Thiết kế quy trình nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng chiến lược phát triển cho công ty cổ phần xây dựng số 1 hà nội (Trang 41 - 43)

Trong khuôn khổ của luận văn này, tác giả thực hiện các bƣớc nghiên cứu theo quy trình sau.

Hình 2.1: Quy trình nghiên cứu

(Nguồn: Tác giả đề xuất)

Hình 2.1 cho thấy quy trình nghiên cứu của luận văn đƣợc thực hiện qua 3 bƣớc. Nội dung của từng bƣớc đƣợc trình bày cụ thể dƣới đây.

2.2.1. Xác định vấn đề nghiên cứu

Căn cứ vào tình hình thực tế hoạt động của HACC1 và những kiến thức của tác giả quản trị chiến lƣợc, tác giả lựa chọn vấn đề nghiên cứu là xây dựng chiến lƣợc phát triển cho HACC1. Tổng quan tài liệu tham khảo cho thấy chủ đề nghiên cứu là có tính cấp thiết và tính thực tiễn cao, hoàn toàn phù hợp với mong muốn của tác giả muốn đem lại giá trị thực tế cho doanh nghiệp.

Bƣớc 1

Nghiên cứu cơ sở lý luận về xây dựng chiến lƣợc

Thu thập dữ liệu thứ cấp và sơ cấp về các yế u tố môi trƣờng chiến lƣợc của HACC1

Bƣớc 2 Phân tích dữ liệu

Đánh giá các yếu tố môi trƣờng để xây dựng ma trận SWOT

Bƣớc 3 Đề xuất giải pháp và các điều kiện thực

2.2.2. Thu thập dữ liệu

Tác giả tìm kiếm tài liệu sách báo chuyên ngành thông qua thƣ viện, các trang mạng điện tử, các báo cáo tài chính, kết luận cuộc họp, quy định nội bộ...sau đó phân loại. Sau khi phân loại tôi đã xác định các vấn đề liên quan cần đọc. Khi nghiên cứu tài liệu, tác giả đánh đánh dấu toàn bộ các thông tin cần thiết phục vụ cho việc tra cứu sau này. Một số thông tin đã đƣợc trích dẫn trực tiếp, một phần đƣợc tổng hợp hoặc khái quát ý để diễn đạt lại trong luận văn. Các dữ liệu thứ cấp về thực trạng chiến lƣợc phát triển của HACC1 đƣợc thu thập chủ yếu từ các nguồn nhƣ các phòng, ban hay đơn vị trực thuộc.

Bên cạnh đó, tác giả thu thập dữ liệu sơ cấp thông qua việc phỏng vấn trực tiếp, lấy ý kiến chuyên gia và thông qua thảo luận nhóm. Từ đó tác giả phân tích, tổng hợp, so sánh, đối chiếu, diễn giải để có đƣợc những kết luận tin cậy về các yếu tố thuộc về môi trƣờng chiến lƣợc và môi trƣờng nội bộ của HACC1.

Đối với việc đánh giá các yếu tố thuộc môi trƣờng ngành theo mô hình 5 lực lƣợng cạnh tranh của Porter, tác giả tiến hành phỏng vấn sâu theo nhóm các nhà quản trị để lấy ý kiến đánh giá, cho điểm của họ về áp lực của từng lực lƣợng cạnh tranh theo thang điểm từ 1 đến 5 với mức 1 = áp lực rất thấp, 2 = áp lực thấp, 3 =

áp lực trung bình, 4 = áp lực cao và 5 = áp lực rất cao.

Sau đó, các nhà quản trị phải xếp hạng các lực lƣợng cạnh tranh theo mức độ áp lực là thấp, trung bình và cao, cũng nhƣ dự báo xu hƣớng thay đổi của các lực lƣợng này.

Bên cạnh đó, nhằm phân tích chi tiết các đối thủ cạnh tranh của HACC1, tác giả cũng tiến hành phỏng vấn sâu các nhà quản trị để lấy ý kiến về các năng lực cạnh tranh của CT trong mối quan hệ so sánh với cá đối thủ cạnh tranh trực tiếp trong ngành. Bảng ma trận năng lực cạnh tranh đƣợc xây dựng với các bƣớc cơ bản gồm:

Bƣớc 1: Liệt kê các yếu tố cạnh tranh và mức độ quan trọng tƣơng đối của các yếu tố cạnh tranh này đến sự thành công của doanh nghiệp trong ngành

Bƣớc 2: Đánh giá công ty và các đối thủ cạnh tranh then chốt theo từng nhân tố cạnh tranh. Thang điểm đánh giá từ 1 đến 10

Bƣớc 3: Tính toán các điểm số cạnh tranh

Bƣớc 4: Rút ra kết luận về quy mô, mức độ của ƣu thế hay bất lợi trong cạnh tranh của công ty

Riêng đối với đánh giá môi trƣờng nội bộ, tác giả tiếp tục thực hiện phỏng vấn sâu với các nhà quản trị để họ đánh giá về năng lực của công ty theo các tiêu chí của năng lực cốt lõi. Từ đó, các năng lực cốt lõi đƣợc xác định một cách cụ thể hơn.

2.2.3. Phân tích và tổng hợp kết quả nghiên cứu

Các dữ liệu thứ cấp về môi trƣờng chiến lƣợc và các hoạt động nội bộ của HACC1 đƣợc tổng hợp và tính toán, phân tích bằng phần mềm Excel. Từ đó một số đánh giá về môi trƣờng bên trong và bên ngoài của tổ chức đƣợc xác định, giúp nhà quản trị thiết lập các ma trận EFE, IFE và ma trận SWOT. Những thông tin này sẽ là căn cứ đề xuất các giải pháp chiến lƣợc phát triển HACC1 trong giai đoạn 2018 – 2025.

Sau đó, các ma trận chiến lƣợc chính và ma trận QSPM đƣợc thiết lập để lựa chọn giải pháp chiến lƣợc phát triển cho doanh nghiệp. Việc cho điểm các yếu tố trong các ma trận này đều do các nhóm nhà quản trị của HACC1 thực hiện và tác giả tổng hợp lại.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng chiến lược phát triển cho công ty cổ phần xây dựng số 1 hà nội (Trang 41 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)