3.1. Tổng quan về Công ty cổ phần Kinh Đô
3.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển
Tên công ty: Công ty cổ phần Kinh Đô
Trụ sở: 141 Nguyễn Du, P. Bến Thành, Q.1, TP. Hồ Chí Minh, Việt Nam Vốn điều lệ: 2.566.533.970.000 VNĐ
Công ty Cổ phần Kinh Ðô tiền thân là Công ty trách nhiệm hữu hạn (TNHH) Xây dựng và Chế biến thực phẩm Kinh Ðô, đƣợc thành lập năm 1993 theo Quyết định số 216 GP-UB ngày 27/02/1993 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân TP. Hồ Chí Minh ( TP.HCM) và Giấy phép Kinh doanh số 048307 do Trọng tài Kinh tế TP. HCM cấp ngày 02/03/1993. Những ngày đầu thành lập, Công ty chỉ là một xƣởng sản xuất nhỏ diện tích khoảng 100m2 tại Quận 6, TP.HCM, với 70 công nhân và vốn đầu tƣ 1,4 tỷ đồng, chuyên sản xuất và kinh doanh bánh snack - một sản phẩm mới đối với ngƣời tiêu dùng trong nƣớc.
Năm 1994: Sau hơn một năm kinh doanh thành công với sản phẩm bánh snack, Công ty tăng vốn điều lệ lên 14 tỷ đồng và nhập dây chuyền sản xuất snack trị giá 750.000USD từ Nhật. Thành công của bánh snack Kinh Ðô với giá rẻ, mùi vị đặc trƣng phù hợp với thị hiếu của ngƣời tiêu dùng trong nƣớc đã trở thành bƣớc đệm quan trọng cho sự phát triển không ngừng của Công ty Kinh Ðô sau này.
Năm 1996: Công ty đầu tƣ xây dựng nhà xƣởng mới tại số 6/134 Quốc lộ 13, Phƣờng Hiệp Bình Phƣớc, Quận Thủ Ðức và đầu tƣ dây chuyền sản xuất bánh cookies với công nghệ và thiết bị hiện đại của Ðan Mạch trị giá 5 triệu USD. Lúc này, số lƣợng công nhân của Công ty đã lên tới 500 ngƣời.
Năm 1997 và 1998: Công ty đầu tƣ dây chuyền sản xuất bánh mì, bánh bông lan công nghiệp trị giá 1,2 triệu USD với công suất 25 tấn bánh/ngày.
Cuối năm 1998: Công ty đƣa dây chuyền sản xuất kẹo chocolate vào khai thác với tổng đầu tƣ là 800.000 USD.
trung tâm thƣơng mại Savico - Kinh Ðô tại Quận 1, đánh dấu một bƣớc phát triển mới của Kinh Ðô sang các lĩnh vực kinh doanh khác ngoài bánh kẹo. Cũng trong năm 1999, Công ty khai trƣơng hệ thống bakery đầu tiên, mở đầu cho một chuỗi hệ thống của hàng bánh kẹo Kinh Ðô từ Bắc vào Nam sau này.
Năm 2000: Công ty tiếp tục tăng vốn điều lệ lên 51 tỷ đồng, mở rộng diện tích nhà xƣởng lên hơn 40.000 m2. Tiếp tục chiến lƣợc đa dạng hóa sản phẩm, Công ty đầu tƣ một dây chuyền sản xuất bánh crackers từ châu Âu trị giá trên 2 triệu USD, đây là một trong số các dây chuyền sản xuất bánh crackers lớn nhất khu vực.
Năm 2001: Công ty nhập một dây chuyền sản xuất kẹo cứng và một dây chuyền sản xuất kẹo mềm công suất 2 tấn/giờ trị giá 2 triệu USD. Cũng trong năm 2001, Công ty cũng nâng công suất sản xuất các sản phẩm crackers lên 50 tấn/ngày bằng việc đầu tƣ mới dây chuyền sản xuất bánh mặn crackers trị giá 3 triệu USD. Ngày 5/1/2001, Công ty nhận Giấy chứng nhận hệ thống quản lý chất lƣợng phù hợp tiêu chuẩn ISO 9002 do tổ chức BVQI cấp. Năm 2001 cũng là năm sản phẩm của Công ty đƣợc xuất khẩu mạnh sang các nƣớc Mỹ, Pháp, Canada, Ðức, Ðài Loan, Singapore, Nhật Bản, Lào, Camphuchia, Thái Lan,... để đảm bảo hiệu quả quản lý trong điều kiện quy mô sản xuất kinh doanh ngày càng lớn.
