Tương thân tương ái Chịu khó
Đoàn kết trong khó khăn
Trí tuệ minh mẫn, sáng dạ, hiếu học Học chóng hiểu
Chăm chỉ, khéo chân tay
Quý sự lễ phép, mến điều đạo đức: lấy sự nhân, nghĩa, lễ, trí, tín làm năm đạo thường cho sự ăn ở
Nền tảng dân trí thấp Không ham đọc sách
Tính cộng đồng trong thời chiến cao nhưng trong thời bình lại thấp
Tính tôn trọng pháp luật còn kém Tính tự giác cũng còn kém
Tầm nhìn ngắn
Tâm lý chuộng hàng ngoại và hình thức
Quá trình giao lưu, tiếp biến văn hóa với các nước Trung Hoa, Ấn Độ, tư bản phương Tây và chủ nghĩa Cộng sản làm du nhập những yếu tố măng tính hiện đại vào đời sống chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội Việt Nam, tạo tiền đề cho lãnh đạo và văn hóa lãnh đạo Việt Nam phát triển. Đáng chú ý là các tư tưởng về khế ước, quyền tư hữu tài sản, kinh tế hàng hóa, quyền lập hội…Tuy nhiên, bên cạnh những tác động tích cực này thì lãnh đạo Việt Nam cũng chịu ảnh hưởng tiêu cực và hạn chế của tư duy của thời kỳ bao cấp, cơ chế kế hoạch hóa tập trung cũng như hậu quả của các cuộc chiến tranh.
1.2.4.3. Ảnh hưởng của thể chế chính trị, bộ máy hành chính và nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa
Thể chế là yếu tố có vai trò tác động và chi phối đến văn hóa lãnh đạo của mỗi nước. Cương lĩnh, đường lối chính trị, chính sách của đảng cầm quyền quyết định đến việc tổ chức và vận hành thể chế, tổ chức bộ máy và cơ chế quản lý, điều hành của nhà nước. Thể chế chính trị nước ta thể hiện trong việc tổ chức và haotj động của hệ thống chính trị, bộ máy nhà nước và hệ thống pháp luật. Thể chế kinh tế nước ta hiện đang trong giai đoạn xây dựng và trở thành nền kinh tế thị trường được thế giới công nhận. Tính chất định hướng xã hội chủ nghĩa thực chất là nhà nước sẽ độc quyền sở hữu đất đai, khoáng sản và các nguồn lực tự nhiên; nhà nước sẽ duy trì một khu vực kinh tế quốc dân lớn để làm công cụ đảm bảo ổn định và điều tiết vĩ mô…
Quá trình đổi mới về thể chế, đặc biệt là thể chế chính trị, kinh tế, bộ máy hành chính và hoạt động của đội ngũ cán bộ, công chức đã tạo thuận lợi cho cộng đồng lãnh đạo phát triển, cụ thể như sau:
Công cuộc cải cách hành chính và nâng cao năng lực của bộ máy lãnh đạo, quản lý đã phát huy hiệu quả.
Hệ thống chính sách pháp luật được xây dựng, sửa đổi.
Tuy nhiên, môi trường thể chế vẫn chưa đồng bộ, tính ổn định, minh bạch chưa cao, mức độ rủi ro còn lớn, khó dự báo khiến nhà lãnh đạo muốn đối phó với rủi ro, hoặc là “lách luật”, hoặc là “co cụm”; và khó giữ được chữ tín trong hoạt động kinh doanh của tổ chức. Bên cạnh đó, những yếu tố tiêu cực vốn tiềm ẩn trong văn hóa truyền thống đã bộc lộ thành những hiện tượng thực tế gây hiệu quả xấu đến kinh tế - xã hội. Một số nhà lãnh đạo hoạt động chân chính lại gặp khó khăn, trong khi một số khác lợi dụng khe hở của luật pháp, lợi dụng những yếu kém của bộ máy công quyền, đạo đức công vụ để lách luật, “chạy cửa sau”, hoạt động phi pháp lại trở nên giàu có.
Nhà nước ta được xây dựng theo thể chế pháp quyền của dân, do dân và vì dân nhưng người dân muốn được giải quyết công việc hành chính của mình vẫn phải chạy vạy, xin xỏ những cán bộ nắm chức quyền. Hay nói cách khác, xã hội vẫn tồn tại một lối hành xử theo kiểu “nhất thân, nhì quen” và thứ “văn hóa phong bì” tai hại. Nguyên nhân cơ bản của tình trạng này có thể tìm thấy ngay trong sự yếu kém của của đội ngũ cán bộ, đảng viên trong hệ thống chính trị đã được nêu rất rõ trong Đại hội Đảng lần thứ X. Văn hóa lãnh đạo phụ thuộc vào nền hành chính quốc gia và lối làm việc, đạo đức công vụ củ công chức. Phương thức hoạt động, mức độ công bằng, công khai, minh bạch và hiệu quả của nền hành chính có tác động trực tiếp đến hành vi và hiệu quả hoạt động của lãnh đạo trong tổ chức.
