Kinh nghiệm của một số địa phƣơng về thực thi chính sách xây dựng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực thi chính sách xây dựng nông thông mới trên địa bàn thành phố tuyên quang, tỉnh tuyên quang (Trang 40)

7. Kết cấu của luận văn

1.4. Kinh nghiệm của một số địa phƣơng về thực thi chính sách xây dựng

dựng nông thôn mới

1.4.1. Huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định

Thực hiện chƣơng trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM, giai đoạn 2010-2015, huyện Hải Hậu - tỉnh Nam Định đƣợc công nhận đạt chuẩn NTM năm 2015. Trong lộ trình này, huyện có 35/35 xã, thị trấn đạt chuẩn NTM, trong đó có 6 xã đạt vào năm 2013, 29 xã đạt vào năm 2014 và là 1 trong 5 huyện đầu tiên trong cả nƣớc đạt chuẩn xây dựng NTM.

Trong lộ trình xây dựng NTM, giai đoạn 2016-2020, huyện Hải Hậu quyết tâm xây dựng NTM bền vững và phát triển với mục tiêu: “Phát huy vai trò, trách nhiệm của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội, đặc biệt là sự tham gia trực tiếp của ngƣời dân để tổ chức thực hiện đồng bộ, hiệu quả các nhiệm vụ, mục tiêu chƣơng trình xây dựng NTM bền vững và phát triển”. Theo đó, các cấp ủy Đảng, chính quyền, các tổ chức đoàn thể chính trị xã hội từ cấp huyện đến cơ sở đều có nghị quyết, chƣơng trình, kế hoạch về duy trì, nâng cao chất lƣợng các tiêu chí xây dựng NTM bền vững và phát triển giai đoạn 2016-2020. Lấy phƣơng châm “Dân biết - dân bàn - dân làm - dân hƣởng thụ” là quan điểm chỉ đạo xuyên suốt. Có cơ chế khuyến khích, động viên khen thƣởng phù hợp và tích cực huy động mọi nguồn lực từ các doanh nghiệp, tổ chức xã hội, của con em quê hƣơng ở mọi miền đất nƣớc cũng nhƣ ở nƣớc ngoài, đặc biệt là động viên nhân dân tích cực tham gia và đóng góp xây dựng NTM….

Huyện đã phát huy sức mạnh của cả hệ thống chính trị; xác định xây dựng NTM là nhiệm vụ chính trị trọng tâm của Đảng bộ và các tầng lớp nhân

dân. Huyện cũng đã xây dựng đề án NTM sát với tình hình thực tế của địa phƣơng, đảm bảo tính khả thi và khả năng huy động nguồn lực của địa phƣơng; triển khai thực hiện đề án đảm bảo công khai, dân chủ, minh bạch.

Để thực hiện thành công NTM, trƣớc hết phải nghiên cứu kỹ và quán triệt sâu rộng chủ trƣơng của Trung ƣơng, của tỉnh về xây dựng NTM và vận dụng sáng tạo vào điều kiện thực tế của địa phƣơng. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động bằng nhiều hình thức để mỗi ngƣời dân hiểu đƣợc mục đích, ý nghĩa và lợi ích thiết thực “Cống hiến và tự hƣởng” khi xây dựng NTM. Các cấp lãnh đạo, cấp ủy, vào cuộc kiên quyết; phát huy tốt vai trò, trách nhiệm của mỗi cấp ủy, chính quyền, MTTQ và các đoàn thể từ huyện đến cơ sở. Phân cấp, phân công nhiệm vụ cụ thật cụ thể gắn với trách nhiệm và sự nỗ lực, gƣơng mẫu thực hiện của mỗi cán bộ, đảng viên, hội viên, đoàn viên. Ví dụ: Hội cựu chiến binh mỗi ngƣời ủng hộ 100kg xi măng, Hội viên hội nông dân tự nguyện hiến đất xây dựng giao thông, xây dựng nhà văn hoá, ngày công nạo vét cống rãnh… Xác định nhiệm vụ trọng tâm của từng năm để tập trung chỉ đạo thực hiện, không dàn trải. Chủ trƣơng và khẩu hiệu xây dựng NTM của huyện Hải Hậu là: “Thực hiện từ đồng về nhà, từ nhà ra xóm và từ xóm ra xã”. Thực hiện nghiêm túc phƣơng châm “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân hƣởng thụ”; thƣờng xuyên kiểm tra việc tổ chức thực hiện, kịp thời và kiên quyết xử lý nghiêm những cán bộ, đảng viên vi phạm, khuyết điểm làm ảnh hƣởng đến phong trào xây dựng NTM.

