Giải pháp cải thiện hoạt động công ty

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Phân tích báo cáo tài chính tại Công ty Cổ phần Kinh Đô (Trang 83 - 88)

4.3.1. Xác định chính sách tài trợ, sử dụng đòn bẩy tài chính khoa học

Với cơ cấu vốn của Công ty trong giai đoạn nghiên cứu 2011 – 2014 ta thấy, vốn chủ sở hữu chiếm tỷ trọng rất lớn trong tổng nguồn vốn của Công ty. Nợ phải trả chiếm tỷ trọng nhỏ hơn nhiều so với vốn chủ sở hữu. Cụ thể, nguồn vốn chủ sở hữu năm 2014 chiếm tỷ trọng lớn hơn nhiều so với nợ phải trả (78,6% so với 20%), nợ dài hạn năm 2014 là 52 tỷ nhỏ hơn nhiều so với nợ ngắn hạn là 1.536 tỷ. Cho thấy khả năng đi chiếm dụng vốn của Công ty là khá thấp. Thêm vào đó là việc sử dụng đòn bẩy tài chính thấp. Vì vậy, Công ty cần xác định xem mình cần bao nhiêu vốn đầu tƣ, bao nhiêu vốn để hoạt động và thời gian sử dụng các nguồn vốn này

trong bao lâu, chi phí huy động và sử dụng vốn nhƣ thế nào… để từ đó có thể xem xét sử dụng thêm nguồn vốn vay sử dụng đòn bẩy tài chính hiệu quả, và cân đối lại lƣợng nợ dài hạn làm một trong các giải pháp huy động vốn khiến cơ cấu vốn và chính sách tài trợ của công ty đƣợc vững chắc hơn. Do đó, Công ty cần xem xét thực hiện các chính sách nhằm tăng cƣờng việc chiếm dụng vốn mà vẫn đảm bảo khả năng thanh toán nhƣ sau:

+ Chiếm dụng vốn của các nhà cung cấp: Mua chịu là một hình thức đã rất phổ biến trong môi trƣờng kinh doanh hiện nay. Một công ty nhỏ có thể không đủ tiêu chuẩn vay ngân hàng nhƣng vẫn có thể mua chịu đƣợc. Để tận dụng tốt nguồn tài trợ này, công ty cần chú ý mua chịu của các nhà cung cấp lớn, tiềm lực tài chính mạnh vì họ mới đủ khả năng bán chịu với thời hạn dài cho các doanh nghiệp nhỏ khác.

+ Nguồn vốn từ các tổ chức tài chính tín dụng: Ngân hàng có vai trò rất quan trọng việc bổ sung vốn kịp thời cho các doanh nghiệp. Thực tế công ty cũng đã rất thành công trong việc huy động các khoản nợ ngắn hạn song vẫn rất ít lần vay vốn trung và dài hạn để sử dụng. Hiện nay các khoản vay ngắn hạn của công ty đã quá dƣ thừa, hơn nữa các khoản vay ngắn hạn thƣờng có thời gian đáo hạn ngắn nên việc gia tăng nguồn tài trợ này dễ dẫn đến tình trạng các món nợ đến hạn chồng chất lên nhau gây lúng túng cho công ty khi cùng một lúc phải trả nhiều món vay. Ƣu điểm của các khoản vay dài hạn là những giao dịch vay mƣợn này tƣơng đối linh hoạt, ngƣời cho vay có thể thiết lập lịch trả nợ phù hợp với dòng tiền thu nhập của ngƣời vay.

4.3.2. Nâng cao hiệu quả hoạt động

Nhìn vào thực tế có thể thấy hiệu quả hoạt động của Công ty cổ phần Kinh Đô đang thấp hơn so với mặt bằng chung trong ngành nhƣ đã phân tích (thể hiện qua các chỉ tiêu tài chính nhƣ ROA, ROE). Một phần nguyên nhân là do công ty gia tăng đầu tƣ mạnh mẽ làm tăng tổng tài sản và nguồn vốn, làm cho ROA và ROE thấp đi. Tuy nhiên, để tƣơng xứng với mức tài sản và nguồn vốn lớn thì Công ty cần tạo ra doanh thu và lợi nhuận lớn tƣơng ứng. Chỉ khi nào hoạt động sản xuất kinh doanh đƣợc cải thiện, từ việc quản lý bán hàng để tăng doanh thu cho đến việc quản lý sản xuất để giảm chi phí, giá thành thì hiệu quả hoạt động mới tăng lên.

