Ban chỉ đạo, tổ công tác giúp việc BCĐ thành phố

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực thi chính sách xây dựng nông thông mới trên địa bàn thành phố tuyên quang, tỉnh tuyên quang (Trang 61 - 69)

TT Nội dung thực hiện Số lƣợng

(ngƣời) Chức vụ

I Ban chỉ đạo xây dựng NTM thành phố 21

1 Trƣởng ban 01 Chủ tịch UBND thành phố

3 Thành viên 19 Lãnh đạo các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể có liên quan

II Tổ công tác giúp việc cho BCĐ 09

1 Tổ trƣởng 01 Trƣởng phòng kinh tế

2 Tổ phó 01 Phó trƣởng phòng kinh tế

3 Tổ viên 07 Cán bộ phòng ban trực thuộc

UBND thành phố

(Nguồn: Tổ công tác giúp việc BCĐ thành phố)

 Cấp xã, phƣờng

Thành lập Ban quản lý xây dựng NTM xã (sau đây gọi tắt là Ban quản lý xã) do Ủy ban nhân dân xã quyết định thành lập. Chủ tịch UBND xã làm Trƣởng ban; Phó Chủ tịch UBND xã là Phó Trƣởng ban. Thành viên là một số công chức xã, đại diện một số ban, ngành, đoàn thể chính trị xã và trƣởng thôn.

Ban quản lý xã trực thuộc UBND xã, có tƣ cách pháp nhân, đƣợc mở tài khoản và sử dụng con dấu của UBND xã trong hoạt động giao dịch với các tổ chức, cá nhân liên quan theo quy định của pháp luật và thực hiện nhiệm vụ theo quy định.

 Các thôn, xóm

Thành lập Ban phát triển thôn mới do Trƣởng thôn, xóm làm trƣởng ban, thành viên là những ngƣời có uy tín, trách nhiệm và năng lực tổ chức triển khai Chƣơng trình xây dựng NTM trên địa bàn thôn do cộng đồng thôn trực tiếp bầu và Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã có quyết định công nhận (gồm ngƣời đại diện lãnh đạo thôn, đại diện các đoàn thể chính trị và hội ở thôn và một số ngƣời có năng lực chuyên môn khác liên quan đến xây dựng NTM).

Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức của bộ máy thực thi chính sách xây dựng NTM của thành phố Tuyên Quang

(Nguồn: Theo điều tra của tác giả)

2.2.5. Phổ biến, tuyên truyền chính sách xây dựng NTM trên địa bàn thành phố Tuyên Quang

Công tác tuyên truyền về chủ trƣơng xây dựng NTM đƣợc xác định là nhiệm vụ trọng tâm và đƣợc thành phố coi đây là nhiệm vụ thƣờng xuyên trong cả giai đoạn 2011- 2020. Căn cứ vào điều kiện thực tế của địa phƣơng, công tác tuyên truyền của thành phố luôn đƣợc đổi mới về nội dung, hình thức tuyên truyền theo từng giai đoạn, thời gian thực hiện chính sách. Các tổ chức chính trị - xã hội thành phố tăng cƣờng tuyên truyền trong đoàn viên, hội viên về đề án xây dựng NTM tại thành phố, vận động hội viên tích cực tham

Ban chỉ đạo xây dựng NTM thành phố Tuyên Quang

Tổ công tác giúp việc

Ban quản lý xây dựng NTM xã

Ban phát triển thôn Ban chỉ đạo xây dựng

gia các phong trào thi đua yêu nƣớc, các cuộc vận động; xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cƣ, góp phần đẩy nhanh tiến độ hoàn thành xây dựng NTM trên địa bàn. Kết quả cụ thể nhƣ sau:

Ủy ban nhân dân thành phố chỉ đạo tổ chức Hội thi tìm hiểu “Kiến thức xây dựng NTM” giữa các xã, phƣờng trên địa bàn thành phố; phát 400 cuốn sổ tay Hƣớng dẫn xây dựng NTM và 7.000 tờ rơi (do Ban Tuyên giáo thành phố biên soạn, phát hành) cho các xã và các hộ gia đình trên địa bàn. Đồng thời, lắp đặt các cụm pa nô lớn ở các khu vực trung tâm của các xã, các khu đông dân cƣ của thành phố để tuyên truyền về chính sách xây dựng NTM. Phối hợp chặt chẽ với Ban Chỉ huy quân sự thành phố trong triển khai phong trào "Quân đội chung sức xây dựng NTM", ký kết chƣơng trình phối hợp nhằm thực hiện các mục tiêu quốc gia xây dựng NTM.

