Cơ cấu diện tích đất đai thành phố Tuyên Quang

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực thi chính sách xây dựng nông thông mới trên địa bàn thành phố tuyên quang, tỉnh tuyên quang (Trang 52 - 61)

67% 30%

3%

Đất nông nghiệp Đất phi nông nghiệp Đất chƣa sử dụng

* Điều kiện kinh tế - xã hội

Tình hình kinh tế- xã hội của thành phố những năm qua luôn ổn định và phát triển. Tốc độ tăng trƣởng bình quân đạt 10,85%, giá trị sản xuất trong giai đoạn 2011 - 2017 tăng trƣởng bình quân 18,57%/năm. Cơ cấu kinh tế của thành phố chuyển dịch theo hƣớng tăng dần tỷ trọng ngành thƣơng mại và dịch vụ, công nghiệp và xây dựng, giảm dần tỷ trọng ngành nông, lâm nghiệp và thuỷ sản (Công nghiệp - xây dựng: 51,59%; dịch vụ: 44,56%; nông, lâm nghiệp, thuỷ sản: 3,85%).Thu nhập bình quân đầu ngƣời đạt 43,7 triệu đồng/ngƣời/năm. Các lĩnh vực văn hóa- xã hội đƣợc coi trọng, an sinh xã hội đƣợc bảo đảm; đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân đƣợc cải thiện và từng bƣớc nâng cao. Hệ thống chính trị từ thành phố đến cơ sở đƣợc củng cố vững chắc, tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội luôn ổn định.

* Tình hình dân số và lao động của thành phố Tuyên Quang

- Dân số: Trên địa bàn thành phố Tuyên Quang hiện có 27.985 hộ, dân

số 93.525 ngƣời, với 13 đơn vị hành chính. Trong đó dân số nội thành là 55.367 ngƣời; dân số ngoại thành 38.158 ngƣời. Mật độ dân số năm 2016 là 784 ngƣời/km2

.

- Cơ cấu lao động: Theo kết quả điều tra thu thập thông tin cơ sở dữ liệu thị trƣờng lao động năm 2015 (Tháng 6/2015) có tổng số nhân khẩu từ 10 tuổi trở lên là 82.019 ngƣời, trong đó: số ngƣời có việc làm 55.577 ngƣời, số ngƣời tham gia hoạt động kinh tế 25.368 ngƣời, số ngƣời thất nghiệp, không có việc làm ổn định 1.074 ngƣời chiếm 1,16% trên tổng số dân trên địa bàn thành phố. Cơ cấu lao động chia theo ngành kinh tế là: 55.577 ngƣời. Trong đó: lao động nông, lâm nghiệp là 11.503 ngƣời chiếm 20,7%; công nghiệp - xây dựng là 20.086 ngƣời, chiếm 36,1%; Thƣơng mại - Du lịch và dịch vụ là 23.988 ngƣời, chiếm 43,2%.

2.2. Tình hình về thực thi chính sách xây dựng nông thôn mới trên địa bàn thành phố Tuyên Quang

2.2.1. Chủ trương, chính sách xây dựng NTM của tỉnh Tuyên Quang

Thực hiện Nghị quyết số 26-NQ/TW ngày 05/8/2008 Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ƣơng Đảng (khóa X) về nông nghiệp, nông dân, nông thôn; Quyết định số 800/QĐ-TTg ngày 04/6/2010 của Thủ tƣớng Chính phủ phê duyệt Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng NTM giai đoạn 2010 - 2020; Ban Thƣờng vụ Tỉnh ủy Tuyên Quang chỉ đạo Ủy ban nhân dân tỉnh rà soát, đánh giá hiện trạng 129/141 xã, phƣờng, thị trấn thuộc diện xã xây dựng NTM để triển khai thực hiện.