1.2.4.4. Ảnh hưởng của toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế
Toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế có tác động tích cực rất lớn đến hoạt động của lãnh đạo trong tổ chức, cụ thể như sau:
Những cơ hội kinh doanh được mở rộng, song lại cạnh tranh khốc liệt, rủi ro lớn hơn.
Lãnh đạo có thêm nhiều cơ hội học hỏi, tiếp biến các công nghệ tiên tiến, giá trị văn hóa thế giới.
Quá trình cọ xát quốc tế làm khơi dậy tinh thần dân tộc, đoàn kết, gắn bó… của các nhà lãnh đạo để cùng phát triển.
Lãnh đạo cũng chịu sự chi phối của hệ thống tiêu chuẩn đạo đức nghề nghiệp và trách nhiệm xã hội theo tiêu chuẩn quốc tế khiến xu hướng hoạt động lành mạnh, có đạo đức, có trách nhiệm thì sẽ thắng thế và thành công.
Ngoài ra, quá trình toàn cầu hóa cũng giúp thiết lập mạng xã hội nghề nghiệp vượt khỏi tư duy dòng họ và địa vị truyền thống.
Bên cạnh những mặt tích cực trên thì quá trình toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế có những ảnh hưởng tiêu cực sau:
Tư tưởng sùng bái lối sống phương Tây một cách rập khuôn, máy móc dẫn đến phủ nhận, xung đột với những giá trị văn hóa truyền thống của người Việt Nam. Bên cạnh đó, nguy cơ tài nguyên thiên nhiên bị khai thác cạn kiệt, môi trường bị tàn phá, biến đất nước thành nơi chứa công nghệ lỗi thời, rác thải, ô nhiễm, thành “công xưởng” sản xuất của nước khác.
1.2.5. Hệ giá trị văn hóa lãnh đạo Việt Nam
Trên cơ sở kế thừa các nghiên cứu trong và ngoài nước (đã trình bày ở phần tình hình nghiên cứu) về hệ giá trị văn hóa lãnh đạo, luận văn đã chung đúc hệ giá trị văn hóa lãnh đạo Việt Nam trên cơ sở bốn nhóm yếu tố, gồm: Nắm bắt cơ hội, Dám chấp nhận rủi ro, Sáng tạo – Đối mới và Thành quả bền vững.
1.2.5.1. Nắm bắt cơ hội
- Yếu tố 1: Khát vọng thành công
Trước hết, nhà lãnh đạo tổ chức cần phải được thôi thúc bởi khát vọng mang lại những thành công cho tổ chức. Ước muốn thành công sẽ được dẫn đường bởi một lý tưởng hay triết lý thành công. Triết lý thành công là những tư tưởng triết học chủ đạo, có hệ thống được vận dụng vào những hoạt động cụ thể, phản ánh các niềm tin, giá trị, các nguyện vọng cơ bản và những tư tưởng chủ đạo mà các nhà lãnh đạo theo đuổi, gắn bó. Và tất cả những điều đó tạo nên sợi chỉ dẫn đường cho hoạt động lãnh đạo. Triết lý đó chính là một trình độ cao của nhận thức. Ước mơ có ở mọi người nhưng triết lý phải qua trải nghiệm và ở một trình độ nhận thức nhất định mới có được. Do vậy, ước mơ thành công không phải là biểu hiện rõ rệt của văn hóa lãnh đạo mà triết lý, lý tưởng thành công mới là biểu hiện rõ rệt của văn hóa lãnh đạo. Và khát vọng thành công của người lãnh đạo không chỉ được biểu hiện thông qua khát vọng mang lại những thành quả cho tổ chức, làm giàu cho tổ chức, góp phần làm giàu cho đất nước mà còn thể hiện ở chính khát vọng cá nhân được tôn vinh, khát vọng đạt được chức vị trong tổ chức và khát vọng thể hiện lòng tự tôn, tinh thần yêu dân tộc.
Quá trình nhận biết, tạo dựng và nắm bắt cơ hội là khởi đầu cho sự nghiệp hay những kế hoạch của lãnh đạo. Quá trình này đòi hỏi người lãnh đạo cả về tố chất lẫn năng lực.