Nhƣ vậy, để khắc phục tình trạng này thì Công ty cần phải tổ chức quản lý chặt chẽ hoạt động, đặc biệt là khoản mục phải thu. Việc quản lý phải thu phải gắn liền với quản lý các khoản phải trả, để có thể cân đối đƣợc kỳ hạn thanh toán cho nhà cung cấp cũng nhƣ các tổ chức tín dụng, nâng cao uy tín thanh toán cho công ty. Quản lý hoạt động là công ty phải thƣờng xuyên nắm bắt đƣợc tình hình sản xuất, mua bán, tiền vay, tiền cho vay và mọi hoạt động liên quan. Cần phải có bộ phận thƣờng xuyên nắm bắt tình hình và lập phƣơng hƣớng xử lý ngay khi cần thiết.

4.3.3. Nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản

Qua phân tích ở chƣơng 3 ta thấy, hiệu quả sử dụng tài sản của Công ty chƣa đƣợc tốt thể hiện ở chỉ tiêu vòng quay tổng tài sản & vòng quay khoản phải thu thấp. Cho thấy việc sử dụng tài sản của Công ty vào các hoạt động sản xuất kinh doanh chƣa thực sự hiệu quả dù Công ty đã chú trọng đến tăng cƣờng đầu tƣ máy móc thiết bị, mở rộng quy mô sản xuất. Vì vậy để tăng hiệu quả sử dụng tài sản thì Công ty phải sử dụng các biện pháp để tăng sức sinh lời của tài sản và giảm sức hao phí của tài sản. Để tăng sức sinh lời của tài sản và giảm sức hao phí của tài sản thì Công ty phải tìm cách tăng doanh thu thuần và lợi nhuận sau thuế thông qua việc mở rộng thị trƣờng, thu hút thêm nhiều khách hàng, song song với chính sách bán hàng phù hợp để tăng uy tín đối với khách hàng. Bên cạnh đó việc giảm bớt chi phí, sử dụng tiết kiệm và tối đa các nguồn lực là việc hết sức cần thiết. Công ty nên chú trọng đến việc kiểm soát chi phí, đặc biệt là giảm chi phí tài chính, chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp. Đồng thời tăng cƣờng quản lý các khoản phải thu nhƣ: khi ký hợp đồng với khách hàng Công ty nên có các điều khoản ràng buộc về thời gian thanh toán đồng thời đƣa ra các chính sách khuyến khích thanh toán sớm. Mặt khác, xử lý về mặt pháp lý các trƣờng hợp nợ quá hạn, chiếm dụng vốn của Công ty. Có chính sách kiểm soát chặt chẽ từ khâu sản xuất đến khâu tiêu thụ, tránh lãng phí nguồn lực.

4.3.4. Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn

Nhƣ đã phân tích ở chƣơng 3, ta thấy Công ty có nguồn vốn dồi dào nhƣng hiệu quả sử dụng vốn lại thấp, (suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu ROE thấp hơn so với nhóm ngành tham chiếu). Do đó, trong tƣơng lai Công ty cần có giải pháp nâng

cao hiệu quả sử dụng vốn. Dƣới đây là một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng tại Công ty.

Nhƣ đã phân tích ở chƣơng 1, ta có:

Ta thấy, để tăng suất sinh lời của vốn chủ sở hữu có thể sử dụng các biện pháp: Tăng doanh thu và giảm chi phí, tăng số vòng quay của tài sản và thay đổi cơ cấu tài chính. Do đó công ty cần tập trung vào tăng doanh thu, cắt giảm chi phí, tăng cƣờng hiệu quả sử dụng tài sản nhằm tăng vòng quay của tài sản.

Tăng cƣờng các biện pháp cắt giảm và quản lý chi phí:

+ Chi phí bán hàng: Chi phí bán hàng tăng nhanh qua các năm chứng tỏ một phần, công tác quản lý chi phí bán hàng ngày càng yếu dần, hiệu quả quản lý các khoản chi phí bán hàng ngày càng thấp. Do đó, Công ty cần quản lý chặt chẽ hơn chi phí bán hàng nhằm tăng hiệu quả hoạt động kinh doanh.