Qua rà soát thực trạng các xã trên địa bàn tỉnh năm 2010 cho thấy: sự phát triển của nông thôn Tuyên Quang còn rất nhiều hạn chế, các xã chƣa có quy hoạch phát triển đồng bộ; hạ tầng KT-XH chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu đời sống của nhân dân cũng nhƣ phát triển sản xuất theo hƣớng hàng hóa; trình độ sản xuất, khả năng tiếp cận thị trƣờng, khoa học công nghệ của lao động nông thôn còn thấp; kinh tế nông nghiệp chuyển dịch chậm; sản xuất phi nông nghiệp chƣa mạnh; doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế ít quan tâm đầu tƣ vào khu vực nông nghiệp, nông thôn; phần lớn lao động chƣa qua đào tạo, thiếu việc làm, thu nhập không ổn định; y tế xã nhiều nơi chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu chăm sóc sức khỏe ban đầu cho ngƣời dân; cơ sở vật chất văn hóa, thông tin, giáo dục còn hạn chế nhất là ở các xã vùng cao, vùng sâu, vùng xa; vệ sinh môi trƣờng nông thôn chƣa đƣợc chú trọng để bảo vệ sức khỏe ngƣời dân; nhiều cán bộ cấp xã còn hạn chế về trình độ chuyên môn.

Hiện trạng các xã của tỉnh Tuyên Quang năm 2011 so sánh với Bộ tiêu chí Quốc gia về NTM cho thấy: Tỉnh Tuyên Quang chƣa có xã đạt “Xã NTM”; xã đạt trên 10 tiêu chí có 01 xã; xã đạt dƣới 05 tiêu chí có 115 xã; 04 xã không đạt tiêu chí nào. Bình quân tiêu chí đạt thấp (2,8 tiêu chí/xã).

Ngày 23/11/2011 Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Tuyên Quang (khóa XV) đã ban hành Nghị quyết số 27-NQ/TU về xây dựng NTM giai đoạn 2011- 2015, định hướng đến năm 2020, trong đó xác định mục tiêu:

- Đến năm 2015: Có ít nhất 7 xã (mỗi huyện, thành phố 1 xã) đạt chuẩn NTM theo Bộ tiêu chí Quốc gia về xây dựng NTM.

- Đến năm 2020: Duy trì và giữ vững số xã đã đạt chuẩn, toàn tỉnh có trên 30% số xã đạt chuẩn NTM (40/129 xã). Thành phố Tuyên Quang đạt chuẩn NTM cấp huyện.

Trên cơ sở đó, Ban Thƣờng vụ Tỉnh ủy chỉ đạo cấp ủy từ tỉnh đến cơ sở tập trung, quyết liệt triển khai thực hiện xây dựng chƣơng trình NTM tại địa phƣơng. Phân công các đồng chí Ủy viên Ban Thƣờng vụ Tỉnh ủy trực tiếp phụ trách cơ sở. Phân công các đồng chí cán bộ các cơ quan, phòng, ban cấp tỉnh trực tiếp đi cơ sở; giúp cấp ủy tỉnh theo dõi, tham mƣu những nội dung xây dựng NTM của cơ sở; có trách nhiệm tƣ vấn cho cấp ủy, chính quyền xã trong thực hiện nhiệm vụ xây dựng NTM của địa phƣơng. Định kỳ hàng tháng báo cáo kết quả thực hiện với Ban Thƣờng vụ Tỉnh ủy.

HĐND, UBND tỉnh ban hành nghị quyết, kế hoạch, chƣơng trình, văn bản hƣớng dẫn, triển khai thực hiện chƣơng trình xây dựng NTM trên địa bàn. HĐND tỉnh ban hành 09 nghị quyết (03 nghị quyết về hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng, 06 nghị quyết về hỗ trợ sản xuất hàng hóa). UBND tỉnh ban hành Kế hoạch số 16/KH-UBND ngày 29/3/2012 về thực hiện Nghị quyết số 27- NQ/TU ngày 23/11/2011 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh (khóa XV); Quyết định số 70/QĐ-UBND ngày 29/3/2012 phê duyệt Đề ấn xây dựng NTM tỉnh Tuyên Quang giai đoạn 2012- 2020, định hƣớng đến năm 2030 và trên 140 văn bản triển khai thực hiện Chƣơng trình xây dựng NTM.