Với chủ trƣơng đúng, cách làm sáng tạo, dân ủng hộ, xây dựng NTM mới của huyện Hải Hậu đã trở thành một phong trào thi đua sôi nổi giữa các gia đình, các xóm và các xã. Đã huy động nhân dân đóng góp hàng triệu ngày công, hiến tặng gần 400 ha đất làm đƣờng nội đồng, đƣờng xóm và trên 500 tỷ đồng để cùng với nguồn hỗ trợ của trên cải tạo, nâng cấp gần 400km đƣờng thôn xóm, 250 km đƣờng giao thông nội đồng theo tiêu chí NTM, 170 km

thoát nƣớc khu dân cƣ, xây dựng mới 42 nhà văn hoá xóm, nâng cấp hệ thống trƣờng học, trạm xá. Làm thay đổi cảnh quan làng xóm và bộ mặt nông thôn ngày càng khởi sắc. Kinh tế phát triển, văn hoá đời sống của nhân dân đƣợc cải thiện nâng lên rõ rệt.

1.4.2. Huyện Đan Phượng, thành phố Hà Nội

Đan Phƣợng là huyện ven đô nằm phía Tây Thủ đô Hà Nội, cách trung tâm 20km, diện tích đất tự nhiên 7.735,48 ha, dân số 162.856 ngƣời. Trƣớc khi xây dựng NTM, Đan Phƣợng là một huyện nông nghiệp, qua khảo sát đánh giá các xã, toàn huyện mới đạt bình quân gần 10 tiêu chí, chƣa có quy hoạch chung, hạ tầng kỹ thuật còn khó khăn, không đồng bộ; số thu ngân sách hàng năm đạt thấp, đầu tƣ chủ yếu dựa vào ngân sách Thành phố, trong khi đó nhu cầu đầu tƣ xây dựng NTM rất lớn.

Thực hiện Chƣơng trình 02-CT/TU của Thành ủy Hà Nội về phát triển nông nghiệp, xây dựng NTM, từng bƣớc nâng cao đời sống nông dân giai đoạn 2011 - 2015, huyện Đan Phƣợng xác định đây là cuộc cách mạng trong nông nghiệp, nông thôn, là thách thức lớn về vai trò lãnh đạo của đảng bộ trong giai đoạn hiện nay, song đó cũng là thời cơ để cho huyện bứt phá phát triển nhanh. Vì vậy phải tập trung sự lãnh đạo, chỉ đạo và huy động toàn dân tham gia để chƣơng trình thành công.

Trên cơ sở đó, huyện đã xác định việc đầu tiên là đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động để mọi tầng lớp nhân dân tham gia, làm cho ngƣời dân hiểu rõ vai trò chủ thể, thấy rõ trách nhiệm trong việc xây dựng NTM. Đồng thời, tập trung chỉ đạo lập quy hoạch xây dựng NTM với phƣơng châm: Đồng bộ, phù hợp tiêu chí, sát với thực tiễn, dân chủ, có tính khả thi cao. Huyện tổ chức các đoàn công tác do các đồng chí Ủy viên Ban Thƣờng vụ Huyện ủy làm tổ trƣởng, trực tiếp chỉ đạo, kiểm tra, hƣớng dẫn; tổ chức thảo luận và lấy ý kiến các tầng lớp nhân dân hoàn thiện quy hoạch. Kết thúc năm 2011, các xã đã hoàn thành quy hoạch xây dựng NTM trình UBND huyện phê duyệt.