Các cơ quan truyền thông xây dựng đƣợc trên 80 chuyên đề, 200 tin, bài tuyên truyền về những kết quả đã đạt đƣợc, phổ biến những mô hình thành công và những cách làm hay ở các xã để nhân ra diện rộng.

Phối hợp với Văn phòng điều phối chƣơng trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM tỉnh mở 15 lớp tập huấn nghiệp vụ về điều tra, đánh giá hiện trạng, xây dựng đề án, công tác quy hoạch và quản lý chƣơng trình xây dựng NTM cho thành viên Ban chỉ đạo, Ban điều phối thành phố, Ban Quản lý xây dựng NTM cấp xã và Ban Phát triển thôn.

Thông qua đó, đã góp phần nâng cao nhận thức của các cấp ủy đảng, chính quyền và nhân dân về xây dựng NTM. Ngƣời dân đã xác định vai trò chủ thể của mình trong xây dựng NTM, tự nguyện tham gia, huy động nguồn lực để xây dựng NTM.

2.2.6. Điều hành và phối hợp thực hiện chính sách xây dựng NTM trên địa bàn thành phố Tuyên Quang

Trong điều kiện còn nhiều khó khăn, để thực hiện Chƣơng trình với sự quyết tâm cao của cả hệ thống chính trị, thành phố Tuyên Quang đã chủ động

triển khai thực hiện, tăng cƣờng công tác phối hợp với các cơ quan, ban, ngành, địa phƣơng trên địa bàn toàn tỉnh; từ đó, có những cách làm sáng tạo đƣợc cấp ủy, chính quyền tỉnh đánh giá cao.

Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố, Ban Thƣờng vụ Thành ủy tăng cƣờng công tác lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp uỷ Đảng, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nƣớc, phát huy vai trò của Mặt trận tổ quốc, các đoàn thể chính trị xã hội và nhân dân đối với xây dựng NTM. Chỉ đạo UBND thành phố phân công mỗi cơ quan chuyên môn 01 đồng chí cán bộ, chuyên viên trực tiếp phụ trách, theo dõi cơ sở trong thực hiện chính sách xây dựng NTM.

Cải thiện môi trƣờng đầu tƣ, thực hiện tốt các ƣu đãi đầu tƣ, hỗ trợ giải phóng mặt bằng, đơn giản hóa thủ tục hành chính để hƣớng các hoạt động kinh doanh vào nông thôn; thu hút đầu tƣ về khu vực nông thôn. Chỉ đạo các cấp, các ngành, các đoàn thể từ thành phố đến cơ sở tổ chức thực hiện tốt việc quán triệt, tuyên truyền chủ trƣơng đƣờng lối của Đảng, cơ chế, chính sách, cách thức tiến hành xây dựng NTM của Nhà nƣớc để nâng cao nhận thức cho từng cán bộ, đảng viên, đoàn viên, hội viên, quần chúng nhân dân nhằm tập hợp sức mạnh của cả hệ thống chính trị thực hiện thắng lợi Chƣơng trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM trên địa bàn thành phố. Cụ thể hóa nhiệm vụ xây dựng NTM trong kế hoạch, chƣơng trình công tác đảm bảo cụ thể, thiết thực; thƣờng xuyên đôn đốc, kiểm tra, giám sát thực hiện xây dựng NTM, giải quyết kịp thời các vƣớng mắc ngay ở cơ sở; gắn kết quả xây dựng NTM với tiêu chí đánh giá chất lƣợng tổ chức đảng, cơ quan, đơn vị và cá nhân cán bộ, đảng viên.