Ban chỉ đạo các cấp và bộ phận giúp việc Ban chỉ đạo từ tỉnh đến cơ sở đƣợc thành lập và thƣờng xuyên đƣợc kiện toàn, bổ sung để đảm bảo hoạt

động hiệu quả. Ban Chỉ đạo các cấp đã xây dựng, ban hành quy chế hoạt động và phân công thành viên phụ trách địa bàn, phụ trách tiêu chí theo chức năng, nhiệm vụ của sở, ngành và tổ chức hoạt động bảo đảm đúng quy định.

2.2.2. Thực trạng ban hành các văn bản thực thi chính sách xây dựng NTM của thành phố Tuyên Quang

Thực hiện Nghị quyết số 27-NQ/TU ngày 23/11/2011 của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh (khóa XV) về xây dựng NTM giai đoạn 2011 - 2015, định hướng đến năm 2020; ngày 16/6/2012, Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố Tuyên Quang (khóa XVIII) ban hành Chƣơng trình hành động số 13-CTr/TU về thực hiện chƣơng trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM giai đoạn 2011 - 2015, định hƣớng đến năm 2020; đồng thời chỉ đạo các chi bộ, đảng bộ cơ sở, UBND thành phố, Uỷ ban MTTQ và các tổ chức chính trị - xã hội thành phố tổ chức quán triệt, học tập Nghị quyết của tỉnh, Chƣơng trình hành động của Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố đến toàn thể cán bộ, đảng viên, đoàn viên, hội viên và nhân dân; xây dựng chƣơng trình, kế hoạch để tổ chức thực hiện. Cấp ủy, Ủy ban Kiểm tra Thành ủy đã bổ sung nội dung kiểm tra, giám sát việc lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Nghị quyết số 27-NQ/TU của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh (khóa XV) vào chƣơng trình kiểm tra giám sát toàn khóa, hằng năm để tổ chức triển khai thực hiện. Ban Thƣờng vụ Thành ủy đã ban hành 45 văn bản (07 chương trình, 05 kế hoạch, 16 kết luận, 17 thông báo) lãnh đạo, chỉ đạo UBND thành phố, Ủy ban MTTQ và các tổ chức chính trị - xã hội thành phố, các chi bộ, đảng bộ trực thuộc thực hiện chƣơng trình xây dựng NTM trên địa bàn thành phố.

Ủy ban nhân dân thành phố Tuyên Quang ban hành Kế hoạch số 45/KH-UBND ngày 31/7/2012 về xây dựng NTM giai đoạn 2012 - 2015, định hƣớng đến năm 2020; 136 văn bản chỉ đạo thực hiện xây dựng NTM (gồm 06 kế hoạch, 36 quyết định, 14 thông báo, 50 công văn, 30 báo cáo).

Ủy ban Mặt trận Tổ quốc thành phố và các tổ chức chính trị - xã hội thành phố ban hành 59 văn bản chỉ đạo, triển khai thực hiện xây dựng NTM

(gồm 06 chương trình, 24 kế hoạch, 01 quyết định, 19 công văn, 01 hướng dẫn, 01 tờ trình, 07 báo cáo).

Các chi bộ, đảng bộ cơ sở đã chủ động xây dựng chƣơng trình, kế hoạch thực hiện Nghị quyết, chƣơng trình hành động của Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố. Phân công cấp uỷ viên phụ trách theo dõi việc thực hiện Nghị quyết; phân công các thành viên Ban chỉ đạo theo dõi, phụ trách các xã trong tổ chức triển khai thực hiện các tiêu chí về xây dựng NTM.

Ngày 17/12/2010, Ủy ban nhân thành phố đã có Quyết định số 3748/QĐ-CT về việc thành lập Ban Chỉ đạo Chƣơng trình mục tiêu Quốc gia xây dựng NTM. Trong quá trình triển khai thực hiện nhiệm vụ thành phố đã kiện toàn Ban Chỉ đạo tại Quyết định số 1923/QĐ-CT ngày 22/4/2011.