Trên cơ sở quy hoạch, ban chỉ đạo xây dựng NTM của huyện chỉ đạo các xã đầu tƣ xây dựng hạ tầng, tạo động lực cho xây dựng NTM với phƣơng châm “lấy sức dân để lo cho dân”; “dân làm có sự hỗ trợ của nhà nƣớc”; thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở để “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra và dân hƣởng thụ”. Lựa chọn những dự án ƣu tiên phù hợp với khả năng kinh phí và nhu cầu của ngƣời dân. Các hình thức huy động nguồn lực đa dạng: Nhân dân hiến đất làm đƣờng, đóng góp ngày công lao động và kinh phí, kêu gọi các doanh nghiệp hỗ trợ và những ngƣời con xa quê hƣơng đóng góp chung tay xây dựng NTM.

Để có hạ tầng cho NTM, ngoài hỗ trợ của Thành phố, huyện chủ động khai thác các nguồn thu từ đất (đấu giá quyền sử dụng đất, thu tiền sử dụng đất từ các dự án đô thị, thu tiền thuê đất, xử lý đất xen kẹp...) để đầu tƣ với 02 khâu đột phá là: “Đấu giá quyền sử dụng đất và giải phóng mặt bằng” để huy động nguồn lực. Tập trung đầu tƣ các công trình lớn: đƣờng giao thông, các công trình bảo vệ môi trƣờng, những vấn đề dân sinh bức xúc tạo thế và lực mới cho huyện. Khi UBND Thành phố có Quyết định số 16/QĐ-UBND ngày 06/7/2012 về hỗ trợ xây dựng hạ tầng NTM. Đan Phƣợng đã chủ trƣơng vận dụng sáng tạo hỗ trợ trƣớc đầu tƣ. Trên cơ sở quy hoạch và đề án xây dựng NTM đƣợc phê duyệt, huyện yêu cầu các xã đồng bộ lập các dự án thành phần cải tạo nâng cấp đƣờng làng, ngõ, xóm, đƣờng giao thông nội đồng, phê duyệt để thực hiện. Quá trình lập dự án có sự giám sát của các cơ quan chức năng. Để tạo động lực và huy động sức đóng góp của nhân dân, huyện chủ trƣơng ứng trƣớc 100% vật liệu chính, nhân dân đóng góp ngày công lao động. Trong hai tháng cuối năm 2012, các xã trong huyện đã cơ bản hoàn thành xây dựng đƣờng làng, ngõ xóm.

Sau hơn 6 năm thực hiện chƣơng trình, đến nay, 15/15 xã của Đan Phƣợng đã đạt 19/19 tiêu chí, hạ tầng kinh tế xã hội đƣợc đầu tƣ xây dựng và nâng cấp tƣơng đối đồng bộ, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân đƣợc

nâng lên, bộ mặt nông thôn đƣợc khởi sắc khang trang, sạch đẹp. Đời sống nhân dân đƣợc nâng cao, thu nhập bình quân đầu ngƣời đạt 28,8 triệu đồng. Tỷ lệ hộ nghèo năm 2015 còn 2%.

UBND huyện Đan Phƣợng luôn xác định công tác giáo dục chính trị, tƣ tƣởng phải đi trƣớc một bƣớc; việc tuyên truyền đƣợc đặt lên hàng đầu với nhiều hình thức phong phú, theo hƣớng gọn, rõ, sát đối tƣợng nhằm tạo sự đồng thuận cao trong xã hội. Đồng thời, phải phát huy dân chủ, thực hiện việc công khai, minh bạch trong tất cả các khâu, nhất là việc huy động và sử dụng các nguồn lực từ nhân dân, tăng cƣờng phân cấp, trao quyền cho cấp xã quản lý và tổ chức thực hiện công trình, dự án của Chƣơng trình; Quan tâm đầu tƣ cho phát triển, chủ động tháo gỡ, giải quyết những vấn đề bức xúc của dân. Vận dụng sáng tạo, linh hoạt các chủ trƣơng của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nƣớc, quy định của UBND Thành phố. Ngoài ra, công tác cán bộ là yếu tố quan trọng quyết định thành công trong xây dựng NTM, do vậy Đan Phƣợng đã lựa chọn những cán bộ nhiệt tình, tâm huyết, có uy tín với cộng đồng cao tham gia. Đồng thời, thƣờng xuyên kiểm tra, đánh giá về năng lực, phẩm chất cán bộ, nếu đồng chí cán bộ nào không đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ thì kiên quyết điều chỉnh.

