷ trọng (%) trong nhập khẩu sản phẩm i của quốc gia k và xij là tỉ trọng (%) trong xuất khẩu sản phẩm i của quốc gia j.
Do tính chất của chỉ số thương mại TC cần phải sử dụng danh mục hàng hóa càng chi tiết càng tốt như danh mục phân loại hàng hóa theo mã HS để xác định nguồn gốc và cơ cấu đầu vào sản xuất các nhóm ngành hàng hóa. Theo đó, các nhóm hàng hóa được thống kê dựa trên mã hàng được quy định trong Danh mục hài hòa mô tả mã hóa hàng hóa. Tuy nhiên do số liệu đối chiếu với từng quốc gia ASEAN là không đủ và không đồng nhất giữa các năm, do đó bài nghiên cứu sử dụng danh mục phân loại hàng hóa của WTO. Danh mục này được áp dụng vào luận văn sẽ dễ tính toán, số liệu mang tính đồng nhất. Nhược điểm của danh mục phân loại hàng hóa trên dữ liệu của WTO đó là hàng hóa không được phân ra chi tiết, chỉ có ba nhóm ngành chính, dẫn tới kết quả của chỉ số TC giảm tính tin cậy và có sự chênh lệch nhau lớn giữa các quốc gia trong ASEAN.
32
2.2.3. Phƣơng pháp mô hình trọng lực
Bên cạnh sử dụng những chỉ số thương mại, tác giả còn sử dụng mô hình trọng lực kết hợp với chỉ số bổ trợ thương mại để phân tích sự biến chuyển tình hình hợp tác giữa các quốc gia ASEAN trước và sau khi thành lập AEC, kết quả sẽ chỉ ra tác động từ AEC có như mong muốn tới thương mại nội khối mỗi quốc gia , từ kết quả có thể đưa ra các dự báo, các kiến nghị chính sách thương mại cho cơ chế hợp tác giữa các quốc gia thành viên với nhau.
Mô hình lực hấp dẫn trong kinh tế học quốc tế cũng tương tự như mô hình lực hấp dẫn vật lý học, được đưa ra bởi Jan Tinbergen vào năm 1962. Bằng những mô tả dữ liệu trong quá khí mô hình cho thấy trao đổi thương mại song phương giữa phụ thuộc vào quy mô của hai nền kinh tế và tỷ lệ nghịch với khoảng cách giữa chúng. . A B A B M M F G D is t
Trong đó F(AB) là trao đổi thương mại hai chiều giữa các nền kinh tế, M là quy mô của mỗi nền kinh tế, Dist là khoảng cách và G là một hằng số. Lấy logarit cả hai vế của phương trình trên, ta có có một phương trình tuyến tính đơn giản sử dụng cho phân tích tác động trong thương mại như sau:
Ln(Trao đổi thương mại hai chiều) = α+βln(GDP quốc gia A)+βln(GDP quốc gia B)-βln(Khoảng cách)+ε
Với: hằng số G là được chuyển thành hệ số α, mô hình này thường xem xét cả những biến số khác như mức thu nhập (GDP theo đầu người), dân số, các yếu tố trong thương mại như tỷ giá, thuế quan…. Mô hình này cũng thường được sử dụng trong quan hệ quốc tế để đánh giá tác động của các hiệp ước, hiệp định, các cam kết thương mại hoặc liên minh thương mại, do đó mô hình rất phù hợp để đánh giá tác động cộng đồng kinh tế ASEAN tới thương mại xuất nhập khẩu nội khối tới từng quốc gia. Trong đó, biến AEC được coi là biến giả và chỉ nhận các giá trị 0, 1 tùy vào thực tế phân tích của mỗi bài nghiên cứu.
33
2.3. Các phƣơng pháp khác và nguồn dữ liệu 2.3.1. Một số phƣơng pháp khác
Phương pháp thống kê
Phương pháp thống kê là phương pháp dùng các tổng hợp các số liệu nhằm mục đích phân tích, đánh giá mức độ biến động củа các hiện tượng. Giúp cho việc tổng hợp số liệu, tính tоán các chỉ tiêu một cách đúng đắn, khách quаn, có tính suy rộng chо nội dung nghiên cứu.
