Mục tiêu và phƣơng hƣớng hoàn thiện quản lý nguồn nhân lực của Nhà

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nguồn nhân lực tại trường đại học mỹ thuật công nghiệp (Trang 90 - 94)

Chƣơng 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

4.1.Mục tiêu và phƣơng hƣớng hoàn thiện quản lý nguồn nhân lực của Nhà

Nhà trƣờng

4.1.1. Mục tiêu hoàn thiện quản lý nguồn nhân lực của Nhà trường

Sử dụng nguồn nhân lực là hoạt động tiếp theo của quá trình đào tạo và tuyển chọn nguồn nhân lực. Do đó, việc đào tạo và tuyển chọn nguồn nhân lực có ảnh hƣởng rất lớn đến nguồn nhân lực. Nếu nhƣ nguồn nhân lực đƣợc đào tạo tốt, nắm vững chuyên môn, nghiệp vụ thì việc sử dụng nguồn nhân lực sẽ đạt hiệu quả cao và ngƣợc lại. Ngày nay, khi nền giáo dục đã phát triển lên đến trình độ cao, vai trò của con ngƣời ngày càng đƣợc khẳng định thì vai trò của việc dùng ngƣời cũng đƣợc nâng lên. Ngƣời ta đang chú ý nhiều vào các nguồn lực không những ở vai trò truyền thống của chúng mà cả những ảnh hƣởng của chúng đối với những yếu tố then chốt khác của tính năng tổ chức. Sử dụng tốt nhất nguồn lực nhƣ là một vũ khí cạnh tranh quan trọng trong việc nâng cao tính năng tổ chức là một chiều hƣớng mới trong quản lý hành vi tổ chức. Nhƣng làm sao để các tổ chức có thể sử dụng các nguồn lực nhƣ là một vũ khí chiến lƣợc? Điều này đòi hỏi các nhà quản lý có khả năng tổ chức và có đƣợc tầm nhìn chiến lƣợc. Sử dụng nguồn nhân lực cần đảm bảo đƣợc các yêu cầu khai thác phát huy hết tiềm năng của mỗi cá nhân nhƣng đồng thời cũng phải đảm bảo hiệu quả làm việc của Nhà trƣờng. Để bố trí cán bộ, viên chức đảm nhận công việc phù hợp với trình độ của họ, trƣớc hết đòi hỏi ở các nhà quản lý phải bố trí sắp xếp và xác định mức độ phức tạp của công việc và yêu cầu trình độ của cán bộ, viên chức.

Có thể nói, trong các yếu tố nguồn lực thì yếu tố con ngƣời là khó sử dụng nhất. Phải làm nhƣ thế nào để nâng cao hiệu quả sử dụng cán bộ, viên chức trong Nhà trƣờng là vấn đề nan giải của bất kỳ một đơn vị hành chính sự nghiệp nào. Trong đơn vị hành chính sự nghiệp, mục tiêu hàng đầu là đạt đƣợc hiệu quả công việc cao. Và để bộ máy hoạt động một cách trơn tru cần phải sử dụng cán bộ, viên chức một cách hợp lý, khoa học. Nếu sử dụng không hợp lý, không đúng chức năng của từng ngƣời sẽ gây ra tâm lý chán nản, không nhiệt tình với công việc đƣợc giao dẫn đến hiệu quả công việc thấp và sẽ dẫn tới sự sụt giảm của tất cả các vấn đề khác trong Nhà trƣờng.

Hiệu quả là mối tƣơng quan so sánh giữa kết quả đạt đƣợc theo mục tiêu đã đƣợc xác định với chi phí bỏ ra để đạt đƣợc mục tiêu đó. Để hoạt động, Nhà trƣờng phải có các mục tiêu hành động của mình trong từng thời kỳ.

