1.3.4.6. Dự phòng tổn thất trong cho vay
Dự phòng tổn thất trong cho vay, giúp cho các ngân hàng chủ động đối phó với các tổn thất dự kiến. Trên cơ sở phân loại nợ, các TCTD thực hiện việc trích lập DPRR cho từng khoản vay theo nguyên tắc trích lập với tỷ lệ tương ứng với các nhóm nợ. Ở Việt Nam, các NHTM đang thực hiện phân loại nợ và trích lập dự
32
phòng theo Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/04/2005 và các văn bản sửa đổi, bổ sung kèm theo.
1.3.4.7. Các biện pháp xử lý nợ vay có vấn đề và tổn thất xảy ra trong hoạt động cho vay
Trong quá trình thực hiện quản trị rủi ro đối với hoạt động cho vay, nếu phát hiện các rủi ro xảy ro, Ngân hàng cần thực hiện các giải pháp để hạn chế, giảm thiểu mức độ thiệt hại do các rủi ro gây ra. Một số giải pháp thông dụng mà các NHTM thường hay sử dụng:
- Cho vay thêm:
Trường hợp phương án/dự án đầu tư của khách hàng đang gặp khó khăn, có thể ảnh hưởng đến việc thu nợ mà nguyên nhân chủ yếu do thiếu vốn nếu ngân hàng xét thấy khả năng phương án, dự án có thể phát triển tốt khi được đầu tư thêm vốn thì có thể xem xét cho vay thêm để hỗ trợ khách hàng thực hiện dự án, phương án.
- Bổ sung tài sản đảm bảo:
Bổ sung tài sản đảm b ảo thường được thực hiện khi khoản vay có biểu hiện bất ổn, nguồn thu không rõ ràng, giá trị tài sản đảm bảo có khả năng phát mại thấp hơn dư nợ vay. Việc thực hiện bổ sung các biện pháp đảm bảo này phải được quy định thành văn bản thoả thuận và là một phần bổ sung cho hợp đồng tín dụng hiện hành. Trường hợp yêu cầu khách hàng bổ sung thêm tài sản đảm b ảo mà khách hàng không đồng ý hoặc không có khả năng bổ sung thì ngân hàng sẽ thực hiện thu hồi nợ một phần dư nợ trước hạn để đảm bảo tài sản hiện có của khách hàng có thể đảm bảo được cho dư nợ.
- Chuyển nợ quá hạn:
Nếu CBTD xác minh những lý do gia hạn của khách hàng vẫn không có khả năng trả nợ thì phải chuyển sang quá hạn, đồng thời lập thông báo gửi khách hàng, đồng thời bám sát nguồn thu để thu nợ.
Sau khi chuyển nợ quá hạn, CBTD và các bộ phận liên quan phải tích cực thực hiện cá giải pháp để thu hồi nợ quá hạn:
33
+ Phối hợp với phòng kế toán để có biện pháp trích tài khoản tiền gửi của khách hàng để thu hồi nợ khi có số dư, hoặc lập ủy nhiệm nhờ thu qua các TCTD mà khách hàng mở tài khoản.
+ Yêu cầu người bảo lãnh trả thay.
+ Phát mại tài sản thế chấp, cầm cố theo quy định của pháp luật để thu nợ. + Thực hiện các biện pháp khác để thu hồi nợ.
- Thực hiện khoanh nợ, xoá nợ
Trên cơ sở những văn bản quy định, hướng dẫn của NHNN, Tổng giám đốc về khoanh, xoá nợ, CBTD theo dõi, rà soát điều kiện để tập hợp hồ sơ đề nghị khoanh, xoá nợ trình cấp có thẩm quyền quyết định. Nếu được phê duyệt, CBTD mới được thực hiện và thông báo cho khách hàng biết.
- Chỉ định đại diện tham gia quản lý doanh nghiệp
Trong trường hợp khác hàng thực hiện mọi biện pháp mà vẫn không trả được nợ vay và được cơ quan có thẩm quyền quy định cho ngân hàng quyền được tham gia quản lý doanh nghiệp thì ngân hàng sẽ cử đại diện tham gia quản lý doanh nghiệp.
+ Ngân hàng cho vay cử đại diện tham gia quản lý doanh nghiệp, tham gia quản lý điều hành hoạt động kinh doanh nhằm theo dõi sát sao đối với những khoản vay cần theo dõi, tư vấn giúp đỡ khách hàng khắc phục khó khăn, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, đưa ra quy định xử lý kịp thời với những diễn biến đáng xảy ra, hạn chế tối đa tổn thất.
