4.3. Các giải pháp thực thi chiến lƣợc phát triển HACC1
4.3.3. Xây dựng văn hóa doanh nghiệp hội nhập
Văn hóa doanh nghiệp quyết định sự trƣờng tồn của doanh nghiệp. Nó giúp doanh nghiệp trƣờng tồn và là một tài sản của doanh nghiệp. Cụ thể hơn, văn hóa doanh nghiệp giúp ta: giảm xung đột; điều phối và kiểm soát; tạo động lực làm việc; tạo lợi thế cạnh tranh; v.v..
- Giảm xung đột: Văn hóa doanh nghiệp là keo gắn kết các thành viên của doanh nghiệp. Nó giúp các thành viên thống nhất về cách hiểu vấn đề, đánh giá, lựa chọn và định hƣớng hành động. Khi ta phải đối mặt với xu hƣớng xung đột lẫn nhau thì văn hóa chính là yếu tố giúp mọi ngƣời hòa nhập và thống nhất.
- Điều phối và kiểm soát: Văn hóa doanh nghiệp điều phối và kiểm soát hành vi cá nhân bằng các câu chuyện, truyền thuyết; các chuẩn mực, thủ tục, quy trình, quy
tắc… Khi phải ra một quyết định phức tạp, văn hóa doanh nghiệp giúp ta thu hẹp phạm vi các lựa chọn phải xem xét.
- Tạo động lực làm việc: Văn hóa doanh nghiệp giúp nhân viên thấy rõ mục tiêu, định hƣớng và bản chất công việc mình làm. Văn hóa doanh nghiệp còn tạo ra các mối quan hệ tốt đẹp giữa các nhân viên và một môi trƣờng làm việc thoải mái, lành mạnh. Văn hóa doanh nghiệpphù hợp giúp nhân viên có cảm giác mình làm công việc có ý nghĩa, hãnh diện vì là một thành viên của doanh nghiệp. Điều này càng có ý nghĩa khi tình trạng “chảy máu chất xám” đang phổ biến. Lƣơng và thu nhập chỉ là một phần của động lực làm việc. Khi thu nhập đạt đến một mức nào đó, ngƣời ta sẵn sàng đánh đổi chọn mức thu nhập thấp hơn để đƣợc làm việc ở một môi trƣờng hòa đồng, thoải mái, đƣợc đồng nghiệp tôn trọng hơn.
- Lợi thế cạnh tranh: Tổng hợp các yếu tố gắn kết, điều phối, kiểm soát, tạo động lực… làm tăng hiệu quả hoạt động và tạo sự khác biệt trên thị trƣờng. Hiệu quả và sự khác biệt sẽ giúp doanh nghiệp cạnh tranh tốt trên thị trƣờng.
Thế nhƣng để xây dựng đƣợc văn hóa doanh nghiệp không đơn thuần chỉ là sự nỗ lực của nhà quản trị mà còn đòi hỏi sự nỗ lực của tất cả các thành viên, sự khởi xƣớng, cổ vũ, động viên của lãnh đạo. Với cách hiểu, nhận thức đúng đắn về văn hóa doanh nghiệp sẽ giúp các doanh nghiệp từng bƣớc xây dựng thành công văn hoá cho mình.
Vì vậy, tác giả đề xuất:
Một là, Công ty phải ban hành những quy định, quy chế chung và tổ chức các buổi trò chuyện giữa lãnh đạo và tập thể nhân viên về giá trị văn hóa công ty. Mục tiêu giúp đội ngũ nhân viên hiểu rõ và ý thức đƣợc lợi ích của văn hóa nội bộ đến sự phát triển của bản thân công ty. Sự quan tâm lẫn nhau giúp xoá bỏ rào cản giao tiếp và tăng sự tƣơng tác giữa các thành viên trong doanh nghiệp, từ đó tạo ra cảm giác gắn bó và muốn giúp đỡ nhau hơn trong quá trình làm việc cùng nhau.
Hai là, triển khai hoạt động văn hóa công ty cụ thể: Kiến trúc và nội thất văn
phòng xanh sạch tƣợng trƣng cho thành phố và có trƣng bày nhà mô hình, nhân viên mặc đồng phục theo quy định tạo nên sự chuyên nghiệp, các nghi thức đƣợc tổ chức hợp lý nhƣng đảm bảo sự trang trọng, hệ thống khen thƣởng, du lịch công ty,...