Tháng 9/2002: Công ty Cổ phần Kinh Ðô đƣợc thành lập với chức năng sản xuất kinh doanh bánh kẹo để tiêu thụ ở các tỉnh miền Nam, miền Trung và xuất khẩu. Công ty Cổ phần Kinh Ðô có vốn điều lệ là 150 tỷ đồng, trong đó vốn góp của Công ty TNHH Xây dựng và Chế biến Thực phẩm Kinh Ðô là 50 tỷ đồng. Trƣớc đó, vào năm 2001, Công ty Cổ phần Chế biến Thực phẩm Kinh Ðô Miền Bắc tại Hƣng Yên cũng đã đƣợc thành lập để sản xuất bánh kẹo cung ứng cho thị trƣờng các tỉnh phía Bắc. Cũng trong năm 2002, nhằm tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh, nhanh chóng hội nhập với các nƣớc khu vực và thế giới, hệ thống quản lý chất lƣợng theo tiêu chuẩn ISO 9002 đƣợc thay thế bằng hệ thống quản lý chất lƣợng theo tiêu chuẩn 9001:2000.
Năm 2003: Mua lại nhà máy kem Wall’s từ tập đoàn Unilever và thành lập Công ty KiDo, phát triển 2 nhãn hàng Merino và Celano với mức tăng trƣởng hàng năm trên 20%.
chính thức niêm yết trên thị trƣờng chứng khoán (mã chứng khoán: NKD). Đồng thời Kinh Đô cũng lên sàn giao dịch chứng khoán (mã chứng khoán: KDC). Kinh Đô đầu tƣ vào Tribeco.
Năm 2006: Xây dựng nhà máy Kinh Đô Bình Dƣơng, diện tích: 13ha, tổng vốn đầu tƣ: 660 tỷ đồng tại Khu công nghiệp (KCN) Việt Nam – Singapore. Nhận huân chƣơng lao động hạng III.
Năm 2007: Kinh Đô và Ngân hàng Eximbank trở thành đối tác chiến lƣợc. Kinh Đô và Công ty Nutifood trở thành đối tác chiến lƣợc. Kinh Đô đầu tƣ vào Vinabico.
Năm 2008: Nhà máy Kinh Đô Bình Dƣơng chính thức hoạt động. Kinh Đô đƣợc bình chọn thƣơng hiệu nổi tiếng Việt Nam. Kinh Đô đƣợc bình chọn là Thƣơng hiệu Quốc Gia.
Năm 2010: Sáp nhập công ty Kinh Đô Miền Bắc (NKD) và Công ty KiDo vào Công ty Cổ phần Kinh Đô (KDC).
Năm 2011: Ký kết đối tác chiến lƣợc với Công ty Ezaki Glico (Nhật Bản).
Năm 2012: Tiếp tục sáp nhập Vinabico vào KDC. Lần thứ 3 liên tiếp đƣợc bình chọn Thƣơng hiệu Quốc Gia.
Năm 2013: Kỷ niệm 20 năm ngày thành lập Kinh Đô. Nhận huân chƣơng lao động hạng II.
Năm 2014: Kinh Đô thâu tóm Vocarimex – Tổng công ty Công nghiệp Dầu Thực vật Việt Nam. Tham gia vào ngành hàng thiết yếu với sản phẩm đầu tiên là mì ăn liền Đại Gia Đình.
Năm 2015: Kinh Đô đã chính thức chia tay mảng bánh kẹo khi chuyển nhƣợng 80% cổ phần của CTCP Kinh Đô Bình Dƣơng cho tập đoàn Mondelez. Kinh Đô Bình Dƣơng là Công ty phụ trách toàn bộ mảng kinh doanh bánh kẹo, bao gồm cả công ty Kinh Đô Miền Bắc và mảng kinh doanh bánh trung thu. Hiện Công ty tập trung vào 3 nhóm sản phẩm chính gồm: Kem, dầu ăn – gia vị và mì ăn liền.
Ngày 2/10/2015, CTCP Kinh Đô đã chính thức đổi tên công ty thành CTCP Tập đoàn Kido với tên viết tắt là Kido Group (Mã chứng khoán: KDC). Kido hợp tác với Saigon Ve Wong xây dựng nhà máy trị giá 30 triệu USD tại khu công
nghiệp VSIP Bắc Ninh để sản xuất thực phẩm thiết yếu nhƣ mì ăn liền, gia vị, cháo, nui, nƣớc chấm…, thỏa thuận hợp tác với tập đoàn FGV và tập đoàn ITL tung sản phẩm Dầu ăn Đại Gia Đình & Hạt nêm Đại Gia Đình.