Chỉ đạo các xã thành lập Ban Chỉ đạo, Ban Quản lý xây dựng NTM cấp xã, thành lập Ban Phát triển thôn xây dựng NTM của các thôn, xóm. Kết quả: 05/05 xã đã thành lập Ban Chỉ đạo, Ban Quản lý xây dựng NTM cấp xã; 74/74 thôn (xóm) thành lập Ban Phát triển thôn xây dựng NTM, cơ bản có ban hành quy chế hoạt động của các tổ chức này.

2.2.3. Xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện chính sách xây dựng NTM trên địa bàn thành phố Tuyên Quang

Thực hiện Chƣơng trình hành động số 13-CTr/TU ngày 16/6/2012 của Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố Tuyên Quang (khóa XVIII) về thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM giai đoạn 2011 - 2015, định hướng đến năm 2020; ngày 31/7/2012 Ủy ban nhân dân thành phố Tuyên Quang ban hành Kế hoạch số 45/KH-UBND về xây dựng NTM giai đoạn 2012 - 2015, định hướng đến năm 2020. Trong đó xác định: Xây dựng NTM là nhiệm vụ trọng tâm của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội. Chủ thể xây dựng NTM là cộng đồng dân cƣ; phát huy nội lực của cộng đồng dân cƣ là

chủ yếu; Nhà nƣớc định hƣớng, hỗ trợ và hƣớng dẫn thực hiện. Xây dựng NTM phải bảo đảm phƣơng châm dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra và dân thụ hƣởng. Trong đó đề ra:

+ Những chỉ tiêu cụ thể:

Đến năm 2015 có ít nhất 02 xã đạt chuẩn NTM theo Bộ tiêu chí quốc gia về xây dựng NTM.

- 100% các xã đạt chuẩn tiêu chí: Quy hoạch NTM cấp xã - 60% kênh mƣơng do xã quản lý đƣợc kiên cố hoá.

- 85% số hộ dân đƣợc sử dụng điện thƣờng xuyên, an toàn. - 40% trƣờng học các cấp có cơ sở vật chất đạt chuẩn quốc gia. - Trên 40% số xã đạt chuẩn về cơ sở vật chất văn hóa.

- Trên 40% số xã có chợ nông thôn đạt chuẩn.

- 100% số xã có điểm phục vụ bƣu chính, viễn thông. - 30% số thôn có internet.

- 60% số xã không còn nhà tạm. - 60% số hộ có nhà ở đạt tiêu chuẩn.

- Ít nhất 01 xã có thu nhập bình quân đầu ngƣời/năm bằng 1,2 lần so với thu nhập bình quân chung khu vực nông thôn toàn thành phố.

- Ít nhất có 10% số xã có tỷ lệ hộ nghèo dƣới 5%.

- Trên 6% số xã có tỷ lệ lao động làm việc trong lĩnh vực nông, lâm, ngƣ nghiệp dƣới 45%.

- Trên 50% số xã có tổ hợp tác hoặc hợp tác xã hoạt động có hiệu quả. - Duy trì 100% xã đạt chuẩn phổ cập giáo dục trung học cơ sở.

- Trên 70% học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở đƣợc tiếp tục học trung học (phổ thông, bổ túc, học nghề).

- Trên 45% lao động qua đào tạo.

- Trên 70% số xã đạt tiêu chí về văn hoá.

- 75% số hộ đƣợc sử dụng nƣớc hợp vệ sinh, trong đó có 45% số hộ sử dụng nƣớc sạch đáp ứng quy chuẩn quốc gia.

- 20% số xã đạt chuẩn về môi trƣờng. - Trên 85% cán bộ công chức xã đạt chuẩn.

- Hàng năm có trên 85% Đảng bộ xã đạt "trong sạch, vững mạnh"; chính quyền và các tổ chức đoàn thể xã đạt vững mạnh.