Đối với xã hội duy trì và phát triển tinh thần lá lành đùm lá rách. Thƣờng xuyên tổ chức các chƣơng trình thiện nguyện bằng cách trích 1 ngày lƣơng ủng hộ bão lũ hay các hoàn cảnh đặc biệt khó khăn chia sẻ với cộng đồng.
Ba là, Ổn định và phát triển văn hóa: Nhà lãnh đạo phải duy trì và cập nhật
những yếu tố mới để phát triển thêm giá trị hữu ích cho văn hóa doanh nghiệp để nó không bị lạc hậu khi môi trƣờng xung quanh thay đổi.
4.3.4. Nâng cao vai trò lãnh đạo chiến lược
Trong doanh nhiệp, vai trò của ngƣời lãnh đạo cũng đóng vai trò đến sự quyết định thành công lâu dài của doanh nghiệp, đặc biệt trong quá trình dẫn dắt thực thi chiến lƣợc.
Ngƣời lãnh đạo phải biết tạo mối quan hệ tốt với các chủ đầu tƣ, chủ dự án là một công việc rất quan trọng trong ngành xây dựng vì để nhận thầu thi công 01dự án hoặc 01 gói thầu, phải trải qua rất nhiều giai đoạn, đòi hỏi sự hợp tác chặt chẽ giữa nhà thầu và chủ đầu tƣ dự án.
Để theo dõi đƣợc trình tự quá trình thực hiện nhƣ thế nào thì các nhà quản trị công ty phải tạo lập một mạng lƣới rộng rãi các mối liên hệ và nguồn thông tin chính thức và không chính thức. Những kênh thƣờng dùng bao gồm việc nói chuyện với các nhân viên chủ chốt dƣới quyền, xem xét các bản báo cáo và những kết quả hoạt động gần nhất, nói chuyện với khách hàng, thăm dò các phản ứng cạnh tranh của đối thủ cạnh tranh, tiếp cận thông tin mật, lắng nghe nhân viên và trực tiếp tìm hiểu tình hình.
Thƣờng xuyên đi khảo sát thực tế và nói chuyện với nhiều ngƣời khác nhau tại các vị trí khác nhau. Quản trị bằng cách đi xuống các cơ sở có thể thực hiện bằng rất nhiều cách khác nhau để có đƣợc thông tin chính xác cho việc điều hành và thực thi chiến lƣợc của công ty.
4.4. Hạn chế của luận văn và hƣớng nghiên cứu tiếp theo
4.4.1. Hạn chế của luận văn
Trong khuôn khổ thời gian và nguồn lực có hạn, luận văn có một số hạn chế nhất định sau.
Một là, luận văn chỉ sử dụng các phƣơng pháp nghiên cứu định tính để thu thập các thông tin sơ cấp và thứ cấp. Chất lƣợng dữ liệu sơ cấp phụ thuộc vào đối tƣợng cung cấp, kỹ thuật khai thác dữ liệu. Do đó, khó có thể tránh khỏi hiện tƣợng bị nhiễu.
Hai là, luận văn chỉ tập trung phân tích các yếu tố môi trƣờng bên trong và bên ngoài HACC1 trong 3 năm gần đây và xác định các xu hƣớng trong giai đoạn ngắn (5 – 10 năm). Từ đó, các căn cứ để đƣa ra đề xuất chiến lƣợc phát triển cho HACC1 chỉ phù hợp cho giai đoạn sắp tới 2018 – 2025.
Ba là, luận văn tập trung phân tích một trƣờng hợp là HACC1 nên các giải pháp đƣa ra chỉ có ý nghĩa thực tiễn cao đối với HACC1 và không suy rộng cho các công ty khác cùng ngành.
4.4.2. Hướng nghiên cứu tiếp theo
Trong tƣơng lai, các nghiên cứu về chiến lƣợc phát triển có thể theo hƣớng đƣa các phƣơng pháp định lƣợng vào áp dụng để tìm hiểu mối quan hệ giữa giải pháp chiến lƣợc với các biến số khác của tổ chức nhƣ văn hóa doanh nghiệp, quản trị nguồn nhân lực.v.v.