Căn cứ chức năng, nhiệm vụ, các cấp ủy, chính quyền, Ủy ban MTTQ và các tổ chức chính trị - xã hội, các cơ quan, đơn vị từ thành phố đến cơ sở chủ động xây dựng, ban hành và thực hiện nghiêm túc quy chế phối hợp trong thực hiện chƣơng trình xây dựng NTM trên địa bàn thành phố, đúng theo các

văn bản hƣớng dẫn của Trung ƣơng, bảo đảm đồng bộ cho việc phối hợp. Định kỳ sơ kết, đánh giá, nhân rộng những mô hình hiệu quả, những cách làm sáng tạo; biểu dƣơng, khen thƣởng kịp thời các tổ chức, cá nhân có thành tích xuất sắc trong xây dựng NTM.

Ngoài ra, còn có sự hợp tác, phối hợp, hỗ trợ của các tổ chức, doanh nghiệp, đơn vị có chức năng cung cấp các dịch vụ hỗ trợ.

- Dịch vụ hỗ trợ sản xuất: các xã, phƣờng trên địa bàn thành phố phối hợp với Phòng Kinh tế thành phố, Sở Nông nghiệp - Phát triển nông thôn tỉnh đẩy mạnh hỗ trợ, phát triển các đề án sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao nhƣ trang trại cam, bƣởi, mô hình trồng rau, nấm, hoa phong lan đem lại thu nhập cao cho ngƣời sản xuất. Trong hơn 4 năm qua, đã hỗ trợ cho 27 mô hình ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao trong sản xuất với số tiền 758 triệu đồng từ nguồn vốn sự nghiệp kinh tế của UBND thành phố. Từ đó từng bƣớc gắn sản xuất với thị trƣờng, nâng cao chất lƣợng và giá trị sản phẩm, gia tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh và thu nhập trên một đơn vị diện tích. Đồng thời góp phần vào công cuộc xóa đói giảm nghèo, tạo công ăn việc làm cho lao động nông thôn, tăng thu nhập cho ngƣời lao động. Bình quân một tháng cho thu nhập 6.500.000 đồng/lao động, đây là mức thu nhập khá đối với hộ dân sản xuất nông nghiệp.

- Dịch vụ tổ chức đào tạo nghề, tập huấn: Trong những năm qua, UBND thành phố phối hợp với các cơ quan, đơn vị làm khá tốt công tác đào tạo nghề, tập huấn cho lao động các xã, phƣờng trên địa bàn. Phòng Lao động - Thƣơng binh và xã hội, Trƣờng Trung cấp nghề của tỉnh đã mở các lớp đào tạo nghề nông thôn, gồm: học may công nghiệp; sửa chữa máy nông nghiệp; dệt thổ cẩm; lái xe ôtô với hơn 1.200 ngƣời đƣợc đào tạo. Về các lớp tập huấn: Trạm Khuyến nông thành phố, Trạm Thú y tổ chức các lớp tập huấn, hƣớng dẫn kỹ thuật về trồng trọt, chăn nuôi, phòng ngừa các dịch bệnh trên

cây trồng vật nuôi trên địa bàn các xã. Trung tâm Khuyến công tỉnh tập huấn về công tác bảo đảm an toàn khi vận hành thiết bị điện; Hạt Kiểm lâm thành phố tập huấn về công tác phòng chống cháy rừng… với hơn 20.000 lƣợt ngƣời tham dự.

- Dịch vụ tƣ vấn thiết kế, giám sát thi công, xây dựng: Đối với các công trình có yêu cầu kỹ thuật cao, đòi hỏi có trình độ chuyên môn mà Ban chỉ đạo xây dựng NTM thành phố không đủ năng lực nhƣ nhà văn hóa thành phố, đƣờng (cầu) liên xã, nhà ở lực lƣợng quân sự thành phố, đƣợc UBND thành phố thuê đơn vị/tổ chức có đủ năng lực quản lý để hỗ trợ, có sự tham gia của Ban chỉ đạo thành phố. Việc thuê này đƣợc thực hiện theo các quy định hiện hành của Nhà nƣớc (các hợp đồng tƣ vấn thiết kế, giám sát thi công,…).

