Về kết quả phân tích

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Phân tích báo cáo tài chính tại Công ty Cổ phần Kinh Đô (Trang 76 - 81)

3.3. Đánh giá thực trạng phân tích báo cáo tài chính và hoạt động công ty

3.3.2. Về kết quả phân tích

Những điểm mạnh về tình hình tài chính của Công ty cổ phần Kinh Đô: + Chiến lƣợc tái cấu trúc giai đoạn 2009 – 2014 hợp lý:

Năm 2009 Công ty đã đƣa ra kế hoạch phát triển bền vững qua 4 giai đoạn, đây là tiến trình để tạo ra nền tảng về quy mô của ngành thực phẩm và nƣớc giải khát, đó cũng là nền tảng cho Công ty tăng tốc ở giai đoạn sau. Trọng tâm trong việc chuyển đổi này là thƣơng hiệu. Công ty tiến hành tái cấu trúc lại kiến trúc thƣơng hiệu sản phẩm trong mỗi ngành hàng. Điều này sẽ giúp tạo đƣợc giá trị cao hơn ở tất cả phân khúc thị trƣờng. Việc xây dựng thƣơng hiệu nhằm nâng độ nhận biết và củng cố lòng trung thành của khách hàng sẽ đƣợc tiếp cận một cách bài bản và chiến lƣợc hơn. Mục đích là tạo đƣợc giá trị cao hơn từ những thƣơng hiệu con, từ đó đạt đƣợc những giá trị lớn hơn với thƣơng hiệu lớn Kinh Đô.

Hoạch định chiến lƣợc luôn luôn là yếu tố then chốt quyết định đến thành công hay thất bại của mọi doanh nghiệp. Do đó, có một chiến lƣợc đúng đắn và hợp lý sẽ là điểm mạnh lớn của Công ty cổ phần Kinh Đô trong quản trị tài chính nói riêng và quản trị doanh nghiệp nói chung. Giúp cho Công ty có thể hoạt động tốt, mang lại hiệu quả

+ Nhóm chỉ tiêu về khả năng thanh toán của Công ty đƣợc đánh giá là an toàn. Cả 3 hệ số khả năng thanh toán đều ở mức cao qua 4 năm nghiên cứu từ 2011 – 2014, so với nhóm ngành tham chiếu thì Công ty đạt mức cao, thêm vào đó khả năng thanh toán lãi vay cũng rất cao. Do đó, các nhà cung cấp, ngân hàng cho vay có thể có thể yên tâm về khả năng thanh toán, trả nợ và lãi vay của Công ty.

+ Khả năng độc lập tài chính tốt:

Mức độ độc lập tài chính của Công ty khá cao. Tỷ số nợ trên tài sản của Công ty qua 4 năm từ 2011 – 2014 lần lƣợt là 33,72%; 26,64%; 23,43%; 20,16%. Tỷ số nợ này ở mức khá thấp so với mức trung bình của nhóm ngành năm 2014 là 43,60%. Và hệ số tự tài trợ của Công ty năm 2011 là 66%, năm 2012 là 73%, năm 2013 là 77%, năm 2014 là 80%. Trong khi đó hệ số này của nhóm ngành tham chiếu năm 2014 là 62,7%. Cho thấy, Công ty hoàn toàn đủ vốn và chủ động trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Với khả năng độc lập tài chính tốt nên Công ty có thể tận dụng tốt các cơ hội đầu tƣ tiềm năng tại thị trƣờng Việt Nam và khu vực. Hiện tại, Công ty đang từng bƣớc thực hiện chiến lƣợc mở rộng và đa dạng hóa ngành hàng, đánh dấu bằng việc Kinh Đô chính thức tham gia vào 3 ngành hàng mới: Dầu ăn, Mì gói – Gia vị và Café.

+ Quản lý hàng tồn kho tốt:

Trong số các chỉ tiêu về khả năng hoạt động của công ty, vòng quay hàng tồn kho là chỉ số tốt. Trong suốt 4 năm từ 2011 đến 2014, chỉ số này đạt mức trung bình là 6,77 vòng/năm cao hơn mức trung bình nhóm ngành là 5,5 vòng/năm. Quản lý hàng tồn kho tốt là rất quan trọng đối với doanh nghiệp ngành thực phẩm nói chung vì đặc thù của các doanh nghiệp thực phẩm là hàng hóa có hạn sử dụng nhanh do đó Công ty phải quản lý tốt để không bị hết hạn sử dụng. Nếu không đƣợc quản lý và luân chuyển tốt thì sẽ rất rủi ro cho doanh nghiệp. Công ty cổ phần Kinh Đô có đƣợc chính sách hàng tồn kho tốt là nhờ cách thức quản lý hợp lý của ban điều hành công ty đặc biệt là của Tổng giám đốc với hơn 20 năm kinh nghiệm trong nghề. Ngoài ra, Công ty vẫn luôn thận trọng trong việc quản lý rủi ro về giá và chủ động nguồn nguyên vật liệu để hạn chế về giá tốt hơn.

Qua 4 năm từ năm 2011 đến năm 2014, tốc độ tăng trƣởng của tổng tài sản tăng là 35,57%, doanh thu thuần tăng là 16,61% và lợi nhuận sau thuế tăng là 92,76%. Kết quả khả quan này đạt đƣợc là nhờ Công ty đã thực hiện việc tái cấu trúc thành công, từng bƣớc xây dựng và phát triển KDC trở thành tập đoàn thực phẩm hàng đầu. Với 2 mục tiêu chiến lƣợc: Xây dựng mô hình kênh phân phối chuyên biệt và xây dựng mô hình kinh doanh lấy ngƣời tiêu dùng làm trọng tâm.