KẾT LUẬN
Trong nền kinh tế thị trƣờng ở nƣớc ta hiện nay và đặc biệt là sau khi Việt Nam gia nhập tổ chức thƣơng mại Thế giới WTO thì sự cạnh tranh ngày càng trở nên gay gắt và khốc liệt hơn, điều đó làm cho các doanh nghiệp luôn phải đƣơng đầu với những khó khăn và thách thức. Muốn tồn tại và phát triển, không còn cách nào khác ngoài việc tự đổi mới và hoàn thiện mình để theo kịp với xu hƣớng phát triển chung và cạnh tranh đƣợc trên thị trƣờng. Trong lĩnh vực xây dựng cũng vậy, để có thể nhận thầu đƣợc các công trình các nhà thầu phải không ngừng nâng cao năng lực, uy tín và thƣơng hiệu của mình để chiến thắng các đối thủ cạnh tranh. Nhận thức đƣợc điều này, trong những năm gần đây HACC1 đang xây dựng chiến lƣợc phát triển để làm rõ định hƣớng phát triển của công ty trong giai đoạn mới từ đó tạo nền tảng cho sự phát triển kinh tế bền vững của công ty.
Qua quá trình nghiên cứu luận văn đã giải quyết đƣợc những vấn đề sau: Một là, luận văn đã khái quát những vấn đề chung về chiến lƣợc phát triển làm cơ sở lý luận cho nghiên cứu này.
Hai là, luận văn đã nghiên cứu môi trƣờng chiến lƣợc của HACC1 giai đoạn 2018-2025, từ đó chỉ ra những thách thức, cơ hội và những điểm mạnh, điểm yếu của doanh nghiệp.
Ba là, trên cơ sở phân tích SWOT áp dụng cho trƣờng hợp của HACC1, luận văn bổ sung và điều chỉnh sứ mệnh và tầm nhìn cũng nhƣ một số mục tiêu chiến lƣợc chủ yếu cho công ty giai đoạn 2018-2025.
Bốn là, Luận văn đề xuất giải pháp chiến lƣợc và một số gợi ý giải pháp mang tính điều kiện để hỗ trợ thực thi thành công giải pháp chiến lƣợc trong giai đoạn tới.
Tuy thời gian nghiên cứu là có hạn nên luận văn không thể tránh đƣợc những thiếu sót, hạn chế. Tác giả rất mong nhận đƣợc sự đóng góp ý kiến của Quý Thầy Cô, bạn bè để luận văn có giá trị thực tiễn hơn.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO A. Tiếng Việt
1. Nguyễn Ngọc Dũng 2016. Xây dựng chiến lược phát triển cho Tổng công ty Đầu tư phát triển Nhà và đô thi – Bộ Quốc Phòng. Luận văn Thạc sĩ, trƣờng đại học
kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội.
2. Lê Thế Giới, Lê Thanh Liêm và Trần Hữu Hải 2009. Quản trị chiến lược. Hà Nội: NXB Thống Kê.
3. Hoàng Văn Hải (chủ biên) 2015. Quản trị chiến lược. Hà Nội: NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.
4. Hoàng Văn Hải (chủ biên) 2015. Ra quyết định quản trị. Hà Nội. NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.
5. Hoàng Văn Hải 2015. Tinh thần doanh nghiệp Việt Nam trong hội nhập. Hà
Nội. NXB Đaị học Quốc Gia Hà Nội.
6. Phan Phúc Hiếu 2007. Phân tích chiến lược hiện đại và ứng dụng. Hà Nội:
NXB Giao Thông vận tải.
7. Lê Hồng Nam 2014. Xây dựng chiến lược phát triển kinh doanh tại ngân hàng
Thương mại cổ phần Đại dương sau tái cơ cấu giai đoạn 2015 – 2017. Luận văn
Thạc sĩ, trƣờng Đại học kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội.