Thống kê là một hệ thống các phương pháp bао gồm thu thập, tổng hợp, trình bày số liệu, tính tоán các đặc trưng củаđối tượng nghiên cứu nhằm phục vụ chо quá trình phân tích, dựđоán và rа quyết định.
Bài viết sử dụng phương pháp thống kê mô tả thông qua các công cụ số liệu thứ cấp được xử lý qua các chỉ số thương mại nhằm mô tả thực trạng thương mại nội khối ASEAN trong giai đoạn 2004-2018.
Phương pháp so sánh
Luận văn sử dụng phương pháp so sánh nhằm mục đích:
- Đối chiếu, tìm hiểu sự tương đồng và khác biệt trong các nghiên cứu về vấn đề áp dụng cho các mô hình nghiên cứu khác nhau trong việc phân tích thương mại nội khối ASEAN.
- Thông qua việc so sánh các chỉ số, việc phân tích các luận cứ, giả thuyết đưa ra sẽ làm sâu sắc hơn quá trình đánh giá, nhìn nhận đánh giá vai trò của AEC trong việc thúc đẩy hợp tác kinh tế giữa các quốc gia
2.3.2. Nguồn số liệu
Bài viết chủ yếu thu thập số liệu thứ cấp thông qua: Báo cáo tổng kết của Tổng cục thống kê, Ngân hàng thế giới, Tổ chức thương mại thế giới, Cổng thông tin điện tử ASEAN, Tổ chức thống kê thương mại để phát triển kinh doanh quốc tế (Trade map), các nghiên cứu khoa học trong nước và ngoài nước, Internet, Báo, UNCTAD…số liệu thứ cấp là số liệu đã được một cá nhân, tổ chức kinh tế nào đó thu thập và xử lý một cách hệ thống.
34
Do sốliệu thứcấp được sửdụng trong bài luận văn được lấy từ nhiều nguồn cung cấp nên cần phải sắp xếp các lоại dữ liệu này một cách có hệ thống để việc nghiên cứu được dễ dàng hơn. Đặc biệt phải có sự tương đồng về dữ liệu giữa các nguồn số liệu để bài luận văn tăng độ tin cậy sau khi đã xử lý.
Quá trình thu thập và xử lý dữ liệu thứ cấp theo 3 bước như sau:
Bước thứ nhất xác định mục đích nghiên cứu, từ đó phânloại số liệu cần chоluận văn. Bước này mаng ý nghĩа quyết định chо quá trình nghiên cứu. Do đó cần phải xác định được chính xác mục đích nghiên cứu, đối tượng nghiên cứu..
Bước thứ bа tiến hành thu thập dữ liệu thứ cấp từ các tổ chức kinh tế thế giới như WTO, ASEAN, các website như Trade map…. Sau quá trình tiến hành thu thập thông tin, các lоại dữliệu thứ cấp có thể được xử lý bẳng bảng biểu hoặc biểu đồ.
Bước thứ tư tiến hành nghiên cứu chi tiết dữ liệu thứ cấp, bао gồm xác định giá trị củа dữ liệu, xem lại mục tiêu nghiên cứu, đánh giá vấn đề nghiên cứu thông quа xử lý, sử dụng dữ liệu. Bước nghiên cứu giá trị dữ liệu nhằm xem xét độ chính xác củа các dữ liệu thu thập.
