Khái quát về đặc điểm tự nhiên, kinh tế xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn huyện xuân trường, tỉnh nam định (Trang 31 - 33)

CHƢƠNG II NGUỒN TÀI LIỆU VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1 Khái quát về đặc điểm tự nhiên, kinh tế xã hội

3.1.1 Đặc điểm tự nhiên

3.1.1.1 Vị tr ị lý

Xuân Trƣờng là huyện đồng bằng nằm ở phía Đông Nam tỉnh Nam Định, có tọa độ địa lý từ 20015' đến 20024' vĩ độ Bắc và từ 106017' đến 108025' kinh độ Đông.

Phía Bắc giáp với tỉnh Thái Bình. Phía Nam giáp huyện Hải Hậu. Phía Tây giáp huyện Trực Ninh. Phía Đông giáp huyện Giao Thủy.

Hình 3.1: Bản đồ tỉnh Nam Định

Xuân Trƣờng có mạng lƣới giao thông đƣờng bộ, đƣờng sông thuận lợi. Đƣờng quốc lộ 21, tỉnh lộ 489 chạy qua huyện tạo sự liên hoàn hệ thống giao thông cùng với hệ thống các sông Hồng, sông Ninh Cơ, sông Sò tạo thành hệ thống giao

thông thuận tiện cho phát triển, giao lƣu kinh tế với các huyện trong tỉnh và trong toàn quốc.

Với vị trí địa lý khá thuận lợi, đó là điều kiện quan trọng để Xuân Trƣờng phát triển kinh tế năng động, đa dạng và hòa nhập với việc phát triển kinh tế - xã hội, khoa học kỹ thuật trong vùng, trong tỉnh.

3.1.1.2 Đị ìn , ịa mạo

Địa hình Xuân Trƣờng mang đặc điểm địa hình đồng bằng, địa hình khá bằng phẳng, thấp dần về giữa huyện trong đó thấp nhất là các xã Xuân Ngọc, Xuân Thủy và một phần xã Xuân Bắc, Xuân Phong. Đất đai ở đây đƣợc chia thành 2 vùng: Vùng đất bãi hàng năm đƣợc bù đắp bởi lƣợng phù sa sông Hồng và sông Ninh Cơ. Vùng trong đê là vùng đồng bằng có địa hình bằng phẳng với hệ thống kênh mƣơng tự chảy hàng năm cung cấp nƣớc cho trồng trọt và sinh hoạt.

Đất đai phì nhiêu, tạo điều kiện phát triển tiềm năng nông nghiệp, đặc biệt là trồng trọt; ở một số vùng đất ven sông trong và ngoài đê có thể phát triển mạnh trồng màu và cây công nghiệp. Nhìn chung điều kiện địa hình của Xuân Trƣờng tạo ra hệ sinh thái động, thực vật khá đa dạng, phong phú, đồng thời thuận lợi cho việc xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển kinh tế, xã hội.

3.1.2 Đặc điểm kinh tế, xã hội

3.1.2.1 Dân s và l o ng

Năm 2017, dân số trung bình của toàn huyện là 165.809 ngƣời, trong đó dân số nữ là 85.184 ngƣời, chiếm 51,37% dân số. Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên của toàn huyện là 1,38%/năm. Mật độ dân số trung bình là 1.443 ngƣời/km2. Dân số ở nông thôn là 158.242 ngƣời chiếm 95,44% dân số và dân số ở thành thị là 7.567 ngƣời chiếm 4,56% dân số. Xuân Trƣờng là một trong các huyện có mật độ dân số cao và không đồng đều giữa các xã trong huyện. Dân số tăng, đô thị hóa nhanh làm cho công tác quản lý nhà nƣớc về đất đai gặp rất nhiều khó khăn nhƣ giải phóng mặt bằng, tái định cƣ.

Tổng số lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế là 93.127 ngƣời chiếm 56,17% dân số toàn huyện. Lao động của huyện đƣợc phân phối trong các ngành không đều, lực lƣợng lao động trong ngành nông nghiệp vẫn chiếm tỷ lệ lớn.

Trong những năm qua nền kinh tế của huyện gặp không ít khó khăn thử thách. Song dƣới sự lãnh đạo sát sao của cấp ủy Đảng, chính quyền địa phƣơng, sự phấn đấu vƣơn lên của các cấp, các ngành, nhân dân các dân tộc trong huyện vẫn tiếp tục tăng trƣởng, đời sống nhân dân trong huyện cơ bản đƣợc ổn định về nhiều mặt.

Tốc độ tăng trƣởng kinh tế bình quân hàng năm 10,8%. Cơ cấu kinh tế có sử chuyển dịch tích cực theo hƣớng tăng tỷ trọng nhóm ngành dịch vụ, du lịch. Đến năm 2010, Ngành nông – thủy sản chiếm 26%, công nghiệp - xây dựng chiếm 43%; ngành dịch vụ - du lịch chiếm 31% trong cơ cấu kinh tế. (Nguồn UBND huy n

Xuân Trường).

Phát triển kinh tế tác động đến việc sử dụng đất: Trong 5 năm qua, cơ cấu kinh tế của huyện có bƣớc chuyển biến mạnh với sự tăng trƣởng nhanh chóng của hai lĩnh vực kinh tế đó là công nghiệp-xây dựng và thƣơng mại-dịch vụ dẫn đến cơ cấu kinh tế có sự thay đổi đó là giảm tỷ trọng nông nghiệp, tăng tỷ trọng ngành công nghiệp-xây dựng và thƣơng mại - dịch vụ.

Giao thông: Trong những năm qua đƣợc sự quan tâm của các cấp, các ngành và đặc biệt là sự đóng góp đáng kể của nhân dân địa phƣơng hệ thống giao thông trên địa bàn toàn huyện phát triển khá mạnh. . Quốc lộ, tỉnh lộ, huyện lộ và đƣờng liên xã cơ bản đƣợc rải nhựa, đƣờng giao thông nông thôn đã đƣợc kiên cố hóa; hệ thống giao thông quốc lộ, tỉnh lộ đã đạt từ cấp V đến cấp III đồng bằng, đảm bảo chất lƣợng khai thác từ trung bình trở lên.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn huyện xuân trường, tỉnh nam định (Trang 31 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)