Hoạt động kinh doanh của BIDV trong giai đoàn 2008-2012:

Một phần của tài liệu (Trang 56 - 66)

2.1. KHÁI QUÁT VỀ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA BIDV

2.1.2. Hoạt động kinh doanh của BIDV trong giai đoàn 2008-2012:

2.1.2.1. Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của BIDV

a) Môi trường vĩ mô:

Kinh tế - xã hội nước ta từ năm 2008 đến nay diễn ra trong bối cảnh tình hình thế giới và trong nước có nhiều biến động phức tạp, khó lường.

Giai đoạn 2008-2009, cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế thế giới bùng nổ đã ảnh hưởng tiêu cực đến thị trường tài chính, đầu tư và thương mại toàn cầu. Khủng hoảng đã ảnh hưởng trực tiếp làm sụt giảm giá trị xuất khẩu,

44

dòng vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam và gián tiếp làm suy giảm tăng trưởng kinh tế, thâm hụt thương mại và thâm hụt ngân sách gia tăng, đầu tư công kém hiệu quả, lạm phát cao.

Từ cuối năm 2009-2010, nền kinh tế trong nước bắt đầu phục hồi nhanh chóng sau tác động của khủng hoảng kinh tế toàn cầu. Các giải pháp và chính sách của Chính phủ phù hợp đã tạo tiền đề cho tăng trưởng kinh tế, ổn định vĩ mô, với tốc độ tăng trưởng GDP năm 2010 khoảng 6,8% nhờ động lực đầu tư (vốn đầu tư toàn xã hội tăng 12,9%), xuất khẩu (25,5%) và tiêu dùng (tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tăng 24,5%); các cân đối lớn của nền kinh tế và an sinh xã hội cơ bản được đảm b ảo.

Tuy nhiên, sang giai đoạn 2011-2012, kinh tế đối với Việt Nam lại rơi vào tình trạng sóng gió mới do bị ảnh hưởng bởi khủng hoảng tài chính và khủng hoảng nợ công ở Châu Âu. Thị trường chứng khoản, b ất động sản và xây dựng đóng băng, thị trường tiêu thụ hàng hóa bị thu hẹp, hàng tồn kho ở mức cao, nhiều doanh nghiệp, phải thu hẹp sản xuất, dừng hoạt động hoặc giải thể, tăng trưởng tín dụng âm và nợ xấu tăng cao.

Lạm phát (CPI) (% thay đổi) 19.89 6.88 11.7

5 818.5 6.81

Xuất khẩu (tỷ USD) 62.9 56.6 71.6 96.9 114.

6

Nhập khẩu (tỷ USD) 80.4 68.8 84 105.

8

114. 3

Cán cân thương mại (tỷ USD) -17.5 -

(Nguồn: Tổng cục thống kê, BIDVResearch, Bloomberg)

b) Môi trường ngành:

Giai đoạn 5 năm vừa qua, thị trường tài chính nói chung và hệ thống ngân hàng nói riêng của nước ta đã có những bước chuyển đổi mạnh mẽ về khung pháp

45

lý, tính cấu trúc và những yêu cầu đảm bảo an toàn hoạt động trong bối cảnh nền kinh tế thế giới, trong nước có nhiều biến động.

Khuôn khổ pháp lý ngành dần được hoàn thiện theo hướng ngày càng chặt chẽ và tiếp cận hơn với thông lệ, chuẩn mực quốc tế trên cả 3 cấp độ: quản lý ngành, quản trị doanh nghiệp và quy định an toàn hoạt động kinh doanh các ngân hàng. Ở cấp độ quản lý, năm 2010 đã thông qua Luật các TCTD và Luật NHNN. Ở cấp độ quản trị trong các NHTM, các văn bản quan trọng gồm: Nghị định

141/2006/NĐ-CP quy định về mức vốn pháp định của các TCTD, Nghị định

59/2009/NĐ-CP quy định về tổ chức và hoạt động của NHTM, Quyết định 24/2007/QĐ-NHNN quy định về quy chế cấp giấy phép thành lập và hoạt động NHTMCP. Còn ở cấp độ các quy định về tiêu chuẩn đảm bảo an toàn trong hoạt động ngân hàng, các văn bản luật tiêu biểu là Quyết định 34/2008/QĐ-NHNN; Thông tư 15/2009/TT-NHNN quy định về tỷ lệ tối đa nguồn vốn ngắn hạn được sử dụng cho vay trung dài hạn, và Thông tư 13/2010/TT-NHNN, Thông tư 19/2010/TT-NHNN quy định về các tỷ lệ đảm bảo an toàn trong hoạt động.

