Kết quả thực hiện các tiêu chí NTM

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực thi chính sách xây dựng nông thông mới trên địa bàn thành phố tuyên quang, tỉnh tuyên quang (Trang 81 - 115)

TT Năm 2012 Năm 2017 Số tiêu chí tăng so với năm 2012 1 Tràng Đà 6 19 13 2 Lƣỡng Vƣợng 5 19 14 3 An Khang 6 19 13 4 Thái Long 4 14 10 5 Đội Cấn 4 14 10

Nguồn: Báo cáo sơ kết xây dựng NTM TP Tuyên Quang năm 2016 b) Những tiêu chí chưa đạt

* Tại xã Thái Long

+ Tiêu chí số 3 về thủy lợi: UBND thành phố đã cấp kinh phí nâng cấp đập Cây Nâm, đập Ông Sỹ 700 triệu. Hoàn thành trong quý III năm 2018.

+ Tiêu chí số 6 về cơ sở vật chất văn hóa: Ủy ban nhân dân thành phố đã phê duyệt kinh phí tại Quyết định số 75/QĐ-UBND ngày 17/3/2018; chỉ đạo Ban Quản lý đầu tƣ xây dựng khu vực thành phố đang chuẩn bị các thủ tục đầu tƣ; đã hoàn thành xây dựng 02 nhà văn hóa thôn Hòa Mục 1 và Hòa Mục 2. Hoàn thành trong quý III năm 2018.

+ Tiêu chí số 17 về môi trƣờng và an toàn thực phẩm: Chỉ đạo UBND xã triển khai vệ sinh đƣờng làng ngõ xóm; Phòng Tài nguyên và Môi trƣờng đã phối hợp với UBND xã xây dựng phƣơng án quy hoạch nghĩa trang thôn Hòa Mục, dự kiến điểm tập kết rác thải tại thôn Hòa Mục và thôn Hòa Bình và lên phƣơng án san gạt mặt bằng. Hoàn thành trong quý III năm 2018.

+ Tiêu chí số 18 về hệ thống tổ chức chính trị, xã hội: UBND xã Thái Long đã dự kiến nhân sự kiện toàn chức danh Chủ tịch hội phụ nữ trình Thành ủy phê duyệt; Đảng ủy, Ủy ban nhân dân xã đã ban hành Nghị quyết, kế hoạch thực hiện các nhiệm vụ chính trị - xã hội trong năm 2018.

+ Tiêu chí số 19 về an ninh trật tự xã hội: Tập trung tuyên truyền, vận động nhân dân phấn đấu giữ vững an ninh trật tự. Không để tình trạng kiếu kiện đông ngƣời, vƣợt cấp kéo dài của nhân dân 02 thôn Hòa Mục 1, Hòa Mục 2.

* Tại xã Đội Cấn

+ Tiêu chí số 4 về điện: UBND thành phố đã chỉ đạo UBND xã Đội Cấn phối hợp với Điện lực thành phố rà soát đánh giá tiêu chí về điện tại xã

(Trạm biến áp thôn Xá Ngoại, Trạm Biến áp thôn Khe Cua 2; đường dây hạ thế thôn Vôi Thủy, Thôn 3, Thôn 9) để xây dựng kế hoạch làm mới, cải tạo, nâng cấp trong năm 2018.

+ Tiêu chí số 5 về trƣờng học: Chỉ đạo UBND xã phối hợp với Phòng Quản lý đô thị thành phố tổ chức khảo sát địa điểm xây dựng trƣờng Mầm non và trƣờng Tiểu học, đề xuất địa điểm tại khu tái định cƣ thôn Khe Cua,

thôn Cây Khế, xã Đội Cấn, Ban quản lý dự án đầu tƣ xây dựng khu vực thành phố đang lập thủ tục đầu tƣ theo quy định.

+ Tiêu chí số 6 về cơ sở vật chất văn hóa: Chỉ đạo UBND xã rà soát đất làm nhà văn hóa thôn Kỳ Lãm 2; trình quy hoạch sân thể thao của xã tại địa điểm thôn 6, xã Đội Cấn.

