Những kết quả đạt được trong công tác quản trị rủi ro hoạt động

Một phần của tài liệu (Trang 95 - 98)

2.3. ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG CHO

2.3.1. Những kết quả đạt được trong công tác quản trị rủi ro hoạt động

2.3. ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNGCHO VAY CỦA BIDV CHO VAY CỦA BIDV

2.3.1. Những kết quả đạt được trong công tác quản trị rủi ro hoạt động cho vaycủa BIDV của BIDV

Với các biện pháp quản lý đã thực hiện nêu trên, kết quả công tác quản trị rủi ro của BIDV trong thời gian qua đã đạt được một số kết quả như sau:

2.3.1.1. Cơ cấu tổ chức đổi mới theo hướng quản lý rủi ro

- BIDV đã thực hiện đổi mới mô hình tổ chức theo mô hình TA2 là mô hình tiên tiến, hướng đến quản trị trị rủi ro, hoạt động theo nguyên tắc độc lập, khách quan trong phán quyết cho vay đối với khách hàng. Mô hình này đã tạo cho BIDV bộ phận chuyên trách về quản lý rủi ro trong hoạt động cho vay, đó là Ban QLRR tín dụng tại Hội sở chính và bộ phận QLRR tại Chi nhánh.

76

- BIDV đã đổi mới mô hình tổ chức hệ thống kiểm tra nội bộ theo hướng tập trung. Các bộ phận kiểm tra nội bộ tại các chi nhánh từ trực thuộc quản lý của Giám đốc chi nhánh chuyển thành Hệ thống kiểm tra nội bộ thuộc sự quản lý trực tiếp của Tổng Giám đốc có văn phòng đặt tại 3 miền Bắc, Trung, Nam đã góp phần nâng cao tính độc lập và chất lượng công tác kiểm tra, kiểm soát.

2.3.1.2. Xây dựng hệ thống văn bản liên quan đến hoạt động tín dụng hoàn chỉnh, là cơ sở pháp lý cho công tác thực hiện và quản lý rủi ro

+ BIDV có hệ thống văn bản liên quan đến hoạt động tín dụng hoàn chỉnh, phù hợp với quy định, hướng dẫn của NHNN và các văn bản pháp luật. Hệ thống văn bản thường xuyên được cập nhật, sửa đổi để phù hợp với yêu cầu hoạt động, tuân thủ chỉ đạo của NHNN, các văn bản pháp luật và phù hợp với thông lệ quốc tế.

+ BIDV đã xây dựng Sổ tay tín dụng trở thành cẩm nang cho các cán bộ, lãnh đạo hoạt động trong lĩnh vực tín dụng tra cứu và áp dụng.

2.3.1.3. Hệ thống kiểm tra, kiểm soát và giám sát rủi ro đã được cải tiến

- Căn cứ vào mô hình tổ chức trong hoạt động tín dụng, hệ thống quy trình văn bản, hướng dẫn trong hoạt động tín dụng, BIDV đã xây dựng chương trình kiểm soát tín dụng, cho vay phù hợp với thực tế hoạt động của ngân hàng. Quá trình kiểm tra, kiểm soát cho vay được thực hiện chặt chẽ theo quy trình và đảm bảo đầy đủ cả 3 bước là kiểm tra trước, trong và sau cho vay, đảm bảo an toàn, hiệu quả.

- BIDV xây dựng kế hoạch, chương trình kiểm tra, kiểm soát cụ thể hàng năm cho Bộ phận kiểm tra nội bộ độc lập để thực hiện kiểm tra tại các Chi nhánh và các bộ phận nghiệp vụ liên quan tại Hội sở chính.

2.3.1.4. Xây dựng được công cụ quản lý rủi ro trong hoạt động cho vay đối với khách hàng là hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ

BIDV đã xây dựng công cụ quản lý rủi ro trong hoạt động tín dụng là hệ thống XHTDNB và đưa vào áp dụng từ quý IV/2006. Hệ thống XHTDNB giúp BIDV đánh giá chính xác mức độ rủi ro của khách hàng và là cơ sở để phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro theo quy định.