+ Trường hợp có thể tham gia góp vốn qua hình thức mua cổ phần, liên doanh hoặc chuyển đổi nợ thành vốn góp, khách hàng phải lập được phương án góp vốn là phương án kinh doanh khả thi để trình lên cấp có thẩm quyền của ngân hàng phê duyệt.
- Khởi kiện
Ngân hàng cho vay tiến hành khởi kiện doanh nghiệp ra trọng tài kinh tế, toà án trong trường hợp:
34
+ Khoản vay khó đòi, tồn đọng mặc dù ngân hàng cho vay đã áp dụng những biện pháp xử lý tổ chức khai thác, xử lý tài sản thế chấp nhưng không đạt kết quả.
+ Con nợ có dấu hiệu lừa đảo, cố tình chây ỳ việc trả nợ mặc dù ngân hàng cho vay đã thực hiện các biện pháp thu hồi nợ thông thường nhưng không có kết quả.
Ngân hàng cho vay tiến hành các thủ tục khởi kiện con nợ ra Toà để thu hồi nợ đúng trình tự tố tụng của pháp luật.
- Bán nợ
+ Tìm kiếm khách hàng để bán lại các khoản nợ có vấn đề với một tỷ lệ thích hợp.
+ Bán cho các tổ chức mua bán nợ của Chính phủ hoặc các NHTM. + Uỷ thác cho công ty quản lý nợ và khai thác tài sản của mỗi NHTM.
+ Bán qua tư vấn của công ty quản lý nợ và khai thác tài sản của mỗi NHTM hoặc trên thị trường.
- Sử dụng quỹ dự phòng để xử lý rủi ro
Sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro là việc ngân hàng cho vay hạch toán chuyển những khoản rủi ro từ nội bảng ra ngoại bảng và sử dụng quỹ DPRR đã được trích lập trước đó để bù đắp những khoản nợ ngoại bảng này.
1.3.4.8. Sử dụng công cụ phái sinh để phòng ngừa rủi ro
Công cụ phái sinh là một loại hình bảo hiểm rủi ro tài chính khi thực hiện các hợp đồng kinh tế, tín dụng nhằm phân tán rủi ro tiềm ẩn. Công cụ phái sinh gồm: giao dịch kỳ hạn (Forward), hoán đổi (Swaps), quyền chọn (Options) và tương lai (Futures). Mục đích của NHTM khi tham gia công cụ phái sinh là để bảo hiểm rủi ro giao dịch tài chính cho cả ngân hàng và khách hàng. Một số công cụ phái sinh thường được áp dụng:
35
Hoán đổi tổng thu nhập (Total return swaps)
Hợp đồng này giúp ngân hàng đổi những thu nhập rủi ro từ khoản tín dụng lấy những thu nhập ổn định hơn từ các ngân hàng khác hoặc tổ chức tài chính trung gian. Theo Hợp đồng trao đổi tổng thu nhập, Ngân hàng A đồng ý thanh tóan cho ngân hàng B toàn bộ thu nhập từ khoản cho vay mà ngân hàng A đã cho vay khách hàng, bao gồm gốc, lãi và cả những khoản tăng (giảm) giá trị thị trường của khoản cho vay. Đồng thời, ngân hàng B sẽ cam kết thanh toán cho ngân hàng A tổng thu nhập gồm gốc và lãi theo lãi suất tham chiếu (Libor) cộng với một lãi suất bổ sung. Ve bản chất, ngân hàng B đã chấp nhận toàn bộ rủi ro tín dụng và cả rủi ro lãi suất (nếu
khoản cho vay có lãi suất thả nổi) gắn với khoản cho vay của ngân hàng A. Hợp đồng này có thể bị chấm dứt sớm nếu như người vay vốn mất khả năng thanh toán.
Sơ đô 1.2: Hoán đôi tông thu nhập
Việc hoán đổi các dòng thu nhập được thực hiện theo Hợp đồng và thực chất là trao đổi phần chênh lệch từ thu nhập mà không chuyển đổi quyền sở hữu các khoản nợ trong giao dịch.
Hoán đổi tín dụng (Credit swaps)
So với hình thức hoán đổi tổng thu nhập, đặc điểm thanh toán bất ngờ của các hợp đồng hoán đổi tín dụng gần giống với những đặc điểm gắn với các hợp đồng bảo hiểm. Như sơ đồ 1.3 ta thấy, Ngân hàng cho vay bảo hiểm đối với RRTD của khoản cho vay bằng cách chi trả một khoản thanh toán định kỳ theo một tỷ lệ % cố đinh của mệnh giá khoản tín dụng cho người chi trả bất thường (tổ chức b ảo hiểm). Nếu RRTD dự kiến xảy ra (ví dụ như người vay vỡ nợ), người phải trả bất ngờ phải chi trả một khoản để được bù đắp cho phần tổn thất tín dụng đã được bảo hiểm của Ngân hàng cho vay. Nếu rủi ro không xảy ra, Người phải trả b ất ngờ không phải
36
hoàn trả khoản tiền nào cả cho người phải trả cố định và được hưởng toàn bộ các khoản chi trả cố định mà Ngân hàng cho vay đã thanh toán.
