Tăng cường hiệu quả công tác thu hồi nợ quá hạn, nợ xấu

Một phần của tài liệu (Trang 121 - 123)

3.2. GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG

3.2.9. Tăng cường hiệu quả công tác thu hồi nợ quá hạn, nợ xấu

Để nâng cao chất lượng hoạt động cho vay, song song với việc thực hiện các giải pháp nhằm hạn chế phát sinh nợ quá hạn mới thì việc xử lý thu hồi các khoản nợ quá hạn, nợ khó đòi đang tồn đọng cũng cần tiến hành một cách tích cực.

Trên cơ sở phân tích từng loại nợ quá hạn, nợ khó đòi đang tồn đọng, tìm hiểu rõ nguyên nhân phát sinh để có giải pháp xử lý cho phù hợp.

- Đối với các khoản nợ quá hạn vẫn còn khả năng thu hồi: trong loại này ngân hàng cũng cần phân loại chi tiết trên cơ sở nguyên nhân nợ quá hạn

101

+ Đối với doanh nghiệp có uy tín trong quan hệ tín dụng nhưng bị thua lỗ do nguyên nhân khách quan dẫn tới nợ quá hạn, ngân hàng nên xem xét đánh giá lại thực chất hoạt động sản xuất kinh doanh, tìm ra biện pháp khôi phục và nếu tình hình sản xuất kinh doanh của đơn vị đó còn có triển vọng và doanh nghiệp có kế hoạch khắc phục hiệu quả thì ngân hàng có thể áp dụng biện pháp tiếp tục cho đơn vị đó vay vốn để sản xuất kinh doanh, tạo điều kiện trả nợ ngân hàng. Ngân hàng áp dụng biện pháp "nuôi nợ để trả nợ". Trong trường hợp này ngân hàng nên giám sát chặt chẽ tình hình sử dụng vốn vay, tình hình sản xuất kinh doanh. Ngoài ra ngân hàng cũng có thể tư vấn cho doanh nghiệp trong khả năng của mình, giúp cho đơn vị trong việc quyết định sản phẩm sản xuất, hạ giá bán, phát triển mạng lưới tiêu thụ... Đồng thời giám sát chặt chẽ hoạt động bán hàng và thanh toán của doanh nghiệp để thu hồi nợ.

+ Đối với những khách hàng phát sinh nợ quá hạn do nguyên nhân chủ quan như dự án đầu tư kém hiệu quả do công tác nghiên cứu điều tra thị trường không tốt, quản lý đầu tư và vận hành kém, vật tư hàng hoá đơn vị bị ứ đọng, tiêu thụ chậm, năng lực kinh doanh giảm sút. Ngân hàng nên đôn đốc họ bán hàng hoá hoặc tìm mọi nguồn khác để thu hồi được vốn nhanh. Đối với những doanh nghiệp sử dụng vốn sai mục đích thì phải tìm cách thu hồi vốn ngay. Đối với những khách hàng có biểu hiện chây ỳ, dây dưa, để nợ quá hạn kéo dài thì ngân hàng cần phối kết hợp với chính quyền địa phương và các cơ quan chức năng để thu hồi nợ và làm dứt điểm từng trường hợp.

- Đối nợ quá hạn, để đẩy nhanh tốc độ thu nợ thì bên cạnh việc tích cực chủ động của CBTD, ngân hàng cũng nên thành lập tổ thu nợ gồm một số cán bộ có kinh nghiệm trong công tác, có mối quan hệ rộng và được đặt dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Ban Giám đốc các chi nhánh để có điều kiện theo dõi sát sao doanh nghiệp, tận dụng mọi khả năng để thu nợ.

+ Thực hiện điều chỉnh kỳ hạn trả nợ trong trường hợp khách hàng có nợ quá hạn hoặc không trả được nợ khi đến hạn, nếu xác định lại kỳ hạn trả nợ, khách hàng có thể ổn định được sản xuất, trả nợ thì ngân hàng có thể xem xét điều chỉnh kỳ hạn

102

trả nợ. Ngoài ra, ngân hàng có thể xem xét miễn giảm lãi nhằm giảm bớt khó khăn về tài chính cho khách hàng ổn định sản xuất tạo nguồn trả nợ vay ngân hàng.

Phát mại tài sản để thu nợ là biện pháp cuối cùng. Quy trình thủ tục phát mại cần thực hiện theo đúng quy định của BIDV và Pháp luật.

Một phần của tài liệu (Trang 121 - 123)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(128 trang)
w