Giai đoạn 2008-2012 đánh dấu sự thay đổi về cấu trúc sở hữu trong hệ thống ngân hàng. Việc một số NHTM Nhà nước như Vietcombank, Vietinbank, BIDV đã thực hiện cổ phần hóa và có thêm 06 NHTM 100% vốn nước ngoài được cấp phép hoạt động nâng tổng số TCTD hoạt động trong nước lên 62 TCTD (chưa tính văn phòng đại diện ngân hàng nước ngoài)... Nhà đầu tư nước ngoài tăng cường mua cổ phần của các ngân hàng thuộc khối NHTM cổ phần và trở thành đối tác chiến lược của các ngân hàng này. Từ cuối năm 2011, NHNN đã thực hiện đề án tái cơ cấu hệ thống ngân hàng, trong đó đã thực hiện sáp nhập SCB, Ficombank, Việt Nam Tín Nghĩa ngày 01/01/2012; sáp nhập Habubank vào SHB ngày 28/8/2012 và đã có văn bản chấp thuận cho Western Bank hợp nhất với PVFC và một số ngân hàng tự tái cơ cấu như NaviBank, TrustBank, TienphongBank và GP Bank. Kết quả của sự thay đổi về cấu trúc sở hữu là sự thay đổi về thị phần giữa các khối theo hướng giảm thị phần của NHTM nhà nước và tăng dần thị phần của NHTMCP ở cả quy mô tín dụng và huy động vốn.

46

Biểu đồ 2.1: Cơ cấu tổng tài sản, vốn tự có của 5 nhóm TCTD:

Hình 2.1a- Cơ cấu tổng tài sản Hình 2.1b- Cơ cấu vốn tự có

(Nguồn: số liệu NHNNnăm 2012)

Giai đoạn 2008-2012, NHNN áp dụng chính sách tiền tệ thắt chặt nhằm kiểm soát lạm phát, hạ mặt bằng lãi suất và hỗ trợ lãi suất cho các tổ chức, cá nhân vay vốn ngân hàng thực hiện đầu tư phát triển sản xuất - kinh doanh (Quyết định 131/QĐ-TTg ngày 23/01/2009 và 443/QĐ-TTg ngày 04/04/2009). NHNN áp dụng chính sách tiền tệ thắt chặt, kiểm soát tăng trưởng tín dụng đã giúp cải thiện tính thanh khoản cho hệ thống NHTM, kéo giảm mặt bằng lãi suất, chống vàng hóa và đô la hóa, ổn định tỷ giá... tuy vậy, công cuộc cải tổ hệ thống ngân hàng, giải quyết nút thắt nợ xấu hiện vẫn chưa có nhiều tiến triển đáng kể.

Kết quả kinh doanh của ngành ngân hàng năm 2012 sụt giảm mạnh so với các năm trước, mặc dù quy mô về nguồn vốn, tín dụng và tổng tài sản của toàn ngành vẫn có sự tăng trưởng. Lợi nhuận toàn ngành ngân hàng chỉ đạt 28.600 tỷ đồng, sụt giảm gần 50% so với năm 2011. Đối với các NHTM Nhà nước lớn, dẫn đầu thị trường như Agribank, Vietcombank, Vietinbank, BIDV,... thì kết quả hoạt động kinh doanh năm 2012 cũng tăng trưởng không đáng kể so với các năm trước.

Ngân hàng

Quy mô huy động vốn Tăng trưởng

bình quân

2008 2009 2010 2011 2012

Argribank 308.33

5 0380.00 415.000 444.756 8 540.37 17,0%

47

c) Đặc điểm hoạt động của BIDV

BIDV là NHTM quốc doanh có quy mô tài sản, dư nợ tín dụng, huy động lớn, tập trung tín dụng vào nhiều lĩnh vực đầu tư phát triển, cơ cấu tín dụng đa dạng (cả về khách hàng và thời hạn) nên những tác động từ môi trường kinh tế vĩ mô và môi trường ngành có ảnh hưởng mạnh mẽ đến hoạt động kinh doanh. BIDV luôn là TCTD đi đầu trong việc hỗ trợ Chính phủ trong việc cung ứng vốn tín dụng cho các Tổng công ty lớn, các dự án lớn, cho vay hợp vốn đối với các dự án lớn, ... và góp phần thực hiện sự điều hành CSTT của NHNN. Đối với cộng đồng doanh nghiệp, BIDV luôn có những chương trình hỗ trợ hiệu quả, đặc biệt trong giai đoạn nền kinh tế gặp khó khăn (2008-2012), ưu tiên dành nguồn vốn tín dụng ưu đãi, quy mô lớn, mức lãi suất cho vay phù hợp (thấp hơn từ 1-2%/năm so với lãi suất cho vay thông thường. Chỉ tính riêng năm 2012, BIDV đã triển khai 05 chương trình tài trợ xuất khẩu với tổng quy mô là 10.000 tỷ đồng, trong đó có gói tín dụng 5.000 tỷ đồng có hỗ trợ các ngành cao su, cà phê là các mặt hàng thế mạnh khu vực Tây Nguyên.