8. Porter M.E 2008. Lợi thế cạnh tranh (Bản dịch), Hà Nội: NXB Trẻ.
9. Ngô Kim Thanh 2009. Giáo trình Quản trị chiến lược. Hà Nội: Nxb Đại học kinh tế Quốc Dân.
10. Trƣơng Văn Tuấn 2013. Xây dựng chiến lược và phát triển công ty Cổ phần xây dựng 512. Luận văn Thạc sĩ, Đại học Đà Nẵng.
11. Nguyễn Đăng Minh 2015. Quản trị tinh gọn tại Việt Nam đường tới thành công. Hà Nội. NXB Đại học Quốc Gia Hà Nội.
12. Peter F.Durker và cộng sự 2014. Năm câu hỏi quan trọng nhất đối với mọi tổ chức. Thành Phố HCM. NXB Trẻ.
B. Tiếng Anh
13. Chandler.A. (1962), Strategy and Structure, Chapter in the History of the Industrial Enterprise, MIT Press, Cambridge, MA.
14. ClaytonC,Ray M (2003), The Innovator’s Solution, Havard Business School Press
15. Hitt, Ireland, Hoskisson (2009), strategy Management concepts: Competitiveness and Globalization, 8th edition, south – Western Cengage Learning, USA C. Các Website 16. www. Hacc1 17. www.gso.gov.vn 18. www.savills.com.vn 19. www.lic.vnu.edu.vn
PHỤ LỤC
A. CÂU HỎI PHỎNG VẤN SÂU VỀ MÔI TRƢỜNG CHIẾN LƢỢC
1. Theo anh (chị) các yếu tố thuộc môi trƣờng chính trị pháp luật đang ảnh hƣởng nhƣ thế nào đến hoạt động của HACC1 trong vòng 5 năm qua? Anh (chị) cho rằng yếu tố nào ảnh hƣởng nhiều nhất/ trung bình/ thấp nhất?
2. Theo anh (chị) các yếu tố thuộc môi trƣờng văn hóa xã hội có ảnh hƣởng đến HACC1 nhƣ thế nào? Anh (chị) cho rằng yếu tố nào ảnh hƣởng nhiều nhất/ trung bình/ thấp nhất?
3. Theo anh (chị) các yếu tố thuộc môi trƣờng cạnh tranh có ảnh hƣởng đến HACC1 nhƣ thế nào? Hãy cho điểm đánh giá các yếu tố cạnh tranh của HACC1 so với 3 đối thủ cạnh tranh trực tiếp.
4. Theo anh (chị) các yếu tố thuộc môi trƣờng kinh tế có ảnh hƣởng đến HACC1 nhƣ thế nào? Anh (chị) cho rằng yếu tố nào ảnh hƣởng nhiều nhất/ trung bình/ thấp nhất? 5. Các hoạt động bổ trợ cho hoạt động chính trong chuỗi giá trị của HACC1 đƣợc thực hiện nhƣ thế nào? Theo anh (chị) hoạt động nào đƣợc thực hiện tốt nhất?
6. Theo anh (chị) trong 5 năm tới HACC1 sẽ gặp những thách thức cơ hội gì? Nêu ít nhất 2 cơ hội, 2 thách thức (nếu có).
7. Anh (chị) cho rằng điểm yếu và điểm mạnh của HACC1 là gì? Hãy nêu ít nahats 2 điểm mạnh và 2 điểm yếu (nếu có).
8. Theo anh (chị) các nguồn lực hữu hình và vô hình của HACC1 hiện có là gì? Chúng có thoả mãn các tiêu chuẩn của năng lực cốt lõi không? (ghi chú: 4 tiêu chuẩn của năng lực cốt lõi là: Có giá trị - Hiếm – Khó bắt chƣớc – Không thể thay thế)
9. Theo anh (chị), HACC1 nên theo đuổi giải pháp chiến lƣợc phát triển nào trong số các giải pháp sau: (!)Tăng trƣởng tập trung, (2) Đa dạng hóa, (3) Liên minh chiến lƣợc? Vì sao?
10. Theo anh (chị), những điều kiện cần có để HACC1 thực hiện đƣợc giải pháp chiến lƣợc phát triển trong thời gian tới?
B. CÂU HỎI PHỎNG VẤN THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH
Dành cho Ban lãnh đạo công ty/ Giám đốc các CN DOANH THU/ KẾ HOẠCH DOANH THU
1. Đánh giá cơ cấu từng loại doanh thu thực tế qua các năm 2015, 2016, 2017. 2. Kế hoạch về doanh thu kế hoạch và doanh thu thực tế trong các năm 2015, 2016, 2017.