Hoàn thiện quản lý nguồn nhân lực là một việc làm khó bởi không phải tuyển dụng đƣợc nguồn nhân lực vào trong Nhà trƣờng là hết trách nhiệm, mà còn phải tìm cách bố trí công việc cho phù hợp với khả năng và đặc điểm của từng ngƣời. Để có thể sắp xếp đúng ngƣời, đúng việc, cán bộ quản lý phải thật sự là ngƣời hòa đồng, biết lắng nghe ý kiến của từng thành viên trong đơn vị, chủ động giải quyết các mối bất hòa. Quản lý và sử dụng có hiệu quả nguồn nhân lực, tạo ra nhiều việc làm cho cán bộ, viên chức, làm giảm tỷ lệ thất nghiệp, nâng cao thu nhập và mức sống của các gia đình, làm mức tiêu dùng tăng lên từ đó làm tăng mức cầu về hàng hóa và dịch vụ, kích thích sự tăng trƣởng về kinh tế, tăng thu ngân sách, góp phần làm giảm tội phạm và tệ nạn xã hội.

Hoàn thiện quản lý nguồn nhân lực góp phần ổn định và phát triển Nhà trƣờng. Đây đƣợc xem là yếu tố cơ bản để hoàn thành các mục tiêu chiến lƣợc của trƣờng. Về bản chất, mục tiêu hàng đầu của bất kỳ một đơn vị hành chính sự nghiệp nào chính là hiệu quả công việc. Chỉ tiêu để đánh giá hiệu quả công

việc chính là mức độ hoàn thành công việc. Nếu bố trí cán bộ, viên chức một cách hợp lý, phân định rõ chức năng, quyền hạn, nhiệm vụ, mối quan hệ hợp tác giữa các bộ phận, cá nhân với nhau, đảm bảo mọi ngƣời đều có việc làm, các phòng, khoa, ban, trung tâm đều có ngƣời phụ trách và có sự ăn khớp đồng bộ giữa các bộ phận trong Nhà trƣờng. Nói cách khác, việc sử dụng có hiệu quả nguồn nhân lực chính là việc phân công, điều phối công việc của từng cá nhân và bộ phận một cách hài hòa, nhịp nhàng. Khi các bộ phận trong nhà trƣờng đƣợc kết hợp chặt chẽ Nhà trƣờng sẽ phát triển, danh tiếng, địa vị của trƣờng cũng sẽ đƣợc nâng cao.

Việc hoàn thiện quản lý nguồn nhân lực còn góp phần nâng cao mức sống của cán bộ, viên chức. Việt Nam là một trong những nƣớc nghèo nhất trên thế giới, thu nhập quốc dân bình quân đầu ngƣời còn thấp. Thực tế, số cán bộ, công chức, viên chức Nhà nƣớc phải nhờ vào thu nhập từ việc làm để đảm bảo cuộc sống của bản thân và gia đình mình. Nói cách khác, chỉ có thông qua thu nhập từ việc làm thì cán bộ, công chức, viên chức mới có điều kiện để đảm bảo và cải thiện đời sống của mình. Nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực sẽ góp phần nâng cao đời sống vật chất cũng nhƣ tinh thần cho cán bộ, công chức, viên chức Nhà nƣớc, tạo điều kiện nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, khuyến khích năng lực sáng tạo của cán bộ, viên chức.

4.1.2. Phương hướng hoàn thiện quản lý nguồn nhân lực của Nhà trường

Để hoàn thiện quản lý nguồn nhân lực trong thời gian tới, trƣờng Đại học Mỹ thuật công nghiệp cần phải nhận thức đƣợc tầm quan trọng của vấn đề quản lý nguồn nhân lực đối với chiến lƣợc phát triển Nhà trƣờng. Để làm tốt hơn công tác quản lý nguồn nhân lực cần phải bám sát vào những nội dung của quản lý nguồn nhân lực.