2.1.2.2. Kết quả hoạt động kinh doanh của BIDV

Kết quả hoạt động kinh doanh của BIDV trong những năm gần đây được thể hiện qua các chỉ tiêu hoạt động chính như sau:

a. Huy động vốn:

Sau gần 22 năm đổi mới, BIDV luôn xác định huy động vốn luôn là nhiệm vụ trọng tâm nhằm đáp ứng nhu cầu vốn tăng trưởng tín dụng. Kết quả BIDV đã giữ được quy mô nguồn vốn huy động ổn định, chú trọng đảm bảo an toàn thanh khoản và tuân thủ các quy định của NHNN.

Đến 31/12/2012, huy động vốn BIDV đạt 358.019 tỷ đồng, tăng trưởng 26,5% so với năm 2011, đây là mức tăng huy động vốn cao nhất trong 3 năm trở lại đây, đặc biệt có mức tăng mạnh trong huy động vốn dân cư. Với quy mô huy động hiện nay,

BIDV hiện đứng thứ 2 toàn ngành sau Argibank và xếp trên Vietcombank, Vietinbank lần lượt đứng thứ 3 và thứ thứ 4.

48

Bảng 2.2: Quy mô huy động vốn toàn ngành ngân hàng

BIDV 185.97 2 5219.73 267.315 285.581 8 360.01 17,9% Vietcombank 159.98 9 0178.00 210.000 230.065 1 288.27 14,9% Vietinbank 125.09 4 158.00 0 204.680 253.804 284.51 4 19,9% ACB 80.97 3 115.00 0 146.000 140.711 125.23 3 15,1% Sacombank 53.28 3 79.00 0 106.000 75.084 107.74 6 20,9%

Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Cơ cấu khách hàng (%)

- Dân cư 37,5% 45,2% 49,7%

- Tổ chức kinh tế 40,8% 31,0% 15,8%

- Định chế tài chính 21,7% ~ 23,8% ~ 34,4% ~

Cơ cấu loại tiền (%)

- VND 83.6% 79% 81.0%

- Ngoại tệ 16.4% ~ 21% 19.0%

Cơ cấu kỳ hạn (%)

- Không kỳ hạn 20,4% 16,6% 12,5%

- Tiền gửi vốn chuyên dùng 10% 1,6% 0,8%

- Có kỳ hạn 78,5% 81,8% 86,7% ~

(Nguồn: Tổng cục thống kê)

Tốc độ tăng trưởng huy động vốn bình quân từ 2008-2012 của BIDV là 17,9%, đứng thứ hai sau Vietinbank, cao hơn so với Argibank và Vietcombank. Mức tăng trưởng này đã giúp BIDV gia tăng thị phần huy động vốn từ 9,29% năm 2011 lên 10,12% năm 2012. Các NHTM cổ phần lớn như ACB, Sacombank có tốc độ tăng trưởng nhanh, cho thấy khả năng rút ngắn khoảng cách quy mô huy động vốn so với các NHTM Nhà nước trong thời gian tới không còn xa.

Biểu đồ 2.2: Quy mô huy động vốn của BIDV giai đoạn 2002-2012

Cơ cấu nguồn vốn huy động của BIDV giai đoạn hiện nay có xu hướng ngày một bền vững với nguồn huy động dân cư chiếm tỷ trọng lớn, chủ yếu là các nguồn huy động có kỳ hạn. Chi tiết theo số liệu trong bảng sau:

49

Ngân hàng

Dư nợ tín dụng (tỷ đồng) Tăng trưởng

bình quân 2008 2009 2010 2011 2012 Argribank 284.617 354.18 9 414.755 444.04 2 480.453 14,20% BIDV 154.176 190.88 0 237.082 293.93 7 339.923 21,91% Vietinbank 120.752 161.61 9 231.435 290.47 0 329.683 29,01% VCB 112.793 141.62 1 176.810 209.70 6 241.162 21,00%

(Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh của BIDV)

Có được kết quả đó là nhờ BIDV đã áp dụng đồng bộ các biện pháp huy động vốn đúng đắn, phù hợp với từng thời kỳ và tuân thủ đúng quy định của NHNN. Các chiến lược huy động vốn của BIDV như sau:

+ Phát triển các sản phẩm huy động đa dạng, linh hoạt về thời gian, lãi suất, đa dạng hóa nguồn vốn huy động, khách hàng và tăng dần tỷ trọng tiền gửi dân cư. + Đẩy mạnh các kênh huy động vốn dài hạn như: phát hành GTCG dài hạn, vay

thương mại định chế tài chính nước ngoài, vay qua hiệp định khung... + Tăng cường hợp tác với các tổ chức tài chính quốc tế, bộ ngành Chính phủ để

tiếp nhận các nguồn vốn ODA, nguồn vay thương mại của Chính phủ.

+ Điều hành chính sách lãi suất linh hoạt, phù hợp với thị trường, tuân thủ quy định của NHNN theo từng thời kỳ.

+ Hoàn thiện hệ thống sản phẩm dịch vụ theo hướng chuẩn hoá, tăng tiện ích, đa dạng theo ngành nghề và địa bàn kinh doanh của khách hàng.

b. Hoạt động tín dụng:

Hoạt động tín dụng luôn là hoạt động cốt lõi trong sự phát triển của BIDV. Các năm gần đây, thị phần tín dụng của BIDV luôn gia tăng và duy trì ổn định vị trí thứ 2 trong toàn ngành, khẳng định vị thế của BIDV trong việc cung ứng vốn cho nền kinh tế. Thị phần của BIDV đã từ 10% năm 2010 tăng lên 11,4% năm 2011 và 11,8%

50

vào cuối năm 2012.

Hoạt động tín dụng giai đoạn 2008 - 2012 đã có sự thay đổi căn bản, toàn hệ thống đã quyết tâm thực hiện minh bạch hóa hoạt động tín dụng bắt đầu từ việc kiểm soát tín dụng và làm rõ thực trạng tín dụng. Đồng thời, trong những giai đoạn khó khăn của nền kinh tế, BIDV đã hỗ trợ tích cực cho Chính phủ triển khai các gói hỗ trợ kinh tế, cụ thể: hỗ trợ lãi suất nhằm kích cầu, điều tiết linh hoạt tốc độ tăng trưởng tín dụng, kiểm soát hoạt động cho vay các lĩnh vực kinh doanh chứng khoán và bất động sản, gia tăng vốn cho các tập đoàn, Tổng công ty nhà nước. Bên cạnh đó BIDV, cũng chủ động chuyển dịch cơ cấu cho vay dần từ bán buôn sang bán lẻ, với đối tượng khách hàng bán lẻ là các doanh nghiệp ngoài quốc doanh, doanh nghiệp nhỏ và vừa và khách hàng cá nhân.

STT Chỉ tiêu 2008 2009 2010 2011 2012

1 Thu dịch vụ ròng 1.00

3

1.404 1.850 2.157 2.136

2- Lợi nhuận trước thuế 2.35

1 3.605 4.636 4.220 4.246 3 ROA 0,9 % 1,0% 1,2% 0,9% 0,7% ROE 15,8 % 18,1 % 17,2% 14,9 % 12,4 % 5 CAR 8,9 % 9,5% 9,5% 10,2 % 10,3 %

Biểu đồ 2.3: Dư nợ tín dụng của BIDV qua các năm 2008-2012

51

Đến 31/12/2012, tổng dư nợ của BIDV đạt 339.923 tỷ đồng, tăng 15,6% tương đương 45.986 tỷ đồng so với năm 2011 và cao hơn nhiều so với mức tăng trưởng tín dụng của toàn ngành 8,91%. Quy mô và tốc độ tăng trưởng tín dụng năm 2012 của BIDV đã hoàn thành kế hoạch, chỉ tiêu mà ngân hàng đề ra, khẳng định được vị thế, thị phần về tín dụng trên thị trường so với các TCTD khác đặc biệt là trong khối các NHTM Nhà nước.

c. Ket quả kinh doanh

Từ cuối năm 2008-2012, nền kinh tế trong nước và thế giới đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức. Những diễn biến trái chiều từ thị trường tài chính - tiền tệ đã có những tác động không nhỏ tới kết quả hoạt động của BIDV. Tuy nhiên, do có những giải pháp đúng đắn, kịp thời trong hoạt động, kết quả kinh doanh của BIDV vẫn giữ được tốc độ tăng trưởng ổn định.

Bảng 2.5: Kết quả kinh doanh của BIDV qua các năm

Chỉ tiêu 2008 2009 2010 2011 2012

Một phần của tài liệu (Trang 56 - 66)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(128 trang)
w