+ Tiêu chí số 9 về nhà ở dân cƣ: Chỉ đạo UBND xã phối hợp với phòng Lao động - Thƣơng binh và Xã hội thành phố rà soát, đánh giá cụ thể các hộ có nhà tạm, dột nát; UBND xã tiếp tục hoàn thiện hồ sơ đề nghị hỗ trợ cho 18 hộ nghèo làm nhà.

+ Tiêu chí số 17 về môi trƣờng và an toàn thực phẩm: Chỉ đạo Phòng Tài nguyên và Môi trƣờng thành phố phối hợp UBND xã khảo sát quy hoạch nghĩa trang tại thôn Kỳ Lãm 2.

2.3.2. Các ưu điểm, hạn chế và nguyên nhân

2.3.2.1 Ưu điểm

Năm 2009, trên cơ sở xây dựng, phát triển lên đô thị loại III, thị xã Tuyên Quang thực hiện điều chỉnh, mở rộng địa giới hành chính, sáp nhập 04 xã của huyện Yên Sơn vào thị xã Tuyên Quang gồm: Lƣỡng Vƣợng, Thái Long, An Khang, Đội Cấn. Các xã đƣợc sáp nhập có điều kiện về hạ tầng kinh tế - xã hội còn hạn chế, xuất phát điểm xây dựng NTM ở mức thấp hơn so với các xã trên địa bàn thành phố thời điểm đó.

Sau 5 năm nỗ lực phát động hƣởng ứng phong trào cả nƣớc Chung sức xây dựng NTM, với phƣơng châm "Nhà nƣớc và nhân dân cùng làm", thành phố Tuyên Quang đã đạt đƣợc những kết quả đáng ghi nhận, với 03/05 xã đạt chuẩn NTM (thành phố là địa phương đầu tiên trong tỉnh đạt 60% xã NTM); phấn đấu đến năm 2019, 100% số xã đạt NTM; thành phố Tuyên Quang đạt chuẩn NTM cấp huyện (hoàn thành trước 01 năm so với kế hoạch của tỉnh).

Có đƣợc kết quả trên là do sự lãnh đạo, chỉ đạo sâu sát, kịp thời của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh Tuyên Quang; sự phối hợp chặt chẽ của các cơ quan, ban, ngành của tỉnh; sự chủ động, quyết tâm, quyết liệt của cấp ủy, chính quyền, các cơ quan, đơn vị, sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, sự đồng thuận và phát huy vai trò làm chủ của nhân dân thành phố trong thực thi chính sách xây dựng NTM đã đem lại kết quả bƣớc đầu trong Chƣơng trình xây dựng NTM, tạo nên những khởi sắc, sự đổi thay trên khắp các vùng nông thôn toàn thành phố, đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân đƣợc nâng lên, tạo nền tảng vững chắc cho sự phát triển kinh tế - xã hội của thành phố.

Thành phố đã huy động sự tham gia của cả hệ thống chính trị; trong đó xác định rõ vai trò, trách nhiệm lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy đảng, chính quyền, MTTQ và các tổ chức chính trị - xã hội, đồng thời tăng cƣờng công tác hƣớng dẫn, xây dựng chƣơng trình, kế hoạch để cụ thể hóa từng phần việc tham gia phong trào XDNTM đảm bảo chặt chẽ, thống nhất, đồng bộ trong triển khai thực hiện.

Chủ động, tích cực, nghiêm túc và sáng tạo trong việc triển khai quán triệt và tổ chức thực hiện các chủ trƣơng chính sách của Trung ƣơng, Tỉnh và thành phố về NNNDNT. Luôn năng động, sáng tạo và linh hoạt trong quá trình triển khai thực hiện, nhất là biết lồng ghép nhiều dự án, nhiều nguồn vốn để tạo ra nhiều nguồn lực trong việc đầu tƣ XDNTM.

Xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện XDNTM chặt chẽ, phù hợp với đặc điểm tình hình của địa phƣơng. Luôn luôn coi trọng, tôn trọng quy hoạch, thực hiện theo quy hoạch; nêu cao tinh thần gƣơng mẫu của gia đình cán bộ, đảng viên trong triển khai thực hiện. Từ thực tiễn ở cơ sở có những lĩnh vực cụ thể cần phải điều chỉnh; việc điều chỉnh quy hoạch đƣợc bàn bạc rất kỹ giữa các cấp, các ngành; có những trƣờng hợp phải lấy ý kiến từ nhân dân theo trình tự quy định.

Công tác tuyên truyền, vận động nhân dân đƣợc tăng cƣờng chỉ đạo thực hiện; coi đây là giải pháp hàng đầu nhằm giúp nhân dân nắm rõ chủ trƣơng, cơ chế chính sách của Đảng, Nhà nƣớc, hiểu rõ mục đích, ý nghĩa của công tác XDNTM. Đồng thời thấy đƣợc vai trò, trách nhiệm của mình cùng chung tay XDNTM, từ đó tích cực hƣởng ứng các cuộc vận động, tham gia hiến đất, công trình trên đất, tiền của và ngày công lao động để xây dựng các công trình công cộng, thực hiện xây dựng, chỉnh trang nhà cửa, giữ gìn vệ sinh môi trƣờng...

Tập trung chỉ đạo làm tốt công tác huy động nguồn lực, lồng ghép các nguồn lực đầu tƣ cho chƣơng trình; tích cực vận động, khuyến khích nhân dân cùng tham gia đầu tƣ xây dựng kết cấu hạ tầng KT-XH ở địa phƣơng theo phƣơng châm “Nhà nƣớc và nhân dân cùng làm”; mọi vấn đề huy động sự đóng góp của dân đƣợc bàn bạc, công khai trong cộng đồng để nhân dân hiến kế, đề xuất cách thức thực hiện, nhân dân thấy đƣợc kết quả, lợi ích, từ đó đồng thuận thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ đề ra. Tất cả các công trình đầu tƣ xây dựng cơ bản đều đƣợc đầu tƣ, quyết toán theo đúng Đầu tƣ, Luật ngân sách, đảm bảo công khai, minh bạch.

Một xuất phát điểm quan trọng, đó là xác định mục tiêu cơ bản của XDNTM nhằm cải thiện rõ rệt, nâng cao đời sống vật chất - tinh thần của cƣ dân nông thôn và tạo tiền đề để phát triển kinh tế. Do vậy thành phố đã ƣu tiên chỉ đạo đẩy mạnh phát triển sản xuất để không ngừng nâng cao đời sống cho ngƣời dân; tích cực kêu gọi đầu tƣ, thu hút mạnh mẽ các doanh nghiệp đầu tƣ vào địa bàn nông thôn; Quan tâm tổ chức tốt việc đào tạo những ngành nghề đáp ứng đƣợc nhu cầu của xã hội, của DN và thực hiện tốt công tác chăm lo sức khỏe, đời sống văn hóa tinh thần ở NT. Tăng cƣờng xây dựng, đào tạo, bồi dƣỡng đội ngũ cán bộ có đủ trình độ, năng lực để tổ chức thực hiện tốt nhiệm vụ XDNTM ở từng địa bàn.

BCĐ XDNTM thành phố đã chú trọng kiểm tra, giám sát việc triển khai thực hiện của các xã, định kỳ sơ kết, tổng kết đánh giá kết quả triển khai thực hiện và kịp thời đề ra các giải pháp tháo gỡ các khó khăn vƣớng mắc ngay từ cơ sở.

Kịp thời động viên, khen thƣởng, biểu dƣơng cho các đơn vị, cá nhân có thành tích xuất sắc trong thực hiện chƣơng trình nhằm khuyến khích, thúc đẩy phong trào. BCĐ cũng thƣờng xuyên kiểm điểm việc thực hiện nhiệm vụ đã giao đối với từng thành viên và các tổ chức đoàn thể; chỉ đạo các đơn vị xây dựng kế hoạch chi tiết có lộ trình, thời gian, giải pháp cụ thể; có sự thống nhất giữa thành phố và xã để triển khai thực hiện.