+ Phương thức triển khai:

- Tổ chức thực hiện chƣơng trình từ cấp cơ sở; xác định cấp quan trọng nhất là thôn bản, Ban phát triển thôn bản xây dựng kế hoạch thực hiện hàng năm dƣới sự hƣớng dẫn của các cấp chính quyền, lập kế hoạch và quyết định những vấn đề ƣu tiên thực hiện cũng nhƣ hình thức huy động lao động, vật tƣ và tiền trong nhân dân trong xây dựng NTM.

- Đào tạo cán bộ các cấp, xây dựng đội ngũ lãnh đạo ở nông thôn làm nòng cốt cho chƣơng trình. Đội ngũ cán bộ làm công tác xây dựng NTM ở các cấp phải đƣợc phải đƣợc đào tạo tập huấn trang bị những kiến thức thiết thực theo từng giai đoạn của chƣơng trình. Đội ngũ lãnh đạo thực hiện là yếu tố quan trọng nhất để thực hiện chƣơng trình xây dựng NTM.

- Phát huy dân chủ, đƣa nhân dân tham gia vào quá trình đƣa ra quyết định trong xây dựng NTM ở thôn mình, xã mình. Mọi hoạt động của Chƣơng trình đều đƣợc tiến hành thông qua các cuộc họp để nhân dân tự đƣa ra quyết định lựa chọn công việc, phƣơng thức đóng góp, giải pháp xây dựng, tự chịu trách nhiệm quản lý giám sát thực hiện.

- Phát huy tinh thần thi đua, khơi dậy nhiệt tình của nhân dân hƣởng ứng xây dựng NTM, làm thay đổi suy nghĩ thụ động, chông chờ, ỷ lại của nhân dân. Lựa chọn những xã có điều kiện hơn để xây dựng điểm, đúc rút kinh nghiệm trƣớc khi triển khai, hàng năm phải có đánh giá hiệu quả tham

gia chƣơng trình của mỗi thôn, xóm, mỗi xã theo những tiêu chuẩn rõ ràng và công khai, chỉ thôn, xã nào thực hiện tốt chƣơng trình thì mới đƣợc tiếp tục hỗ trợ vào năm tiếp theo nhằm tạo nên một khí thế thi đua sôi nổi giữa các thôn trong xã, các xã trong thành phố để dành đƣợc ƣu tiên đầu tƣ.

- Chỉ những xã làm tốt công tác huy động nội lực đầu tƣ xây dựng cơ sở hạ tầng (cả ở các hộ và phục vụ chung cho cộng đồng) thì mới triển khai các dự án hỗ trợ phát triển sản xuất, tăng thu nhập.

+ Cơ chế huy động vốn:

- Lồng ghép các nguồn vốn của các chƣơng trình mục tiêu quốc gia; các chƣơng trình, dự án hỗ trợ có mục tiêu trên địa bàn.

- Vốn ngân sách hỗ trợ trực tiếp của Chƣơng trình mục tiêu quốc gia về xây dựng NTM.

- Huy động tối đa nguồn lực sẵn có của địa phƣơng nhƣ: vật liêu xây dựng, đất đai, lao động....

- Vận động các doanh nghiệp đầu tƣ các cở sở sản xuất, chế biến nông lâm sản, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ... trên địa bàn xã.

- Các khoản đóng góp theo nguyên tắc tự nguyện của nhân dân trong xã. Các hộ gia đình tự đầu tƣ phát triển sản xuất kinh doanh, cải tạo, nâng cấp, xây dựng mới nhà ở, các công trình vệ sinh, chuồng nuôi gia súc, chỉnh trang khuôn viên của gia đình và đóng góp cho xây dựng các công trình công cộng ở thôn, xã.

- Các khoản viện trợ không hoàn lại của các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân trong và ngoài thành phố cho các dự án đầu tƣ.

- Khuyến khích nhân dân vay và sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn tín

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực thi chính sách xây dựng nông thông mới trên địa bàn thành phố tuyên quang, tỉnh tuyên quang (Trang 52 - 61)