+ Chi phí nguyên vật liệu: Kinh Đô phải có chính sách tìm các đối tác cung ứng trực tiếp vật tƣ, nguyên vật liệu đầu vào có chất lƣợng, ổn định và giá cả hợp lý để từ đó sản xuất ra sản phẩm chất lƣợng cao, giá thành hợp lý đáp ứng yêu cầu của ngƣời tiêu dùng.

+ Với chi phí sản xuất chung: Tiết kiệm, giảm bớt các chi phí không cần thiết, tuyên truyền nâng cao ý thức tiết kiệm tới từng bộ phận, cá nhân ngƣời lao động kết hợp với các hình thức khen thƣởng, kỷ luật hợp lý.

Ngoài ra việc thu hồi các khoản nợ của Công ty là một việc rất quan trọng, bởi đây chính là nguồn tiền để Công ty có thể thực hiện tái sản xuất. Đồng thời nguồn vốn của Công ty một phần bị tồn đọng chính trong những khoản nợ này do

ROE = ROS x x = ROA Vòng quay tài sản x 1 – Tỷ số nợ 1 1 1- Tỷ số nợ

vậy việc thu hồi các khoản nợ là rất cần thiết đối với Công ty. Do vậy cần tăng cƣờng khả năng thu hồi nợ của Công ty, làm tăng khả năng quay vòng vốn của Công ty cũng tốt hơn, tránh đƣợc tình trạng bị khách hàng chiếm dụng vốn. Vì vậy muốn thu hồi và quản lý nợ tốt, Công ty nên áp dụng các biện pháp sau:

+ Theo dõi chặt chẽ thời hạn của các khoản phải thu, thấy đƣợc khoản nào đã đến hạn, khoản nào quá hạn từ đó có biện pháp thu hồi kịp thời tránh để rơi vào tình trạng bị chiếm dụng vốn.

+ Kiểm tra các điều khoản đƣợc ghi trong hợp đồng, đặc biệt chú ý đến thời gian và phƣơng thức thanh toán.

+ Có chính sách bán hàng phù hợp nhƣ: Giảm giá, chiết khấu thanh toán, chiết khấu thƣơng mại để thúc đẩy khả năng thanh toán của khách hàng.

+ Thực hiện chính sách thu tiền linh hoạt, mềm dẻo nhằm mục đích vừa không làm mất thị trƣờng vừa thu hồi đƣợc các khoản nợ dây dƣa khó đòi.

4.3.5. Tiếp tục đẩy mạnh phát triển nguồn nhân lực

Đội ngũ nhân lực là một yếu tố có ý nghĩa quyết định đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của một doanh nghiệp. Trong quá trình sản xuất kinh doanh đội ngũ nhân lực tác động đến mọi khâu, đến mọi quá trình hoạt động từ khâu thu mua nguyên vật liệu, chế tạo ra sản phẩm đến quá trình tiêu thụ sản phẩm, hay nói cách khác nguồn nhân lực là nguồn gốc sáng tạo ra mọi của cải vật chất cho xã hội. Do đó, Công ty cần phải phát huy đƣợc sức mạnh của đội ngũ lao động khơi dậy trong họ tiềm năng to lớn tạo cho họ động lực để họ phát huy đƣợc hết khả năng. Khi đó công việc đƣợc giao cho họ sẽ đạt hiệu quả cao nhất. Tiêu chuẩn tối ƣu của đội ngũ lao động đòi hỏi phải có trình độ kỹ thuật cao về chuyên môn và phải đào tạo có hệ thống. Vì vậy, để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, Công ty cần phải có kế hoạch đào tạo bồi dƣỡng đội ngũ cán bộ lao động bằng cách:

+ Công ty cần nâng cao tiêu chuẩn tuyển chọn lao động, đảm bảo chất lƣợng lao động tuyển thêm. Mặt khác, do yêu cầu đổi mới công nghệ nên công ty cần khuyến khích ngƣời lao động không ngừng học hỏi nâng cao kiến thức để đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật.

+ Công ty cần phải chú ý đến việc phân phối thù lao lao động và thu nhập đúng với khả năng và công sức của ngƣời lao động. Làm đƣợc nhƣ vậy sẽ tạo ra động lực thúc đẩy ngƣời lao động tự nâng cao trình độ và năng lực để tiến hành công việc có chất lƣợng và hiệu quả cao góp phần tăng kết quả sản xuất kinh doanh của công ty.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Phân tích báo cáo tài chính tại Công ty Cổ phần Kinh Đô (Trang 83 - 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)