Thứ nhất, là công tác lập kế hoạch nguồn nhân lực. Lập kế hoạch nguồn nhân lực là việc xây dựng một kế hoạch đi trƣớc (trung và dài hạn) để

tiếp cận với việc quản lý nhân lực một cách hợp lý trong tƣơng lai. Lập kế hoạch nguồn nhân lực là quá trình dự báo có tính chất hệ thống về nhu cầu nhân lực của Nhà trƣờng trong tƣơng lai cũng nhƣ khả năng cung cấp nhân lực để đảm bảo rằng Nhà trƣờng có đúng cán bộ, viên chức cần thiết vào đúng thời điểm cần thiết và hoàn thành mục tiêu của nó. Kế hoạch nguồn nhân lực của Nhà trƣờng cần phải bám sát vào kế hoạch phát triển và mục tiêu chiến lƣợc của Nhà trƣờng đã đặt ra trung và dài hạn. Cán bộ quản lý nguồn nhân lực phải là ngƣời có tầm nhìn chiến lƣợc, phải biết đi trƣớc đón đầu.

Thứ hai, là việc tổ chức thực hiện kế hoạch nguồn nhân lực. Nhà trƣờng cần phải có các chính sách ƣu đãi cụ thể khi tuyển dụng nhằm thu hút đƣợc nhân tài về làm việc tại trƣờng. Tuyển mộ và tuyển dụng phải đƣợc thực hiện đúng quy trình, đảm bảo tính công bằng giữa các ứng viên. Sau đó là việc sử dụng có hiệu quả nguồn nhân lực bao gồm các việc: phân công công việc; tạo điều kiện làm việc và thực hiện các chế độ đối với cán bộ, viên chức; đánh giá tình thực hiện công việc. Đây là một khâu rất quan trọng trong công tác quản lý nguồn nhân lực. Việc phân công công việc hợp lý, đúng ngƣời, đúng việc sẽ tạo hiệu quả cao trong công việc. Điều kiện làm việc, các chế độ phúc lợi đối với cán bộ, viên chức sẽ tạo động lực, kích thích cán bộ, viên chức làm việc tốt hơn, cống hiến hết mình vì lợi ích chung của Nhà trƣờng. Tiếp đó là công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực. Đào tạo để nâng cao chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ, viên chức, để họ làm tốt hơn công việc hiện tại và quan trọng hơn là chuẩn bị cho tƣơng lai khi Nhà trƣờng có nhu cầu mở rộng quy mô đào tạo.

Thứ ba, là công tác kiểm tra, đánh giá nguồn nhân lực. Việc kiểm tra, đánh giá quá trình thực hiện công việc của cán bộ, viên chức cần phải đánh giá cả một thời kỳ làm việc của cán bộ, viên chức chứ không phải chỉ là một thời điểm nào đó trong quán trình làm việc của họ. Trong thời gian tới, Nhà

trƣờng cần phải xây dựng một quy chuẩn đánh giá công việc khoa học, phù hợp với đặc điểm, tính chất công việc của từng bộ phận. Đánh giá thực hiện công việc có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong Nhà trƣờng, nó không những phản ánh thành tích đạt đƣợc mà còn liên quan đến tƣ cách đạo đức và thái độ của cán bộ, viên chức. Làm tốt công tác này giúp cho cán bộ, viên chức thực hiện công việc tốt hơn khi họ nhận thức rõ ƣu, nhƣợc điểm trong quá trình thực hiện công việc của mình. Nó giúp cho ngƣời quản lý có thể ra đƣợc các quyết định nhân sự đúng đắn hơn.

Thứ tư, là xây dựng bộ máy tổ chức, cán bộ quản lý nguồn nhân lực. Bộ máy quản lý của Nhà trƣờng trong thời gian tới cần có sự đổi mới, kiện toàn cả về chất và lƣợng theo nguyên tắc:

- Áp dụng khoa học quản lý nguồn nhân lực hiện đại. - Phù hợp với sự phát triển của Nhà trƣờng.

Cần phải chú trọng hơn nữa vào công tác đào tạo cho cán bộ quản lý nguồn nhân lực để họ có đủ năng lực thực hiện công việc của mình.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nguồn nhân lực tại trường đại học mỹ thuật công nghiệp (Trang 90 - 94)