Các nhân tố ảnh hƣởng đến quản lý nguồn nhân lực của trƣờng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nguồn nhân lực tại trường đại học mỹ thuật công nghiệp (Trang 83 - 85)

Chƣơng 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.4.Các nhân tố ảnh hƣởng đến quản lý nguồn nhân lực của trƣờng

3.4.1. Các nhân tố bên ngoài

Chất lƣợng nguồn nhân lực chính là yếu tố quyết định sự phát triển của mỗi đơn vị. Tuy nhiên, hiện nay chất lƣợng nguồn nhân lực, nhất là cơ cấu chƣa hợp lý, đƣợc thể hiện thông qua các chỉ tiêu: cơ cấu theo chuyên môn, nghiệp vụ, cơ cấu theo độ tuổi, giới tính, trình độ văn hóa.... ảnh hƣởng không nhỏ đến việc tuyển dụng của Nhà trƣờng.

Trong thời đại đổi mới, hiện đại đã ảnh hƣởng đến nguồn nhân lực do vậy trình độ chuyên môn, năng lực của cán bộ, viên chức cũng phải theo kịp sự phát triển xã hội. Muốn đội ngũ cán bộ, viên chức không bị lạc hậu cần phải có những kế hoạch tuyển dụng và đào tạo phát triển nguồn nhân lực theo kịp với sự tiến bộ của nền khoa học kỹ thuật.

Do trƣờng Đại học Mỹ thuật Công nghiệp là một trƣờng đặc thù, sự cạnh tranh của thị trƣờng nguồn nhân lực đã ảnh hƣởng tới chất lƣợng cán bộ, viên chức của Nhà trƣờng. Trƣờng là đơn vị hành chính sự nghiệp trực thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo, tất cả vấn đề lƣơng, thƣởng và các mức đãi ngộ khác đều phải thực hiện đúng quy định của Nhà nƣớc, nên các nguồn chi còn hạn hẹp do vậy mức độ thu hút nguồn nhân lực có chất lƣợng cao không thể cạnh tranh với các doanh nghiệp liên doanh, doanh nghiệp nƣớc ngoài và các trƣờng đại học khác hiện nay có mức lƣơng, thƣởng và các ƣu đãi khác hấp dẫn hơn. Điều đó ảnh hƣởng không nhỏ tới chất lƣợng nguồn nhân lực của Nhà trƣờng.

3.4.2. Các nhân tố bên trong

Đào tạo, xây dựng và phát triển nguồn nhân lực để nâng cao danh tiếng cũng nhƣ vị thế là một trong những mục tiêu quan trọng của Nhà trƣờng. Tuy vậy, Nhà trƣờng còn có rất nhiều các mục tiêu khác cần phải thực hiện nhƣ: mở rộng quy mô, đổi mới, nâng cao chất lƣợng giảng dạy, phục vụ giảng

dạy... Chính vì vậy, các nhà quản lý của Nhà trƣờng phải cân đối để duy trì hài hòa các mục tiêu trong khả năng có thể của Nhà trƣờng.

Có thể nói rằng vấn đề đào tạo nguồn nhân lực của Nhà trƣờng bên cạnh một số thành công nhất định vẫn còn một số hạn chế. Các cán bộ quản lý nhân lực của Nhà trƣờng chƣa đƣa ra một chiến lƣợc đào tạo dài hạn để đáp ứng với nhu cầu phát triển của Nhà trƣờng.

Mong muốn của Nhà trƣờng và mong muốn của cán bộ, viên chức vẫn có những mâu thuẫn nội tại và cần phải dung hòa để đạt đƣợc mục tiêu chung. Cán bộ, viên chức luôn mong muốn đƣợc làm việc trong môi trƣờng tốt hơn, nhận đƣợc mức lƣơng cao hơn, đƣợc hƣởng các chế độ phúc lợi xã hội nhiều hơn. Nhà trƣờng luôn mong muốn cán bộ, viên chức gắn bó, cống hiến hết mình cho công việc song lại không thể trả lƣơng và các mức ƣu đãi khác cao hơn mức quy định của Nhà nƣớc.

Năng lực, đạo đức các nhà quản lý của Nhà trƣờng, những ngƣời làm công tác quản lý có kỹ năng, kiến thức, năng lực và đạo đức nghề nghiệp, có thể đảm đƣơng đƣợc công việc của Nhà trƣờng. Họ có hiểu biết về xã hội về con ngƣời, lựa chọn và thay thế cán bộ, viên chức, đào tạo và phát triển cán bộ, viên chức, sức khỏe và an toàn trong làm việc...

Cuối cùng là trình độ và đạo đức của cán bộ quản lý nhân lực trong việc xác định đƣợc điểm mạnh, điểm yếu, kỹ năng của từng cán bộ, viên chức để sắp xếp các công việc phù hợp, phải nhận xét đánh giá dựa trên các chỉ tiêu cụ thể, khoa học, dựa trên kết quả công việc mà cá nhân đạt đƣợc trong một thời gian nhất định. Hàng năm, thông qua công tác đánh giá thực hiện công việc của cán bộ, viên chức, ngƣời phụ trách, lãnh đạo các phòng, khoa, ban, trung tâm cần phải có những nhận định, đánh giá một cách khách quan năng lực của cán bộ, viên chức mà mình quản lý. Từ đó tìm ra những cán bộ ƣu tú, có uy tín, có năng lực chuyên môn, có trình độ học vấn, có tinh thần trách nhiệm

cao với công việc để đề bạt lên vị trí công việc mới có chức vụ cao hơn. Ngƣợc lại, những cán bộ, viên chức yếu kém, bê trễ công việc, không hoàn thành nhiệm vụ cần phải có những biện pháp xử lý nghiêm túc nhƣ xuống chức, thuyên chuyển công tác hoặc thôi việc. Bên cạnh đó cần phải lắng nghe, tiếp thu ý kiến của cán bộ, viên chức về điều kiện, môi trƣờng làm việc, cách quản lý hiện tại có phù hợp không? Cần phải thay đổi nhƣ thế nào?

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nguồn nhân lực tại trường đại học mỹ thuật công nghiệp (Trang 83 - 85)