1.4.3. Thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh

Thị xã Đông Triều là địa phƣơng đầu tiên của tỉnh Quảng Ninh hoàn thành chƣơng trình xây dựng NTM và cũng là địa phƣơng đầu tiên triển khai thực hiện xây dựng thôn chuẩn và thôn kiểu mẫu trên địa bàn tỉnh. Hết năm 2014, Đông Triều đã đạt tiêu chí huyện NTM. Toàn huyện đã có 15/19 xã đạt NTM, chiếm 78,9%; 2 xã cơ bản đạt tiêu chí NTM. Trong đó, 11 xã đƣợc Thủ tƣớng Chính phủ tặng Bằng khen, 1 xã đƣợc tặng thƣởng công trình phúc lợi trị giá 1 tỷ đồng.

Địa phƣơng đã thực hiện việc nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền, phát huy vai trò chủ thể của ngƣời dân trên cơ sở phát huy dân chủ, huy động

nguồn lực to lớn trong dân và các lực lƣợng xã hội tham gia xây dựng NTM. Trong 4 năm, đã có 3.450 hộ dân hiến 310.557 m2 đất, tháo dỡ 26.097 m2 đƣờng bao, 1.500 m2 công trình phụ trợ, chặt 12.598 cây ăn quả để mở rộng đƣờng giao thông, xây dựng các công trình, phúc lợi công cộng. Toàn huyện đã huy động gần 60.600 ngày công của ngƣời dân, doanh nghiệp, lực lƣợng vũ trang và các tổ chức, đoàn thể tham gia xây dựng đƣờng giao thông, vỉa hè, công trình hạ tầng. Đông Triều luôn xác định xây dựng NTM là việc làm khó, cần kiên trì, bền bỉ và có cách làm sáng tạo, quyết liệt mới đi tới thành công. Đó là bởi, mục tiêu trong xây dựng NTM là rất lớn, toàn diện, trong khi một bộ phận ngƣời dân còn tƣ tƣởng trông chờ, ỷ lại vào sự đầu tƣ của Nhà nƣớc, chậm đổi mới. Nhƣng, vì mục tiêu phát triển địa phƣơng, Đông Triều quyết tâm xây dựng NTM và đi đầu trong phong trào này tại tỉnh Quảng Ninh.

Chính vì vậy, để thực hiện mục tiêu về đích NTM trƣớc 1 năm so với toàn tỉnh, Đông Triều đã thành lập Ban chỉ đạo từ huyện đến cơ sở, do đồng chí bí thƣ cấp ủy làm trƣởng ban. Với phƣơng châm bám sát thực tiễn xây dựng kế hoạch và lộ trình cụ thể để chỉ đạo thực hiện trên cơ sở quy hoạch và đề án đƣợc duyệt; quan tâm đầu tƣ phát triển sản xuất, kinh doanh; phát triển công nghiệp, dịch vụ nông thôn; các cơ sở hạ tầng thiết yếu phục vụ sản xuất và đời sống ngƣời dân; huy động tổng hợp các nguồn lực để thực hiện chƣơng trình. Mặt khác, để thực hiện thành công cần phải lấy ngƣời dân làm gốc, tích cực tuyên truyền, vận động, giáo dục, thuyết phục ngƣời dân đồng thuận, và luôn coi họ là chủ thể.

