Dịch vụ hàng hải phát triển mạnh, đa dạng, nhiều thành phần

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành vận tải biển Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 60 - 61)

Trong những năm gần đây, do chính sách mở cửa của nền kinh tế thị trường và tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế quốc dân, nên lượng hàng thông qua cảng biển của Việt Nam đã không ngừng tăng lên. Số lượt tàu biển cập các cảng để bốc dỡ hàng hóa cũng nhiều hơn. Vì vậy, nhu cầu phục vụ cho các tàu cũng tăng nhanh. Những yếu tố đó làm cho các hoạt động dịch vụ hàng hải có điều kiện phát triển mạnh mẽ. Theo số liệu thống kê, hiện nay có hơn 900 doanh nghiệp đang tham gia dịch vụ này (tăng mạnh so với con số 600 doanh nghiệp thống kê hồi đầu năm 2007). Song con số này lại là quá nhiều so với các quốc gia trong khu vực khi chỉ đáp ứng được khoảng 1/4 nhu cầu nội địa. Trong khi các doanh nghiệp nước ngoài đang cung cấp dịch vụ trọn gói cho khách hàng theo xu thế toàn cầu hoá với chuỗi cung ứng nguyên liệu, vận tải, phân phối hàng, dịch vụ hậu mãi thì việc mà các doanh nghiệp của chúng ta đang làm thực chất chỉ là khai báo hải quan, cho thuê phương tiện vận tải, kho bãi…

Theo Hiệp hội Giao nhận Kho vận Việt Nam, về cơ cấu thành phần kinh tế, các doanh nghiệp tư nhân chiếm khoảng 80% trong tổng số các doanh

nghiệp kinh doanh dịch vụ vận tải biển hiện nay ở Việt Nam. Các doanh nghiệp này có số vốn rất nhỏ, thậm chí có doanh nghiệp chỉ đăng ký 300 - 500 triệu đồng (tương đương 18.750 USD - 31.250 USD). Trong khi đó, để ký vận đơn vận tải đa phương thức theo quy định tại Nghị định 125/2003/NĐ- CP ngày 29/3/2003, doanh nghiệp phải có tài sản thế chấp hay bảo lãnh của ngân hàng tương đương 120.000 USD; đồng thời, khi phát hành vận đơn này vào Hoa Kỳ thì phải ký quỹ tiếp 150.000 USD theo Luật vận tải biển Hoa Kỳ (Surety bond - US Carriage of Goods by Sea Act - COGSA 1984, Revised 1998). Nhiều doanh nghiệp nhà nước sau khi cổ phần hoá từng bộ phận đã hình thành các công ty cổ phần với vốn điều lệ 5 tỷ đồng (312.500 USD). Với vốn quy mô này không thể đáp ứng được yêu cầu khi gia nhập thị trường vận tải biển thế giới.

Về tổ chức bộ máy, do vốn và nhân lực ít nên việc tổ chức bộ máy của các doanh nghiệp này rất đơn giản, tính chuyên sâu của các doanh nghiệp trong vận tải biển không có. Hầu hết các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay chưa có văn phòng đại diện của chính công ty mình đặt tại nước ngoài. Các thông tin từ nước ngoài, công việc phải giải quyết ở nước ngoài của một số công ty lớn hơn đều do hệ thống đại lý thực hiện, cung cấp.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành vận tải biển Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 60 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)