2.3.2.2 Hạn chế và nguyên nhân của hạn chế * Hạn chế

Mặc dù những kết quả đạt đƣợc là rất đáng ghi nhận, song quá trình chỉ đạo thực thi chính sách XDNTM ở thành phố Tuyên Quang vẫn còn có những hạn chế, đó là:

- Công tác lãnh đạo, chỉ đạo của UBND thành phố, Ban Chỉ đạo xây dựng nông thôn mới của thành phố và cấp ủy, chính quyền các xã có lúc, có việc hiệu quả chƣa cao, còn để thất thoát xi măng trong thực hiện bê tông hóa đƣờng giao thông nông thôn (xã An Khang, Đội Cấn). Công tác tuyên truyền, vận động quần chúng nhân dân tại một số đảng bộ xã chƣa đồng bộ, chất lƣợng và hiệu quả chƣa cao, một số bộ phận nhân dân còn có tƣ tƣởng trông chờ, ỷ lại vào sự đầu tƣ của nhà nƣớc. Có địa phƣơng cấp ủy, chính quyền thiếu chủ động, sáng tạo trong quá trình triển khai thực hiện.

- Nguồn lực đầu tƣ còn khó khăn: XDNTM là chƣơng trình tổng hợp, phạm vi ảnh hƣởng rộng, cần một lƣợng vốn rất lớn, trong khi đó nguồn lực của địa phƣơng còn hạn chế, thu hút đầu tƣ vào khu vực này còn khó khăn. Vì vậy, một số tiêu chí chậm đƣợc triển khai thực hiện.

- Bên cạnh những tiêu chí đã đạt đƣợc, còn một số tiêu chí khó thực hiện: Trƣớc hết là tiêu chí về Môi trƣờng (Tiêu chí số 17): Hiện nay một số xã trên địa bàn thành phố đã triển khai mô hình thu gom, vận chuyển và xử lý rác thải. Song vấn đề khó khăn nhất hiện nay là thành phố chƣa quy hoạch, xây dựng đƣợc cơ sở xử lý chất thải. Toàn bộ rác thải, chất thải trên địa bàn thành phố đều đƣợc thu gom, tập kết và vận chuyển đến địa điểm tại huyện Yên Sơn. Thực tế, tại tất cả các xã, kể cả các phƣờng mức thu phí vệ sinh môi trƣờng thực hiện theo quy định của HĐND tỉnh (có thu thỏa thuận thêm) dao động từ 4.000 - 5.000 đồng/khẩu, những số thu phí này vẫn không đủ chi trả cho việc thuê lao động, trang bị phƣơng tiện phục vụ cho việc thu gom, phân loại rác và thuê phƣơng tiện vận chuyển rác, địa phƣơng vẫn phải cấp bù từ ngân sách, trong khi ngân sách Nhà nƣớc hạn hẹp.

Có xã đã thử nghiệm xây dựng mô hình xử lý rác thải hữu cơ thành phân vi sinh, một mặt vừa xử lý lƣợng rác thải tại chỗ, một mặt tạo ra nguồn phân hữu cơ vi sinh, phục vụ trở lại cho sản xuất nông nghiệp, tuy nhiên các mô hình này không thành công do lƣợng rác thải trên thực tế phần lớn là rác thải vô cơ; lƣợng rác thải hữu cơ quá ít, đa số ngƣời dân tận dụng làm sản phẩm phục vụ chăn nuôi gia súc, gia cầm ngay tại gia đình, thêm vào đó việc phân loại rác thải tại hộ chƣa thực hiện đƣợc, cho nên khi đƣa vào lò xử lý rác, rác thải không thể sinh nhiệt, tạo thành phân vi sinh. Nếu để nhiều ngày cho đủ lƣợng rác để khi đƣa vào lò xử lý tạo đƣợc nhiệt thì lại gây ô nhiễm môi trƣờng, cho nên mô hình này không thành công.

- Bên cạnh đó, một số tiêu chí tuy đã đạt chuẩn, song khó giữ vững nếu không tiếp tục có các giải pháp phù hợp.