Sơ đồ 1.3: Hoán đổi tín dụng
Hợp đồng quyền chọn tín dụng (Credit Options)
Hợp đồng quyền chọn tín dụng là một công cụ bảo vệ ngân hàng trước những tổn thất trong giá trị tài sản tín dụng, giúp bù đắp mức chi phí vay vốn cao hơn khi chất lượng tín dụng của ngân hàng giảm sút. Ví dụ, một ngân hàng lo lắng về chất lượng tín dụng của một khoản vay 10 tỷ đồng mới thực hiện, ngân hàng sẽ có thể ký hợp đồng quyền chọn tín dụng với một tổ chức kinh doanh quyền (option dealer). Hợp đồng này sẽ bảo đảm thanh toán toàn bộ khoản cho vay nếu như khoản cho vay này giảm giá đáng kể hoặc không thể thanh toán được. Nếu như khách hàng vay vốn trả nợ như kế hoạch, ngân hàng sẽ thu hồi được những khoản thanh toán như dự tính và hợp đồng quyền chọn sẽ không được sử dụng. Như vậy, ngân hàng sẽ mất toàn bộ chi phí trả trên hợp đồng quyền chọn. Trường hợp rủi ro xảy ra đối với khách hàng vay, ngân hàng sẽ sử dụng quyền của mình theo hợp đồng yêu option dealer thực hiện mua lại khoản nợ theo hợp đồng.
Hợp đồng trao đổi các khoản tín dụng rủi ro
Một loại công cụ tín dụng phái sinh thông dụng khác là hợp đồng trao đổi các khoản tín dụng rủi ro. Những ngân hàng muốn ngăn chặn tổn thất do giá trị tài sản giảm thường sử dụng hợp đồng này. Thông qua những người môi giới, ngân hàng sẽ mua một hợp đồng quyền bán đối với một bộ phận của danh mục cho vay hay danh mục đầu tư.
37
1.3.5. Các nhân tố ảnh hưởng đến quản trị rủi ro trong hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại
1.3.5.1. Các nhân tố chủ quan
a. Chiến lược, chính sách của ngân hàng thương mại
Chiến lược, chính sách của ngân hàng có tác động mạnh mẽ đến tất cả các hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Chiến sách, chiến lược đúng đắn, khả thi sẽ giúp cho ngân hàng điều hành tốt các mặt hoạt động theo đúng định hướng và đạt hiệu quả. Đối với hoạt động quản trị rủi ro trong hoạt động cho vay, nếu ngân hàng có chiến lược, chính sách về tín dụng, cho vay thận trọng, hướng đến quản trị rủi ro thì sẽ trợ giúp, định hướng hiệu quả cho công tác quản trị rủi ro trong hoạt động cho vay của ngân hàng. Một ngân hàng có chiến lược, chính sách tăng trưởng tín dụng “nóng” thì rất khó có thể đạt được mục tiêu về quản trị rủi ro và chất lượng tín dụng.
b. Cơ cấu tổ chức của ngân hàng thương mại
Cơ cấu tổ chức của ngân hàng có ảnh hưởng nhiều đến việc tổ chức, điều hành hoạt động cho vay và quản trị rủi ro trong hoạt động cho vay. Nếu cơ cấu tổ chức khoa học, linh hoạt và phù hợp với yêu cầu thực tế của hoạt động quản trị rủi ro sẽ giúp ngân hàng thực hiện công tác quản trị rủi ro hiệu quả. Cơ cấu tổ chức hợp lý đảm bảo một hệ thống xuyên suốt từ trên xuống dưới trong việc ban hành các quyết định, triển khai các quyết định đó cũng như kiểm tra, giám sát việc thực hiện các quyết định này trong toàn bộ ngân hàng, góp phần ngăn ngừa có hiệu quả các hành vi gian lận và sai sót trong công tác quản trị rủi ro trong hoạt động cho vay.
c. Hệ thống văn bản, quy trình trong hoạt động cho vay và quản trị rủi ro hoạt động cho vay
Hoạt động cho vay và quản trị rủi ro hoạt động cho vay chịu sự điều chỉnh, chi phối trực tiếp của các quy trình, quy định cụ thể của ngân hàng. Do vậy, hệ thống văn bản, quy trình đầy đủ, tiên tiến, phù hợp với thực tiễn sẽ góp phần quan trọng vào nâng cao hiệu quả công tác quản trị rủi ro trong hoạt động cho vay.