1.2.5.2. Dám chấp nhận rủi ro
- Yếu tố 3: Độc lập, quyết đoán, tự tin
Lãnh đạo phải là người làm chủ và chịu trách nhiệm trước sự thành công hay thất bại của tổ chức. Vai trò này đòi hỏi người lãnh đạo phải độc lập trong suy nghĩ, dũng cảm, quyết đoán khi đưa ra quyết định. Nhà lãnh đạo phải hiểu chính bản thân mình và tin tường chắc chắn vào chính mình và khả năng của chính mình. Thể hiện sự tự tin trong khả năng của nhà lãnh đạo để hoàn thành các nhiệm vụ khó khăn hoặc đối đầu với những thử thách.
- Yếu tố 4: Dám làm, dám chịu trách nhiệm
Lãnh đạo phải có bản lĩnh dám làm, dám chịu. Trong quá trình lãnh đạo tổ chức, không phải bất cứ lúc nào lãnh đạo cũng ra quyết định đúng cả. Hơn nữa, trong hoạt động kinh doanh của tổ chức, những rủi ro khách quan là khó lường, song khi gặp thất bại hay ra quyết định sai, người lãnh đạo phải nhìn thẳng vào sự thật, coi “thất bại là mẹ của thành công”; không từ bỏ sau lần thất bại lần đầu để giải quyết vấn đề; dám chịu trách nhiệm về hậu quả từ việc làm, từ hành động của mình để từ đó tìm ra phương pháp khắc phục, vươn lên. Tiếp tục giữ vững lập trường của mình trước đối thủ cạnh tranh hoặc những dấu hiệu ít thành công ở phút ban đầu. Nhà lãnh đạo phải có khả năng chấp nhận những gì mình cho là những rủi ro vừa phải. Nhà lãnh đạo cần phải xây dựng những biện pháp thích ứng cho những tình huống có yếu tố rủi ro và phải tính toán đến rủi ro trong các quyết định của tổ chức.
1.2.5.3. Sáng tạo, đổi mới
- Yếu tố 5: Linh hoạt, chủ động
Tính linh hoạt, chủ động là biểu hiện cả về mặt tư duy và thái độ của sáng tạo - đổi mới. Một người lãnh đạo phải xây dựng thói quen sáng tạo và đổi mới để tạo dựng được một cái gì đó có giá trị được thừa nhận. Họ phải là người phát hiện ra những cái mà người khác không thấy và dám chấp nhận rủi ro để thực hiện điều đó. Những ý tưởng sáng tạo luôn luôn là những suy nghĩ thường trực trong đầu các nhà lãnh đạo. Họ luôn phải đi trước một bước nếu muốn vượt lên các doanh nghiệp khác từ chất lượng sản phẩm, mặt hàng mới, mẫu mã, kiểu dáng hay những phát minh mới.
Người lãnh đạo phải có tư duy linh hoạt, chủ động, năng động mà biểu hiện đó chính là khả năng thích ứng nhanh và tính linh hoạt tự phát với môi trường kinh doanh luôn biến đổi, với những tình huống trong việc quản lý, lãnh đạo, điều hành và ứng xử với các bên có liên quan.
- Yếu tố 6: Luôn có tư tưởng mới, phương pháp mới, hướng giải quyết vấn đề mới
Tư tưởng mới, phương pháp mới, hướng giải quyết vấn đề mới sẽ giúp cho nhà lãnh đạo có khả năng kết hợp đa dạng các yếu tố nguồn lực sản xuất ở các phương án khác nhau nhằm tạo nên sức cạnh tranh mới, sản phẩm mới.
1.2.5.4.Thành quả bền vững
- Yếu tố 7: Đạo đức và trách nhiệm xã hội của lãnh đạo
Đạo đức của người lãnh đạo là một tập hợp các nguyên tắc, chuẩn mực có tác dụng điều chỉnh, đánh giá, hướng dẫn và kiểm soát hành vi của người lãnh đạo. Đạo đức của người lãnh đạo Việt Nam có thể phân khai gồm đạo đức kinh doanh và phẩm chất đạo đức lãnh đạo. Đạo đức kinh doanh là sự tôn trọng luân lý nghề nghiệp và các quy tắc ứng xử (thường do các quốc gia, tổ chức, hiệp hội ngành nghề kinh doanh quy định) nhằm làm cho các nhà lãnh đạo, tổ chức có thể đảm nhiệm được trách nhiệm của mình đối với các đối tác và xã hội. Đạo đức kinh doanh chịu sự ảnh hưởng rất lớn của trình độ phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội – nơi mà người lãnh đạo sinh sống và tạo dựng cơ nghiệp.