3. Kế hoạch doanh thu giai đoạn 2018 -2025.
4. Công ty/ Chi nhánh xây dƣng kế hoạch doanh thu hàng năm nhƣ thế nào? Căn cứ nào để xây dựng kế hoạch doanh thu?
LỢI NHUẬN
1. Đánh giá từng loại lợi nhuận qua các năm 2015, 2016, 2017.
2. Công ty/ Chi nhánh xây dựng kịch bản giá vốn, chi phí quản lý, chi phí khác và lợi nhuận nhƣ thế nào?
3. Công ty/ Chi nhánh dùng công cụ nào để đo kế hoạch lợi nhuận dài hạn? KIỂM SOÁT CHI PHÍ
1. Đánh giá về giá vốn/chi phí sản xuất. 2. Đánh giá về chi phí quản lý
3. Đánh giá về chi phí khác. NĂNG LỰC TÀI CHÍNH 1. TSCĐ ?
2. Quy mô vốn ? 3. Các lợi thế khác
Đánh giá năng lực tài chính hiện tại và tƣơng lai (dành cho trƣởng phòng và phó phòng tài chính kế toán)
HỆ THỐNG QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY/CN. 1. Các khoản phải thu, phải trả, tồn kho.
2. Chi phi/doanh thu ? 3. An toàn thanh khoản ? 4. Nợ ngắn hạn ?
KẾ HOẠCH TÀI CHÍNH CÔNG TY /CN. HỆ THỐNG KIỂM SOÁT RỦI RO.
C. CÂU HỎI THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG MAKETING (Dành cho Ban Giám đốc, phó trƣởng phòng Kinh tế thị trƣờng)
1. Thị trƣờng trọng điểm của HACC1. Thị trƣờng trọng điểm đƣợc lựa chọn dựa trên các tiêu chí gì? Những dự án/ công trình mà HACC1 đã đang và sẽ làm tại thị trƣờng trọng điểm?
2. Cái gì là năng lực nổi trội của công ty (tƣ vấn, thiết kế, thi công….)?
3. Nền tảng của năng lực nổi trội này là gì? Việc duy trì năng lực nổi trội này trong 5 năm tới có những thuận lợi và khó khăn gì?
4. Đánh giá của quý vị về lợi thế cạnh tranh do năng lực nổi trội này mang lại cho công ty?
5. Năng lực cạnh tranh trên thị trƣờng là gì? D. THƢƠNG HIỆU
1. Hàng năm công ty có xây dựng kế hoạch, mục tiêu phát triển thƣơng hiệu nhƣ thế nào?
2. Quý vị hãy cho biết các yếu tố nào tạo nên thƣơng hiệu của HACC1? (con ngƣời, hệ thống sản phẩm, niềm tin thƣơng hiệu…) Yếu tố nào là quan trọng nhất? Tại sao? Yếu tố quan trọng đó có khác biệt gì so với đối thủ cạnh tranh? 3. Những thách thức trong xây dựng thƣơng hiệu HACC1 hiện nay? Tại sao? E. SẢN PHẨM
1. Những giá trị nổi bật mà sản phẩm BĐS (chung cƣ, căn hộ, văn phòng cho thuê) của HACC1 mang đến cho khách hàng?
2. Những sản phẩm này góp phần tạo nên năng lực cạnh tranh gì cho HACC1? 3. Những giá trị này khác gì so với giá trị của đối thủ cạnh tranh mang đến cho
khách hàng? F. GIÁ CẢ
1. Căn cứ của công ty trong việc xác định giá? (chi phí, giá trị thƣơng hiệu, địa điểm)?
G. NHÂN SỰ
4. CÂU HỎI THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NGUỒN NHÂN SỰ?
1. Đội ngũ cán bộ quản lý, lãnh đạo hiện nay có đáp ứng yêu cầu không? Những mặt mạnh là gì? Hạn chế?
2. Đội ngũ cán bộ chuyên môn, kỹ thuật hiện nay có đáp ứng yêu cầu SXKD