Đồng thời, thực hiện việc lấy ý kiến các sở, ban, ngành; từ đó, ƣu tiên các xã làm tốt, các xã đăng ký về đích sớm. Trong quá trình thực hiện, tiếp tục điều chỉnh, bổ sung chính sách hỗ trợ phát triển nông nghiệp, nông thôn, xây dựng NTM; phát triển các mô hình sản xuất hàng hóa trong nông nghiệp; huy động sự tham gia của nhiều thành phần; từ đó xuất hiện nhiều phong trào có hiệu quả cao. Tiêu biểu nhƣ: Hội Cựu chiến binh với phong trào "Thắp

sáng đƣờng quê", "Cảm hóa, giáo dục, giúp đỡ ngƣời lầm lỗi"; Hội Phụ nữ có "Tổ phụ nữ thu gom rác thải", gắn với phong trào "5 không, 3 sạch"; Hội Nông dân với "Nông dân thi đua sản xuất kinh doanh giỏi"; Đoàn Thanh niên có phong trào "Ngày thứ bảy tình nguyện", "Ngày chủ nhật xanh", "Xây dựng bể chứa rác thải ngoài cánh đồng"…

1.4.4. Một số bài học cho TP. Tuyên Quang, tỉnh Tuyên Quang

Từ những kinh nghiệm của các địa phƣơng, tác giả đã rút ra một số bài học kinh nghiệm cho thành phố Tuyên Quang. Cụ thể nhƣ sau:

Xây dựng NTM cần có sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, triển khai quyết liệt nhƣng không thể nóng vội, vì đây là chƣơng trình lâu dài, không chỉ đầu tƣ hạ tầng nông thôn mà đòi hỏi phát huy sức mạnh tổng thể, không chỉ nguồn lực về vật chất mà cả về mặt tinh thần. Đặc biệt chú ý đến quy hoạch đất đai, quy hoạch dân cƣ và quy hoạch sản xuất. Quy hoạch phải dài hạn, ngay cả những quy hoạch đã đƣợc phê duyệt cũng cần thƣờng xuyên rà soát, điều chỉnh để bảo đảm chất lƣợng, tầm nhìn và sự phù hợp với từng địa bàn, gắn với sự phát triển chung của cả thành phố, tỉnh và của cả vùng.

Trong quá trình xây dựng NTM ngƣời dân phải là chủ thể chính, phải là ngƣời có vai trò chủ động trong phong trào xây dựng NTM. Tuy nhiên, để ngƣời dân thực sự hiểu rõ lợi ích to lớn của Chƣơng trình xây dựng NTM, đòi hỏi phải tăng cƣờng công tác tuyên truyền; triển khai hiệu quả phong trào thi đua “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cƣ gắn với xây dựng NTM” và “Cả nƣớc chung sức xây dựng NTM” ở tất cả các cấp, ngành và địa phƣơng...

Bên cạnh đó cần thay đổi nhận thức của mỗi ngƣời dân trong việc xây dựng NTM. Mỗi ngƣời nông dân có trách nhiệm bảo vệ môi trƣờng sống sạch từ nhà ra đồng, đẹp từ nhà ra vƣờn… Có nhƣ vậy, bộ mặt NTM từng ngày thay đổi đẹp đẽ hơn. Chú trọng tổ chức lại sản xuất, quy hoạch lại sản xuất nông nghiệp, khuyến khích tiểu thủ công nghiệp phát triển mạnh, đào tạo nghề, nâng cao thu nhập cho ngƣời dân.

Xây dựng NTM thực chất là thực hiện các nội dung cụ thể để công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn. Do đó, phải gắn xây dựng NTM với tái cơ cấu nông nghiệp và thực hiện các kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phƣơng.

Công tác tuyên truyền, vận động quần chúng phải là giải pháp quan trọng hàng đầu và phát huy vai trò chủ thể của ngƣời dân. Phải có sự quan tâm, lãnh đạo, chỉ đạo thƣờng xuyên sâu sát, quyết liệt của các cấp ủy, chính quyền, sự tham gia tích cực và phối hợp chặt chẽ của các sở, ban, ngành, đoàn thể; vận dụng sáng tạo cơ chế chính sách và có phƣơng thức huy động nguồn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực thi chính sách xây dựng nông thông mới trên địa bàn thành phố tuyên quang, tỉnh tuyên quang (Trang 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)