2.3.1. Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp
Để đạt đƣợc mục tiêu đề ra, đề tài nghiên cứu sử dụng khá nhiều dữ liệu thứ cấp lấy từ nhiều nguồn khác nhau:
Xác định vấn đề nghiên cứu
Tìm hiểu cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu
Tìm hiểu tổng quan tình hình nghiên cứu
Xác định mục tiêu nghiên cứu Nghiên cứu định tính
Nghiên cứu định lƣợng
Tổng hợp, phân tích dữ liệu Phát hiện vấn đề
Bên trong Công ty: Dựa vào dữ liệu lấy từ tài liệu nội bộ về giới thiệu công ty, các sản phẩm của công ty, tài liệu về phòng ban và bộ phận, báo cáo tài chính của Công ty Cổ phần Kinh Đô.
Bên ngoài Công ty:
+ Thu thập dữ liệu từ các bài viết trên báo, thông tin về Công ty Kinh Đô thông qua Website của công ty, và mạng Internet.v.v…
+ Tài liệu, giáo trình hoặc các xuất bản khoa học liên quan đến vấn đề nghiên cứu, các bài báo cáo hay luận văn của các tác giả có liên quan đến vấn đề nghiên cứu.
Sử dụng nguồn dữ liệu thứ cấp có ƣu điểm là tiết kiệm thời gian, tài chính, tuy nhiên để đảm bảo tính chính xác và tin cậy của dữ liệu, tác giả tiến hành phân loại và chọn lọc dữ liệu phù hợp với vấn đề nghiên cứu của mình, đồng thời so sánh kiểm tra dữ liệu với dữ liệu gốc.
2.3.2. Phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp
Dữ liệu đƣợc thu thập trong các chuyến đi công tác thực tế tại Công ty. Thông tin thu thập từ điều tra khảo sát, phỏng vấn chuyên sâu Trƣởng phòng kế toán, Ban Giám đốc và nhân viên Kế toán Công ty cổ phần Kinh Đô.
Phƣơng pháp khảo sát bằng bảng hỏi
Nội dung Bảng hỏi “Thu thập thông tin về các hoạt động kinh tế, tài chính phát sinh ở doanh nghiệp”, bao gồm 3 phần chính: (i): Thông tin chung của ngƣời trả lời phỏng vấn: Giới tính, độ tuổi, vị trí, thâm niên công tác, trình độ; (ii): Tìm hiểu công tác kế toán trong nội bộ phòng kế toán, các báo cáo kế toán đƣợc lập và gửi nhƣ thế nào? (iii): Tìm hiểu công tác phân tích báo cáo tài chính trong doanh nghiệp đƣợc thực hiện thế nào?
Quy trình triển khai khảo sát: + Bƣớc 1: Xây dựng bảng hỏi
Trong giai đoạn này, tác giả nghiên cứu lại các nhiệm vụ và câu hỏi nghiên cứu để xác định trọng tâm của các câu hỏi
Nghiên cứu sơ bộ đƣợc tiến hành theo cách lấy mẫu ngẫu nhiên thuận tiện nhằm phát hiện những sai sót của bản thân câu hỏi.
+ Bƣớc 3: Nghiên cứu chính thức
Nghiên cứu chính thức sẽ đƣợc tiến hành bằng bảng câu hỏi ngay khi nghiên cứu sơ bộ chỉnh sửa xong. Mẫu nghiên cứu chính thức gồm 10 phiếu.
Mẫu phiếu điều tra sẽ đƣợc xây dựng cho nhóm đối tƣợng là các Kế toán viên trong Công ty cổ phần Kinh Đô.
Phƣơng pháp phỏng vấn sâu
Phỏng vấn sâu: Là những cuộc đối thoại đƣợc lặp đi lặp lại giữa nhà nghiên cứu và ngƣời cung cấp thông tin nhằm tìm hiểu cuộc sống, kinh nghiệm và nhận thức của ngƣời cung câp thông tin thông qua chính ngôn ngữ của ngƣời ấy.
- Khi nào cần phỏng vấn sâu: Chủ đề nghiên cứu mới và chƣa đƣợc xác định rõ; Nghiên cứu thăm dò, khi chƣa biết những khái niệm và biến số; Khi cần tìm hiểu sâu; Khi cần tìm hiểu về ý nghĩa hơn là tần số.
- Kỹ thuật phỏng vấn sâu: Phỏng vấn không cấu trúc và phỏng vấn bán cấu trúc.
Trong nghiên cứu của mình, tác giả tiến hành phỏng vấn sâu đối với Ban giám đốc Công ty, Trƣởng phòng kế toán để thu thập thông tin phù hợp với mục tiêu trong đề tài nghiên cứu.
Tác giả sử dụng phƣơng pháp phỏng vấn sâu với các vấn đề sau: (i) Thực trạng công tác phân tích báo cáo tài chính hiện nay của Kinh Đô; (ii) Các nội dung tổ chức công tác phân tích báo cáo tài chính; (iii) Những mặt còn tồn tại và nguyên nhân tồn tại về tình hình tài chính của Công ty cổ phần Kinh Đô; (iv) Chiến lƣợc phát triển của Công ty trong giai đoạn tiếp theo.
Trong quá trình phỏng vấn, tùy thuộc vào vị trí, trình độ chuyên môn, lĩnh vực phụ trách của ngƣời đƣợc quản lý, các câu hỏi có thể biến đổi linh hoạt dựa trên nền các câu hỏi đã chuẩn bị.
Thời lƣợng phỏng vấn kéo dài tùy theo điều kiện từng cuộc phỏng vấn, tùy từng đối tƣợng phỏng vấn, không khí trong khi phỏng vấn, thời gian phỏng vấn có thể đƣợc điều chỉnh cho phù hợp.
Phƣơng pháp khác: Ngoài các phƣơng pháp chủ yếu đƣợc sử dụng trong nghiên cứu nhƣ phƣơng pháp khảo sát bằng bảng hỏi, phƣơng pháp phỏng vấn sâu, tác giả còn sử dụng phƣơng pháp hệ thống hóa, khái quát hóa, phƣơng pháp thống kê mô tả, thống kê phân tích và tổng hợp, so sánh… nhằm phản ánh tính khách quan, trung thực, tin cậy đối với kết quả nghiên cứu của tác giả, giúp nâng cao giá trị thực tiễn của nghiên cứu, đƣa nghiên cứu vào ứng dụng thực tế.
2.3.3. Phương pháp xử lý dữ liệu
Dữ liệu thứ cấp: Dùng phƣơng pháp thống kê mô tả để phân loại theo các vấn đề liên quan đến đề tài nghiên cứu để phân tích, giải thích. Một số thông tin tác giả trích dẫn trực tiếp, một phần tác giả tổng hợp hoặc khái quát ý để diễn đạt lại trong luận văn.
Các dữ liệu sơ cấp thu thập sẽ đƣợc xử lý bằng phƣơng pháp sau:
+ Phƣơng pháp phân tích tổng hợp số liệu: Trên cơ sở số liệu thống kê thu thập đƣợc để đƣa ra các đánh giá về công tác tổ chức phân tích báo cáo tài chính tại doanh nghiệp và những yếu tố ảnh hƣởng tới công tác này tại doanh nghiệp.
+ Phƣơng pháp kế thừa: Sử dụng phƣơng pháp kế thừa các tài liệu liên quan đến đề tài nghiên cứu nhằm phân tích, đánh giá để đƣa ra các giải pháp hợp lý nhất dựa trên các nguồn số liệu sẵn có.