3.2. GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG
3.2.10. Áp dụng công cụ phái sinh
Công cụ phái sinh chính là một loại hình bảo hiểm rủi ro tài chính khi thực hiện các hợp đồng kinh tế mà bản chất là phân tán rủi ro tiềm ẩn và đương nhiên, lợi nhuận của các giao dịch cũng được chia sẻ cho các bên. Trong hoạt động tín dụng, các công cụ phái sinh thường được nhắc đến với cụm từ “tín dụng phái sinh” (credit derivatives), và được xem là công cụ tài chính hữu ích đối với các ngân hàng trong việc quản lý rủi ro tín dụng. Một số công cụ phái sinh thường được áp dụng như: hợp đồng quyền chọn tín dụng, hợp đồng hoán đổi tín dụng, chứng khoán hóa các khoản vay...
a. Hợp đồng quyền chọn tín dụng
Đây là một công cụ tín dụng phái sinh được sử dụng khá phổ biến hiện nay nhằm bảo vệ Ngân hàng trước những tổn thất có thể xảy ra trong hoạt động tín dụng Ngân hàng, đặc biệt đối với những quốc gia có thị trường tài chính, thị trường chứng khoán phát triển mạnh, thì đây là công cụ rất hữu ích trong việc phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng.
Đây thực sự là một biện pháp phòng ngừa rủi ro tín dụng hiệu quả, và hoàn toàn có thể áp dụng tại các NHTM Việt Nam nói chung và BIDV nói riêng. Biện pháp này không những bảo vệ các Ngân hàng khỏi rủi ro mà còn tạo thêm hàng hóa mới cho thị trường chứng khoán Việt Nam.
Hiện nay, BIDV vừa có hoạt động cho vay, vừa có Công ty chứng khoán trực thuộc nên việc triển khai giải pháp này trước mắt sẽ thử nghiệm qua công ty chứng khoán của BIDV. Sau khi có nhiều kinh nghiệm, xây dựng được cơ chế rõ ràng và thị trường chứng khoán phát triển ổn định hơn nữa sẽ triển khai rộng rãi trên thị trường chứng khoán.
103
b. Hợp đồng hoán đổi rủi ro tín dụng
Hợp đồng hoán đổi rủi ro tín dụng là thoả thuận giữa bên mua và bên bán nhằm trao đổi rủi ro tín dụng giữa hai bên. Người mua bảo hiểm rủi ro tín dụng muốn được bảo hiểm rủi ro tín dụng của tổ chức phát hành (tổ chức phát hành là người phát hành trái phiếu hoặc chủ nợ cho những khoản vay cần được bảo đảm); người bán bảo hiểm rủi ro tín dụng sẽ chấp nhận rủi ro tín dụng của tổ chức phát hành với mục đích đầu tư hoặc kiếm lợi nhuận thông qua việc mua bán khả năng tín dụng của các công ty hoặc tổ chức phát hành. Việc mua bán rủi ro tín dụng giữa 2 đối tác được thực hiện thông qua hợp đồng hoán đổi mà người mua bảo hiểm rủi ro tín dụng sẽ trả một khoản phí cho người bán. Khi xảy ra biến cố tín dụng (được xác định cụ thể trong hợp đồng hoán đổi tín dụng như trường hợp phá sản, mất khả năng thanh toán), bên bán sẽ thanh toán giá trị của hợp đồng hoán đổi cho bên mua.
c. Chứng khoán hóa khoản vay
Chứng khoán hóa là một quá trình tài chính cơ cấu, tại đó các tài sản thế chấp khác nhau của những người đi vay được tập hợp và đóng gói rồi được dùng làm đảm bảo để phát hành các trái phiếu (gọi chung là trái phiếu đảm bảo bằng tài sản). Tiền từ người mua các chứng khoán này sẽ được chuyển đến các tổ chức tài chính cho vay thế chấp để các tổ chức này cho người đem thế chấp tài sản vay tiền. Chứng khoán hóa chính là quá trình đưa các tài sản thế chấp sang thị trường thứ cấp nơi mà chúng có thể trao đi đổi lại. Nó đã biến các tài sản chậm thanh khoản thành những chứng khoán thanh khoản cao. Có 4 loại chủ thể kinh tế chủ yếu liên quan đến quá trình chứng khoán hóa, đó là: 1) người thế chấp và đi vay, 2) tổ chức tập hợp và đóng gói tài sản thế chấp rồi phát hành chứng khoán, 3) nhà đầu tư mua bán chứng khoán, và 4) TCTD cho vay. Với 4 loại chủ thể kinh tế thay vì 2 loại là người thế chấp - đi vay và TCTD cho vay, rủi ro được chuyển từ tổ chức tài chính sang nhà đầu tư trái phiếu đảm bảo bằng tài sản. Việc gộp nhiều loại tài sản thế chấp khác nhau vào một tập hợp cũng là một hình thức phân tán rủi ro. Vì thế, đã có cách gọi các trung gian tài chính tham gia vào chứng khoán hóa là những người tạo ra và
104
phân tán rủi ro. Hai loại chủ thể kinh tế trung gian giữa người đi vay và TCTD cho vay đóng vai trò trung gian-môi giới, nên giúp cho người vay và TCTD dễ “gặp nhau” hơn. Ngoài ra, chứng khoán hóa còn giúp giảm chi phí huy động tài chính. Dù người đi vay có mức xếp hạng tín nhiệm không cao nhưng với tài sản đem thế chấp tốt thì chứng khoán đảm bảo bằng tài sản này vẫn có thể được xếp hạng tín nhiệm cao và dễ bán. Chính vì thế, chứng khoán hóa tạo thuận lợi cho việc vay và cho vay có thế chấp.