Tiêu chí về An ninh trật tự (Tiêu chí số 19): Trong 19 tiêu chí để đánh giá đạt chuẩn NTM, thì có lẽ an ninh trật tự xã hội đƣợc giữ vững là một trong những tiêu chí khiến nhiều địa phƣơng “ngán” nhất, bởi đạt đƣợc là một

chuyện, nhƣng giữ đƣợc hay không lại là chuyện khác. Theo Thông tƣ số 41 ngày 4/10/2013 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định, xã đạt tiêu chí 19 “ANTT xã hội đƣợc giữ vững” khi đạt 4 yêu cầu: không có tổ chức, cá nhân hoạt động chống Đảng, chính quyền, phá hoại kinh tế, truyền đạo trái pháp luật, khiếu kiện đông ngƣời kéo dài; không có tụ điểm phức tạp về trật tự xã hội và không phát sinh thêm ngƣời mắc các tệ nạn xã hội trên địa bàn; trên 70% số thôn (ấp) đƣợc công nhận đạt tiêu chuẩn an toàn về ANTT; hàng năm công an xã đạt danh hiệu đơn vị tiên tiến trở lên.

Hiện nay, cả 04/05 xã của thành phố Tuyên Quang đã đạt tiêu chí về an ninh trật tự, song thực tế, những diễn biến phức tạp của tình hình ANTT trên địa bàn nông thôn hiện nay chủ yếu là trộm cắp tài sản, gây gổ đánh nhau...chỉ cần trên địa bàn xã xảy ra vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng, hoặc gây rối trật tự xã hội, đánh bạc...là trong năm đó xã đã không duy trì đƣợc tiêu chí về an ninh trật tự. Qua đó cũng thấy rõ những khó khăn, thách thức trong duy trì và giữ vững tiêu chí ANTT trong xây dựng NTM của các địa phƣơng. Hơn nữa, các xã XDNTM của thành phố Tuyên Quang cơ bản nằm dọc bờ sông Lô, việc khai thác cát, sỏi của các doanh nghiệp gây sạt lở đất ven sông, ảnh hƣởng đến việc sản xuất nông nhiệp của nhân dân; do vậy, tình hình khiếu kiện đông ngƣời còn xảy ra.

- Về cơ chế chính sách: Trong 5 năm, thực hiện chủ trƣơng, chính sách của tỉnh, thành phố Tuyên Quang đã triển khai tổ chức thực hiện nhằm hỗ trợ phát triển sản xuất, đó là các chính sách về khuyến khích doanh nghiệp đầu tƣ vào nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn tỉnh; chính sách khuyến khích phát triển HTX nông, lâm nghiệp, thủy sản; cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn; chính sách hỗ trợ hội viên nông dân vay vốn phát triển chăn nuôi (trâu, bò, lợn) có kết hợp xây dựng hầm bể Biogas bằng vật liệu nhựa Composite...Các cơ chế chính sách đƣợc ban hành tƣơng

đối đầy đủ nhƣng kinh phí tổ chức thực hiện còn hạn hẹp, điển hình nhƣ chƣơng trình hỗ trợ phát triển kinh tế trang trại, HTX...nên ảnh hƣởng không nhỏ đến việc tăng thu nhập cho dân cƣ NT. Các sản phẩm nông sản tiêu thụ chƣa ổn định, chƣa phát huy lợi thế của địa phƣơng.

- Còn có thời điểm nhận thức của một số cấp uỷ đảng, chính quyền, cán bộ, đảng viên và nhân dân về XDNTM chƣa thật đầy đủ, còn coi đây là dự án đầu tƣ của nhà nƣớc, do vậy còn có việc chƣa tích cực vào cuộc. Ban chỉ đạo xây dựng NTM các cấp trình độ chuyên môn chƣa đồng đều, kỹ năng tổ chức triển khai các nội dung xây dựng NTM còn hạn chế; thành viên BCĐ các cấp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực thi chính sách xây dựng nông thông mới trên địa bàn thành phố tuyên quang, tỉnh tuyên quang (Trang 81 - 115)