Kinh nghiệm nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành vận tải biển của Singapore

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành vận tải biển Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 36 - 38)

tải biển của Singapore

Singapore là một nước rất nhỏ ở Đông Nam Á, với diện tích còn thua thành phố Hồ Chí Minh và dân số khoảng 5 triệu người. Nhưng với nhiều điều kiện khác nhau, Singapore đã trở thành một trung tâm hàng hải của Châu Á và thế giới.

Singapore có rất nhiều mặt hạn chế: nước nhỏ, dân số ít, không có tài nguyên, kể cả tăm tre và nước uống cũng phải nhập khẩu từ Malaysia, thế nhưng Singapore đã phát huy được điểm mạnh của mình là có vị trí địa lý rất thuận lợi nằm trên giao lộ của hàng hải từ châu Âu sang châu Á, điều kiện thiên nhiên và khí hậu thuận lợi của Singapore như không có bão lụt...

Với chính sách mở cửa thu hút nguồn đầu tư từ nước ngoài, nhất là từ sau khi giành độc lập từ năm 1965, Singapore đã phát triển kinh tế nói chung và dịch vụ vận tải biển nói riêng. Ngày nay Singapore đã trở thành một trung tâm hàng hải quan trọng của thế giới.

Singapore cũng là cảng đứng đầu thế giới về cung cấp nhiên liệu và là trung tâm thứ ba thế giới về lọc dầu sản phẩm. Singapore có một dịch vụ tài chính và hoạt động ngân hàng hoàn hảo, lực lượng lao động có tay nghề cao, hạ tầng cơ sở tuyệt vời. Đó là những yếu tố giúp Singapore trở thành thương cảng số một ở khu vực.

Người ta đã tổng kết tại Singapore có khoảng 130 chủ tàu, trong đó có những chủ tàu lớn như Ocean Tanker, Neptune Orient Lines Ltd. ... Tất cả những chủ tàu của Singapore quy tụ thành một hiệp hội gọi là Hiệp hội chủ tàu Singapore.

Đại lý vận tải có tới 600 công ty với đủ các dịch vụ từ đường biển, đường bộ tới đường không. Cung ứng tàu biển có 84 công ty.

Do nền công nghiệp hàng hải phát triển, nhu cầu của một cảng trên 230 triệu tấn/ năm cùng với lượng tàu ra vào lấy dầu, thực phẩm, nước ngọt, sửa chữa... vô cùng tấp nập nên ngành dịch vụ vận tải biển ở Singapore trở thành nghề mũi nhọn của nước này và mang lại một nguồn thu chính cho quốc gia.

Chính sách của chính phủ Singapore là mở cửa hoàn toàn thị trường hàng hải. Tính trên trọng tải, Singapore là một cảng bận rộn nhất thế giới. Người ta đã thống kê vào bất kỳ thời điểm nào luôn có trên 700 con tàu đang đỗ hoặc đang neo đậu tại cảng Singapore cùng một lúc. Hơn 81.000 tàu đã cập cảng trong năm 1998, với trọng tải tổng cộng lên đến hơn 578,5 triệu tấn.

Sự mở cửa của toàn bộ ngành dịch vụ vận tải biển ở Singapore là nét nổi bật trong chính sách của nước này. Với chất lượng phục vụ cao, công nghệ tốt, với nguồn nhân lực có tay nghề, Singapore chấp nhận cho các nước bên ngoài cùng hành nghề dịch vụ này tại Singapore.

vực cho hàng hoá đường hàng không. Nhà nước Singapore cũng ban hành những chính sách ưu đãi đối với việc vận chuyển hàng hoá chuyển tải. Họ cho phép hàng xuất nhập khẩu kể cả để rời và trong container được phép lưu kho 72 giờ miễn phí và 28 ngày đối với hàng chuyển tải rồi tái xuất.

Để phát triển dịch vụ vận tải biển đối với tàu chở khách đường biển làm cho Singapore trở thành trung tâm cập bến của tàu khách tại khu vực, chính phủ Singapore đã cho xây dựng trung tâm tàu khách Singapore gồm một cảng dành riêng cho tàu khách, 4 cầu cho phà biển quốc tế và 4 cầu cho phà biển chạy nội đia.

Với sự phát triển vượt trội hơn các nước khác trong khu vực, Singapore là nước đầu tiên tự do hoá thương mại và hàng hải theo hiệp định của AFTA vào năm 2003.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành vận tải biển Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 36 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)