35
Chƣơng 3. Phân tích thƣơng mại nội khối ASEAN sau khi thành lập AEC 3.1. Tình hình kinh tế chung các quốc gia ASEAN và các vấn đề nổi bất 3.1. Tình hình kinh tế chung các quốc gia ASEAN và các vấn đề nổi bất
trong trong quá trình hình thành AEC
3.1.1. Tình hình kinh tế chung các quốc gia ASEAN giai đoạn 2004-2018
Trong suốt giai đoạn 10 năm qua, nền kinh tế của các quốc gia thuộc ASEAN đã giữ vững đà tăng trưởng, tạo ra lực phát triển mới và được đánh giá là một trong những thị trường năng động, phát triển bậc nhất thế giới. Trong tình hình hiện nay, trước những tác động của nền kinh tế thế giới, kinh tế ASEAN cũng bị ảnh hưởng nhiều, tuy nhiên vẫn giữ vững được sự tăng trưởng, tiếp tục ổn định an ninh, chính trị và là điểm đến của các nhà đầu tư.
Hình 3.1. Tổng GDP các quốc gia ASEAN giai đoạn 2007 -2017
Nguồn: Tính toán của tác giả từ World Bank
Nhiều nền kinh tế của các quốc gia ASEAN đã phát triển mạnh mẽ nhờ hoạt động xuất khẩu, các quốc gia ASEAN luôn là địa điểm vàng để các công ty đa quốc gia đặt nhà máy, trụ sở tại đây nhờ khu vực này luôn có những ưu đãi chính sách cho các công ty đa quốc gia đầu tư vào và nhà tận dụng lợi thế nguồn lao động dồi dào. Qua đó mà hoạt động xuất khẩu tử các công ty này kéo theo sự tăng trưởng mạnh mẽ của nên kinh tế các quốc gia ASEAN, đồng thời kéo theo sự thay đổi lớn về nhân khẩu học cũng như làm gia tăng tầng lớp trung lưu giàu có ở khu vực này.
1341 1560 1554 1985 2297 2430 2509 2531 2454 2571 2765 0 500 1000 1500 2000 2500 3000 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017
36
Mặc dù thời gian gần đây có những biến động thị trường về các lĩnh vực như ngân hàng, giá dầu mỏ, khung hoảng tài chính năm 2008, nhiều nền kinh tế lớn phát triển chậm lại gây ảnh hưởng đến sự phát triển của kinh tế các quốc gia trong khu vực, song nhờ những điều hành chính sách chung của khu vực và riêng của từng quốc gia mà tăng trưởng vẫn là xu thế của nền kinh tế các quốc gia ASEAN năm 2018. Do đo, khu vực ASEAN vẫn là điểm đầu tư từ các công ty, tập đoàn đa quốc gia.
Đây có thể coi là một chiến lược phát triển kinh tế, xã hội chung cho cả khu vực này trong tình hình thế giới hiện nay. Khu vực này có dân số khoảng hơn 661 triệu người và là nền kinh tế lớn thứ 3 khu vực châu Á. Nền kinh tế của mưới quốc gia thành viên ASEAN có tốc độ tăng trưởng khoảng 5-7% trong thập kỷ gần đây. Việt Nam, Indonesia và Philippines là các quốc gia được đánh giá có tốc độ tăng trưởng cao nhất năm 2018. Có thể thấy GDP của các quốc gia ASEAN gấp đôi từ 1341 tỷ USD đến hơn 2765 tỷ USD trong năm 2017.
Tuy nhiên, trong tình hình hiện nay, ngay cả khi ASEAN ít bị tác động trước những diễn biến của kinh tế thế giới do kinh tế của các nước và khu vực như Mỹ, Liên minh châu Âu và Trung Quốc phát triển chậm lại thì tổng thương mại nội khối sẽ vẫn duy trì đà phát triển tốt và chiếm khoảng 1/4 tổng giá trị thương mại của khối này. Tuy nhiên, trong khi đã đứng vững ở thị trường ASEAN với những điều cơ bản đã được thiết lập, các doanh nghiệp cũng cần phải tính toán mở rộng đến những sân chơi lớn hơn ở khu vực. Thay vì chỉ tập trung phát triển vào các quốc gia ASEAN, các doanh nghiệp có thể xem xét các khu vực mở rộng của ASEAN và Nam Á, nơi chiếm tới 1/3 dân số thế giới.