2.2.7. Huy động nguồn lực thực hiện chính sách xây dựng NTM trên địa bàn thành phố Tuyên Quang

Đề tổ chức thực thi chính sách xây dựng NTM trên địa bàn thành phố Tuyên Quang đạt hiệu quả, Ban chỉ đạo thành phố đã huy động các nguồn lực cụ thể nhƣ sau:

2.2.7.1. Nguồn nhân lực

Nguồn nhân lực là một yếu tố rất quan trọng nhằm đáp ứng cho quá trình thực thi chính sách xây dựng NTM. Xác định đƣợc vấn đề này, địa phƣơng đã triển khai nhiều giải pháp quan trọng nhằm đẩy mạnh đào tạo nguồn nhân lực phục vụ tốt cho thực thi chính sách xây dựng NTM. Đây là chủ trƣơng đúng, đáp ứng nguyện vọng của bà con nông dân, bởi thông qua đào tạo giúp ngƣời lao động có kiến thức, góp phần tăng năng suất lao động và hiệu quả sản xuất. Xây dựng NTM cũng là công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn.

Việc đào tạo nghề cho lao động nông thôn của thành phố không chỉ là việc nâng cao chất lƣợng lao động mà còn giúp cho ngƣời lao động có thể dễ

dàng tiếp cận và chuyển đổi nghề nghiệp mới, tiếp cận khoa học công nghệ hiện đại vào sản xuất.

Tuy nhiên, thực tế hiện nay ở các vùng nông thôn trên phạm vi cả nƣớc nói chung, và thành phố Tuyên Quang nói riêng, thu nhập và đời sống của ngƣời nông dân còn thấp. Do vậy ngƣời lao động đi tìm việc làm ở thành phố, các khu công nghiệp với mức thu nhập cao hơn, ổn định hơn. Những lao động này phần lớn là những ngƣời trong độ tuổi lao động, những thanh niên có sức khỏe, có trình độ... Những ngƣời ở nhà chủ yếu là ngƣời già, phụ nữ và trẻ em. Đây là bài toán khó đặt ra trong quá trình thực thi chính sách xây dựng NTM ở địa phƣơng.

2.2.7.2. Nguồn lực tài chính

Tổng nguồn lực tài chính huy động trong hơn 4 năm để thực hiện chính sách là 242.066 triệu đồng. Trong đó: vốn ngân sách trực tiếp cho chính sách là 115.231 triệu đồng (chiếm 48%); vốn doanh nghiệp là 10.245 triệu đồng (chiếm 4,2%); vốn tín dụng là 79.881 triệu đồng (chiếm 33%); vốn huy động đóng góp của nhân dân là 5.990 triệu đồng (chiếm 2,5%), các nguồn khác 30.719 (chiếm 12,3%). Từ các tỷ lệ nhƣ trên thì thực tế việc huy động nguồn lực trong triển khai chính sách xây dựng NTM tại thành phố không đúng nhƣ cơ cấu vốn theo tỉ lệ 4:3:2:1 đƣợc quy định tại Quyết định số 800/QĐ-TTg ngày 04/6/2010 của Thủ tƣớng Chính phủ (theo Quyết định số 800/QĐ-TTg thì cơ cấu vốn gồm: 40% từ ngân sách nhà nƣớc, trong đó 17% trực tiếp từ Chƣơng trình NTM, 23 % từ lồng ghép các Chƣơng trình, dự án khác; 30% từ tín dụng; 20% từ doanh nghiệp, HTX và 10% từ cộng đồng dân cƣ). Mặt khác, việc triển khai các nguồn vốn cho các tiêu chí, hạng mục cũng chƣa đồng đều, chủ yếu tập trung vào đầu tƣ cơ sở hạ tầng điện, đƣờng, trƣờng, trạm. Đầu tƣ cho phát triển sản xuất là hạng mục cần thiết, đƣợc ƣu tiên trong xây dựng NTM và cần tập trung nguồn lực rất lớn nhƣng công tác huy động và triển khai thực hiện còn rất hạn chế.

Trong quá trình thực hiện, có thể thấy khó khăn lớn nhất hiện nay của thành phố Tuyên Quang là nguồn vốn cho xây dựng NTM, nhiều dự án chậm triển khai do thiếu vốn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực thi chính sách xây dựng nông thông mới trên địa bàn thành phố tuyên quang, tỉnh tuyên quang (Trang 61 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)