43,64% 34,54% 12,73% 9,09% Nắm bắt cơ hội Sáng tạo - Đổi mới Dám chấp nhận rủi ro Thành quả bền vững
Nhận định sự hợp lý của các yếu tố hệ giá trị văn hóa lãnh đạo tại Viện
Khoa học xã hội vùng Trung Bộ
Qua quá trình thực hiện cuộc khảo sát, kết quả cho thấy phần lớn người được hỏi đồng ý với chín yếu tố hệ giá trị văn hóa lãnh đạo (47/50 người trả lời đồng ý, chiếm 94%). Cụ thể như sau:
Trong chín yếu tố hệ giá trị văn hóa lãnh đạo thì có ba yếu tố được lựa chọn có mức độ quan trọng cao, đó là “Có tư tưởng mới, phương pháp mới, hướng giải quyết vấn đề mới”, 11 người lựa chọn, chiếm 20%; “Khả năng tìm kiếm, tạo dựng và nắm bắt cơ hội”, có 10 người lựa chọn, chiếm 18,2% và “Đạo đức, trách nhiệm xã hội”, có 8 người lựa chọn, chiếm 14,5%. Trong ba yếu tố này, hai yếu tố thiên về phẩm chất trí tuệ là “Có tư tưởng mới, phương pháp mới, hướng giải quyết vấn đề mới” và “Khả năng tìm kiếm, tạo dựng, nắm bắt cơ hội”; còn một yếu tố là “Đạo đức, trách nhiệm xã hội” là thiên về phẩm chất đạo đức. Điều này phản ánh sự tương đồng với những mô hình khác về văn hóa lãnh đạo khi cho rằng văn hóa lãnh đạo cấu trúc bởi Đức – Trí hay Tâm – Tài – Trí – Đức. Yếu tố “Bền bỉ” được ít người lựa chọn nhất. Tính bền bỉ thể hiện ý chí quyết tâm, có sức khỏe thần kinh và sức khỏe thể chất tốt. Yếu tố này được lựa chọn ít cho thấy mặc dù lãnh đạo tại Viện có ý chí quyết tâm cao song thể trạng, hình dáng và sức khỏe của lãnh đạo còn kém. Điều này được lý giải là do điều kiện kinh tế, môi trường, phong cách, ý thức sinh hoạt của lãnh đạo ít có lợi cho sức khỏe. Bên cạnh đó, do điều kiện tự nhiên, đặc điểm nhân chủng quy định vóc dáng, thể chất con người Việt Nam nói chung và lãnh đạo Viện nói riêng nhỏ bé hơn so với con người của nhiều nước trong khu vực và trên thế giới.