Năm 2014, đánh dấu chặng đƣờng phát triển mới của Tập đoàn Kinh Đô (KDC) sau bƣớc ngoặt 21 năm không ngừng lớn mạnh và khẳng định vị trí dẫn đầu trên thị trƣờng bánh kẹo Việt Nam. Những năm gần đây, ngành bánh kẹo đã đi vào giai đoạn bão hòa, mức độ tăng trƣởng không còn kỳ vọng nhƣ trƣớc. Kinh Đô đang tìm hƣớng đi mới, lĩnh vực kinh doanh mới với quy mô và không gian thị trƣờng rộng lớn hơn. Ngành hàng thiết yếu đang là mục tiêu Kinh Đô hƣớng tới. Để có thêm nguồn lực cho việc thâm nhập vào mảng ngành hàng mới có thị trƣờng năng động và rộng lớn hơn, KDC đã thực hiện 1 bƣớc ngoặt bứt phá là chuyển giao ngành hàng bánh kẹo cho một đối tác quốc tế - tập đoàn Mondelez International. Sự hợp tác này sẽ giúp việc kinh doanh trong lĩnh vực bánh kẹo phát triển mạnh hơn nữa trong tƣơng lai.

Những điểm yếu về tài chính của Công ty cổ phần Kinh Đô + Hiệu quả hoạt động chƣa cao:

Hiệu quả hoạt động của Công ty cổ phần Kinh Đô trong những năm vừa qua vẫn còn thấp hơn so với doanh nghiệp cùng ngành. Cụ thể, tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản (ROA) và tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu (ROE) luôn ở mức thấp hơn so với chỉ tiêu nhóm ngành tham chiếu. ROA cho thấy khoản lãi đƣợc tạo ra từ lƣợng vốn đầu tƣ hay lƣợng tài sản chƣa cao, nhƣ vậy Công ty chƣa thực sự sử dụng hiệu quả tài sản của mình. Do đó, công ty nên cân nhắc việc rà soát, đánh giá hiệu suất khai thác tài sản hiện tại thay vì tiếp tục đẩy mạnh mở rộng quy mô hoạt động để đạt đƣợc sự phát triển thực sự bền vững. Tƣơng tự, ROE dao động ở mức 7,1% – 10,1% ( so với mức chỉ tiêu nhóm ngành là 11,7% năm 2014) thể hiện Công ty sử dụng đồng vốn của cổ đông chƣa hiệu quả bằng các doanh nghiệp khác cùng ngành. Vì vậy,

Công ty nên cân đối một cách hài hòa giữa vốn cổ đông với vốn đi vay để khai thác lợi thế cạnh tranh của mình trong quá trình huy động vốn, mở rộng quy mô.

+ Chƣa chú trọng sử dụng đòn bẩy tài chính:

Thể hiện qua việc hệ số đòn bẩy khá thấp, điều này có thể sẽ làm giảm hiệu quả sử dụng nguồn vốn, đồng thời Công ty cũng chƣa tận dụng đƣợc giảm thuế của các khoản nợ vay để tăng lợi nhuận sau thuế. Tỷ trọng nợ phải trả trong tổng nguồn vốn của Kinh Đô thấp, tỷ trọng trung bình qua 4 năm 2011 – 2014 là 25,98%. Có vẻ nhƣ Công ty đang quá thận trọng trong tài chính. Công ty cần xem xét lại vấn đề này vì việc sử dụng vốn vay sẽ mang lại cho Công ty nhiều lợi thế. Ví dụ nhƣ đƣợc lợi thế về thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp hay chi phí sử dụng vốn thấp hơn so với việc sử dụng nguồn vốn chủ sở hữu.

+ Hiệu quả sử dụng tài sản chƣa tốt:

Vòng quay khoản phải thu & vòng quay tổng tài sản thấp:

Nếu nhƣ quản lý hàng tồn kho là điểm mạnh của Công ty thì ngƣợc lại, quản lý khoản phải thu là điểm yếu của Công ty. Trong giai đoạn nghiên cứu (2011 – 2014) chỉ số vòng quay khoản phải thu của Công ty dao động trong mức 4,63 vòng/năm – 5,89 vòng/năm. So với mức trung bình nhóm ngành là 10,57 vòng/năm (năm 2014), cho thấy công tác quản lý khoản phải thu của Công ty cần đƣợc rà soát và điều chỉnh lại tránh tạo ra bất lợi cho hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty vì vòng quay vốn lƣu động bị kéo dài. Vốn lƣu động luân chuyển chậm đòi hỏi lƣợng tiền tài trợ cho mỗi chu kỳ kinh doanh ngày càng nhiều, tạo áp lực cho Công ty trong việc huy động vốn và gánh chịu chi phí tài chính tăng thêm. Thêm vào đó, vòng quay tổng tài sản thấp, cho thấy việc sử dụng tài sản của Công ty vào các hoạt động sản xuất kinh doanh chƣa thực sự hiệu quả.

+ Chi phí hoạt động khá cao:

Chi phí bán hàng, tổng hợp và hành chính (Chi phí SG&A – Selling, General and Administrative Expenses) chiếm một tỷ trọng lớn trên doanh thu thuần hàng năm của KDC, đặc biệt trong đó chi phí bán hàng chiếm tỷ trọng cao nhất. Chi phí bán hàng

tăng nhanh qua các năm chứng tỏ một phần, công tác quản lý chi phí bán hàng ngày càng yếu dần, hiệu quả quản lý các khoản chi phí bán hàng ngày càng thấp.

CHƢƠNG 4

GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH VÀ HOẠT ĐỘNG CÔNG TY

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Phân tích báo cáo tài chính tại Công ty Cổ phần Kinh Đô (Trang 76 - 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)