77

2.3.1.5. Thực hiện phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro theo Điều 7 của Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN

BIDV là một trong số ít các ngân hàng thực hiện phân loại nợ và trích lập DPRR theo Điều 7 của Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN dựa trên kết quả xếp hạng khách hàng của Hệ thống XHTDNB. Việc thự c hiện phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro theo Điều 7 đã giúp BIDV phản ánh đúng mức độ rủ i ro của từng khách hàng, góp ph ần làm tăng tính minh bạch tài chính và chất lượng quản trị rủi ro trong hoạt động cho vay của BIDV.

2.3.1.6. Cơ cấu cho vay có sự chuyển biến tích cực và đảm bảo các giới hạn an toàn trong hoạt động theo quy định của Ngân hàng Nhà nước

Cơ cấu cho vay của BIDV chuyển dịch theo hướng giảm dần tỷ trọng cho vay đối với các lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro cao, gia tăng cho vay đối với các lĩnh vực phát triển và ổn định, đa dạng danh mục cho vay và phân tán rủi ro. Cụ thể:

+ BIDV đang giảm dần tỷ trọng cho vay các doanh nghiệp nhà nước, tăng dần tỷ trọng cho vay đối với các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh và cho vay bán lẻ, giảm dần dư nợ cho vay đối với ngành xây lắp, tăng dư nợ cho vay đối các doanh nghiệp xuất khẩu, ngành dệt may, dầu khí,....

- Tăng tỷ trọng cho vay ngắn hạn, giảm cho vay trung dài hạn theo định hướng của HĐQT là duy trì tỷ lệ cho vay trung dài hạn dưới 40% trên tổng dư nợ.

- Lựa chọn các dự án, khách hàng để quyết định cho vay và dần chuyển dịch cơ cấu tăng tỷ lệ cho vay có tài sản đảm bảo, củng cố tính pháp lý của tài sản đảm b ảo, giảm dần dư nợ cho vay không có tài sản đảm b ảo.

BIDV tuân thủ đầy đủ các Quy định của NHNN và các văn bản pháp luật khác về kiểm soát tăng trưởng tín dụng, giới hạn an toàn trong hoạt động tín dụng.

2.3.1.7. Có định hướng phát triển tín dụng và kiểm soát rủi ro tín dụng rõ ràng trong từng giai đoạn

Định hướng phát triển tín dụng được BIDV xây dựng trong chiến lược kinh doanh, tập trung vào các biện pháp kiểm soát rủi ro tín dụng, rủi ro trong hoạt động

78

cho vay. BIDV đã xây định hướng chiến lược giai đoạn 2011-2015 và tầm nhìn đến năm 2020, trong đó định hướng phát triển hoạt động ngân hàng bán lẻ, nắm giữ thị phần lớn về dư nợ tín dụng và nâng cao năng lực quản trị rủi ro trong hoạt động.

2.3.1.8. Sử dụng đồng bộ nhiều giải pháp xử lý dư nợ có vấn đề mang lại hiệu quả trong công tác quản trị rủi ro của ngân hàng.

Là ngân hàng có quy mô dư nợ lớn, đa dạng về lĩnh vực ngành nghề và đối tượng khách hàng nên dư nợ có vấn đề của BIDV cũng là một con số khá lớn so với các TCTD khác. Để xử lý các rủi ro tín dụng đã xảy ra cũng như các rủi ro đang tiềm ẩn, BIDV đã sử dụng đồng bộ nhiều giải pháp xử lý nợ có vấn đề như các biện pháp hỗ trợ khai thác (cho vay thêm, cơ cấu nợ) và các biện pháp thanh lý như (phát mại tài sản, bán nợ, khởi kiện,...). Các giải pháp được áp dụng đồng bộ, mang lại hiệu quả khả quan trong kiểm soát chất lượng tín dụng và quản trị rủi ro trong hoạt động cho vay của BIDV trong thời gian qua.

Một phần của tài liệu (Trang 95 - 98)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(128 trang)
w