Phẩm chất đạo đức lãnh đạo thường được đánh giá dựa trên các khía cạnh như tính trung thực, tôn trọng con người, vươn tới sự hoàn hảo, đương đầu với thử thách và tính hiệu quả gắn với trách nhiệm xã hội. Phẩm chất đạo đức lãnh đạo chịu sự chi phối của chuẩn mực đạo đức và các giá trị tinh hoa của văn hóa dân tộc.
Đạo đức lãnh đạo còn thể hiện qua ý thức tôn trọng pháp luật. Ý thức tôn trọng pháp luật của nhà lãnh đạo mà một tiêu chuẩn bắt buộc mà bất cứ nhà lãnh đạo nào cũng phải có. Một người lãnh đạo có ý thức làm việc theo pháp luật sẽ tạo nên hoạt động kinh tế đồng bộ trong cả nước. Khi biết tôn trọng pháp luật, người lãnh đạo trước hết sẽ làm việc với những mối quan hệ xung quanh dựa trên cơ sở pháp luật. Nhờ vậy, hoạt động kinh tế sẽ trở nên thông thoáng, không ách tắc, trì trệ và đồng thời tạo điều kiện cho sự phát triển kinh tế chung của đất nước.
Việc tôn trọng pháp luật chẳng hạn như nghĩa vụ nộp các khoản thuế đối với Nhà nước, kinh doanh đúng theo pháp luật không vi phạm luật (như buôn lậu, rửa tiền, trốn thuế, tham nhũng, hối lộ, kinh doanh không đúng mặt hàng đăng ký,
v.v…) không những tạo ra môi trường kinh doanh lành mạnh mà còn góp phần vào sự phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia.
Tuy nhiên, để các nhà lãnh đạo tôn trọng pháp luật thì cũng cần đòi hỏi quốc gia cần xây dựng một môi trường luật pháp lành mạnh. Do đó về phía chính quyền các cấp cần phải có những nỗ lực lớn trong việc lập pháp và hành pháp.
Trách nhiệm xã hội của lãnh đạo là sự cam kết trong việc ứng xử một cách đạo lý và đóng góp vào sự phát triển kinh tế, đồng thời cải thiện chất lượng cuộc sống của lực lượng lao động và gia đình của họ, cũng như của cộng đồng địa phương, của toàn bộ xã hội.
+ Trách nhiệm đối với xã hội
Xã hội phụ thuộc vào nền tảng kinh tế để nâng cao mức sống, do đó điều này phụ thuộc vào sự đóng góp của mỗi người trong xã hội. Bên cạnh các hoạt động kinh doanh thuần túy, nhà lãnh đạo cần phải có trách nhiệm đóng góp vào các hoạt động chung của xã hội. Đây là một chuẩn mực mà nhà lãnh đạo có thể phát huy thành bản sắc văn hóa của mình. Trách nhiệm xã hội của nhà lãnh đạo có thể thể hiện thông qua các hoạt động xã hội của họ, chẳng hạn như hoạt động từ thiện. Hoạt động từ thiện ngày nay đã trở thành một tiêu chuẩn đạo đức của tất cả nhà lãnh đạo và tổ chức của họ trên toàn thế giới. Và ở hầu hết các quốc gia đều có những chính sách khuyến khích các hoạt động này. Bởi vì thế giới ngày nay đang đứng trước những vấn đề hết sức to lớn đòi hỏi sự đóng góp về vật chất và tinh thần mạnh mẽ mới có thể giải quyết được. Hơn nữa, hoạt động từ thiện không phải chỉ dừng lại ở các công việc đơn thuần là đóng góp tiền của giúp những người bất hạnh, người khuyết tật mà còn thể hiện ở những công việc mang tầm cao hơn. Nói như Alvin Toffler: “Các công ty không phải chỉ làm lãi hoặc sản xuất hàng hóa mà còn phải đóng góp giải quyết các vấn đề phức tạp về sinh thái, luân lý, chính trị, chủng tộc, giới tính và xã hội”. Như vậy, vấn đề từ thiện không còn đóng khung ở nghĩa hẹp của nó nữa mà còn mang ý nghĩa toàn cầu. Một nhà nghiên cứu người Indonesia đã nói: “Hoạt động kinh doanh phải được đánh giá theo kỳ vọng đạo đức của toàn thể xã hội và nền văn hóa của nó. Nói cách khác, bất cứ một loại hình kinh doanh nào cũng phải có trách nhiệm xã hội và trách nhiệm xã hội trở thành nhân tố quan trọng