7. Bố cục của Luận văn
1.2. Khái niệm và mục tiêu phân tích Báo cáo tài chính Doanh nghiệp
1.2.1. Khái niệm
Hiện nay, có nhiều khái niệm về Phân tích báo cáo tài chính được đưa ra. Đầu tiên có thể kể đến khái niệm được PGS.TS. Nguyễn Năng Phúc viết trong cuốn Giáo trình phân tích báo cáo tài chính: “Phân tích báo cáo tài chính là quá trình xem xét, kiểm tra, đối chiếu và so sánh số liệu về tài chính trong kỳ hiện tại với các kỳ kinh doanh đã qua. Thông qua việc phân tích báo cáo tài chính sẽ cung cấp cho người sử dụng thông tin có thể đánh giá tiềm
phân tích Báo cáo tài chính, NXB Đại học Kinh tế quốc dân, tr8);
“Phân tích báo cáo tài chính là một quá trình kiểm tra dữ liệu tài chính trong quá khứ và hiện tại với mục đích đánh giá hiệu suất và uớc tính các rủi ro và tiềm năng trong tuơng lai. Phân tích báo cáo tài chính tập trung chủ yếu vào dữ liệu đuợc cung cấp trong các báo cáo tài chính cộng với thông tin bổ sung do quản lý cung cấp. Việc phân tích xác định các thay đổi trong xu huớng, số luợng và mối quan hệ giữa các chỉ số và tỷ lệ tài chính. Phân tích báo cáo tài chính có thể hỗ trợ các nhà đầu tu và chủ nợ trong việc tìm kiếm loại thông tin họ yêu cầu để đua ra các quyết định liên quan đến quyền lợi của
họ trong một công ty cụ thể.” (Nguồn: DELTACPE LLC (2014), Analysis and
Use of Financial Statements);
Từ các khái niệm trên, tác giả rút ra khái niệm nhu sau:
Phân tích báo cáo tài chính là quá trình tìm hiểu các kết quả của sự quản lý và điều hành tài chính của doanh nghiệp đuợc phản ánh trên các báo cáo tài chính đó thông qua quá trình xem xét, kiểm tra, đối chiếu và so sánh số liệu các chỉ tiêu tài chính kỳ hiện tại với các kỳ kinh doanh đã qua hoặc hệ thống báo cáo tài chính. Từ đó, đánh giá những việc đã làm đuợc, dự kiến những sự kiện có thể xảy ra trong tuơng lai, trên cơ sở đó kiến nghị các biện pháp để khai thác, phát huy điểm mạnh, khắc phục và hạn chế điểm yếu mà doanh nghiệp hiện đang tồn tại.
1.2.2. Mục tiêu
Phân tích báo cáo tài chính là đáp ứng nhu cầu sử dụng thông tin của nhiều đối tuợng quan tâm đến những khía cạnh khác nhau về tài chính để phục vụ cho các mục đích của mình. Tùy theo từng đối tuợng sử dụng thông tin trên báo cáo tài chính mà đua ra mục đích phân tích báo cáo tài chính là khác nhau:
đặn về các hoạt động kinh doanh của công ty trong quá khứ, tiến hành cân đối tài chính, khả năng sinh lời, khả năng thanh toán, khả năng trả nợ và rủi ro tài chính của công ty. Định hướng các quyết định của ban lãnh đạo công ty như quyết định đầu tư, quyết định tài trợ và quyết định phân phối chính sách lợi nhuận...Phân tích báo cáo tài chính là cơ sở cho các dự báo tài chính, kế hoạch đầu tư, lên kế hoạch ngân sách tiền mặt... là công cụ để kiểm soát các hoạt động quản lý
- Đối với chủ sở hữu: thường quan tâm đến lợi nhuận và khả năng trả nợ, sự an toàn của tiền vốn mà công ty đã bỏ ra. Thông qua phân tích
báo cáo
tài chính, giúp họ đánh giá hiệu quả của quá trình sản xuất kinh doanh của
công ty, khả năng điều hành hoạt động của nhà quản trị, từ đó quyết
định sử
dụng hoặc bãi miễn nhà quản trị cũng như quyết định phân phối kết quả kinh
doanh.
- Đối với chủ nợ như ngân hàng, các nhà cho vay, nhà cung cấp: mối quan tâm của họ là hướng vào khả năng trả nợ của công ty. Do đó, họ
cần chú
ý đến tình hình và khả năng thanh toán của đơn vị cũng như quan tâm đến
lượng vốn chủ sở hữu, khả năng sinh lời để đánh giá đơn vị có khả năng trả
nợ được hay không khi quyết định cho vay, bán chịu sản phẩm cho đơn vị.
- Đối với nhà đầu tư trong tương lai: điều mà họ quan tâm là sự an toàn của lượng vốn đầu tư, kế đó là mức độ sinh lãi, thời gian hoàn vốn. Vì
định các khoản nghĩa vụ phải thực hiện với Nhà nước, cơ quan thống kê tổng hợp phân tích tình hình hình thành số liệu thống kê, chỉ số thống kê... Trên cơ sở đó cơ quan thuế sẽ tính chính xác mức thuế mà công ty phải nộp, các cơ quan tài chính sẽ có biện pháp quản lý hiệu quả, rõ ràng và minh bạch hơn.