38
d. Sự phát triển công nghệ của ngân hàng
Sự phát triển của hệ thống công nghệ có tác động mạnh mẽ đến toàn bộ các hoạt động ngân hàng thương mại trong đó có hoạt động quản trị rủi ro trong ho ạt động cho vay. Sự hỗ trợ củ a công ngh ệ đ ã giúp các ngân hàng cập nhật kịp thời và lưu trữ chính xác các thông tin cho vay của khách hàng, là cơ sở để tra cứu sử dụng vào quá trình qu ản trị rủi ro. Hệ thống công nghệ hiện đại sẽ hạn chế các hạch toán thủ công trên hệ thống, giảm bớt các sai sót, gian lận trong quá trình tác nghiệp. Ngoài ra, với công ngh ệ hiện đại, hệ thống còn có thể đưa ra các cảnh báo cho người sử dụng trong quá trình quản lý khách hàng và quản trị rủi ro trong hoạt động cho vay.
e. Nguồn nhân lực của ngân hàng
Con người là yếu tố quyết định thành bại của một ngân hàng, do đó nó là nhân tố có quyết định đến hiệu quả của công tác quản trị rủi ro trong hoạt động cho vay của ngân hàng. Nhân tố nguồn nhân lực th ể hiện ở các khía cạnh như số lượng, trình độ, năng lự c chuyên môn, kinh nghiệm nghề nghiệp, ph ẩm ch ất đạo đức. Hoạt động cho vay là hoạt động có nhiều rủi ro xảy ra xuất phát từ yếu tố chủ quan còn người. Do vậy, muốn quản trị rủi ro trong hoạt động cho vay hiệu quả, trước hết ngân hàng phải có đội ngũ cán bộ lãnh đạo, cán bộ quản lý giỏi, giàu kinh nghiệm, độ i ngũ cán bộ tác nghiệp giỏi nghiệp vụ, có tinh thần trách nhiệm cao và phẩm chất đạo đức nghề nghiệp tốt.
1.3.5.2.Nhân tố khách quan
a. Nhóm nhân tố từ phía khách hàng
Khách hàng là chủ thể tham gia trực tiếp vào quan hệ vay vốn nên mọi hoạt động của khách hàng đều có ảnh hưởng nhất định đến an toàn của khoản vay và hiệu quả quản trị rủi ro của ngân hàng. Nhân tố khách hàng có ảnh hưởng xuyên suốt đối với công tác quản trị rủi ro của ngân hàng từ trước, trong và sau khi cho vay. Bất cứ một sai sót nào trong quá trình cho vay xuất phát từ khách hàng đều ảnh hưởng đến chất lượng cho vay của ngân hàng. Bất cứ nhân tố nào tác động và làm suy giảm động cơ, giảm khả năng trả nợ của khách hàng đều có ảnh hưởng tiêu cực đến quá trình quản trị rủi ro trong hoạt động cho vay của ngân hàng.
39
b. Môi trường kinh tế, chính trị, xã hội, pháp luật
Môi trường kinh tế - chính trị - xã hội - pháp luật có tác động lớn tới hoạt động ngân hàng nói chung và hoạt động quản trị rủi ro hoạt động cho vay nói riêng. Chính sách kinh tế vĩ mô ổn định, hệ thống pháp luật đồng bộ sẽ giúp cho hoạt động của khách hàng vay vốn ít bị biến động theo chiều hướng xấu đi. Xã hội, chính trị ổn định, an sinh xã hội đảm bảo sẽ hạn chế các loại tội phạm kinh tế, giảm bớt các lừa đảo, gian lận, hoạt động ngân hàng nhờ thế được an toàn. Ngược lại, chính sách kinh tế vĩ mô không ổn định, hệ thống pháp luật chồng chéo, an sinh xã hội không tốt, xuất hiện nhiều hành vi lừa đảo thì hoạt động của ngân hàng sẽ tiềm ẩn nhiều rủi ro và dẫn đến công tác quản trị rủi ro trong hoạt động cho vay sẽ gặp nhiều khó khăn và thách thức hơn.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Nội dung Chương 1 đề cập đến những vấn đề cơ bản về NHTM, hoạt động cho vay của ngân hàng và các loại rủi ro trong hoạt động cho vay. Chương 1 đã đi sâu phân tích những vấn đề về rủi ro trong hoạt động cho vay và nội dung cơ bản của quản trị rủi ro trong hoạt động cho vay của NHTM. Các lý luận cơ sở là nền tảng cho việc nghiên cứu những vấn đề cụ thể về rủi ro và công tác quản trị rủi ro