Cơ cấu tổ chức quản lý cảng

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành vận tải biển Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 58 - 59)

2009 2010 Hàng rời Lượng tàu phá dỡ lúc 27 tuổi N/A 28,89% 19,51%

2.1.6.4. Cơ cấu tổ chức quản lý cảng

Hiện tại trên thế giới có 4 loại hình quản lý cảng biển, đó là: Cảng Nhà nước; cảng công cộng hay cảng địa phương quản lý; cảng tự chủ và cảng tư nhân. Nhìn chung, các cảng biển Việt Nam đều thuộc loại hình cảng Nhà nước, do Nhà nước sở hữu và quản lý. Các cảng địa phương quản lý cũng mang tính chất của các cảng công cộng. Hiện tại Việt Nam chưa có một cảng tư nhân nào.

Về cơ cấu tổ chức, hệ thống cảng biển Việt Nam chưa khai thác hết tính đa dạng và ưu thế của các loại hình tổ chức cảng biển. Đây là công việc đòi hỏi cần phải đầu tư nhiều công sức và trí tuệ, nhưng bù lại kết quả rất đáng giá với công sức và vốn đầu tư bỏ ra.

Không có một cơ quan quản lý thống nhất về quản lý và phát triển cảng dẫn đến nhiều cơ quan có quyền ra quyết định liên quan đến phát triển, đầu tư

và khai thác cảng. Sự phát triển không theo định hướng của các cảng, sự kinh doanh khai thác thiếu đồng bộ và sự cạnh tranh không lành mạnh tại các khu vực có nhiều chủ thế cảng của các chủ quản lý khác nhau (đã xảy ra tình trạng tranh giành tàu, hàng tại khu vực Sài Gòn trước đây) là kết quả của việc quản lý này.

Các cảng biển Việt Nam đều có xu thế tập trung vào các hoạt động thương mại, ví dụ như xếp dỡ và kho bãi. Đây là xu thế trái ngược xu thế quản lý cảng biển thế giới - cảng là trung tâm phân phối hậu cần. Đây là một định hướng quan trọng để cân nhắc và xem xét trong việc xây dựng cơ sở hạ tầng phát triển cảng biển Việt Nam cũng như các biện pháp nâng cao hiệu quả và khả năng cạnh tranh của cảng biển Việt Nam.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành vận tải biển Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 58 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)