Ngày 8/8/2004 khánh thành trụ sở chính tại số 9 Đại lộ Thống Nhất, KCN Sóng Thần 2, Dĩ An, T.Bình Dương. Sau 3 năm thành lập Hoa Sen đã đưa vào hoạt động trụ sở mới khang trang, hiện đại, đẳng cấp với lối kiến trúc bài trí mang đậm dấu ấn phật giáo, hình ảnh mẹ Quan Âm được đặt tại vị trí trang nghiêm nhất, mỗi tầng và khu vực trong tòa nhà đều có hình ảnh Phật Giáo. Kiến trúc trụ sở là bộ phận nhận diện thương hiệu của Hoa Sen, thuộc về sản phẩm hữu hình.
Logo và slogan
Hình ảnh cách điệu của hoa sen tám cánh nở bung ra tượng trưng cho “Bát Chánh Đạo” và sự vươn lên mạnh mẽ trong thời kỳ mới của Tập đoàn
Màu vàng tám cánh sen rất hiện đại, thể hiện cách điệu 3D trên nền nâu đỏ đặc trưng màu sắc của Phật giáo, cũng là màu truyền thống của Tập đoàn Hoa Sen trong giai đoạn hơn 10 năm phát triển vừa qua. Tài liệu hướng dẫn VHDN của Tập đoàn diễn giải:
“Màu vàng của ngôi sao vàng luôn dẫn lối trên con đường chính nghĩa, đúng đắn „Trung thực‟, màu vàng của sự ấm áp, „Thân thiện‟, vui vẻ gắn liền với văn hóa của Tập đoàn Hoa Sen. Đó chính là văn hóa 10 chữ T: „Trung thực – Trung thành – Tận tụy – Trí tuệ - Thân thiện‟. Xuyên suốt quá trình hoạt động, Tập đoàn Hoa Sen
luôn gắn liền với những hoạt động hướng về cộng đồng, xây dựng một hình ảnh thân thiện, gần gũi đối với xã hội.
Bên cạnh đó, màu nâu đỏ trong logo là màu của sự giản dị, chân chất, bền bỉ nhưng vẫn thể hiện được sự mạnh mẽ, vững bền. Qua đó, logo mới muốn chuyển tải thông điệp Tập đoàn Hoa Sen luôn phát triển vững mạnh và bền vững qua thời gian để đem đến cho khách hàng, xã hội những giá trị tốt đẹp nhất.
Cũng liên quan đến giáo lý Phật giáo, việc Tập đoàn Hoa Sen lấy hoa sen làm tên gọi và logo của mình, còn hàm ý sự vô nhiễm, trừng thanh, kiên nhẫn, viên dung, thanh lương, hành trực, ngẫu không và bồng thực của những con người trong “Ngôi nhà chung Hoa Sen” đang ngày ngày dày công vun đắp những giá trị lớn lao cho xã hội. “Với logo và hệ thống nhận diện thương hiệu mới, Tập đoàn Hoa Sen sẽ bước vào thời kỳ phát triển mới với những mục tiêu cao hơn, thử thách khắc nghiệt hơn nhưng cũng hứa hẹn những mùa gặt bội thu”.
Ngay từ đầu thành lập Tập đoàn Hoa Sen người sáng lập đã nghĩ đến hình ảnh hoa sen, là loài hoa biểu trưng cho sự tinh khiết, biểu tượng của Phật giáo. Trên logo của Tập đoàn Hoa Sen có hai màu rất rõ, đó là màu vàng và màu nâu sẫm. Màu vàng tượng trưng cho Đức Phật và Đạo Phật, màu nâu là màu tượng trưng cho chiếc áo của các vị tu sĩ Phật giáo. Trong logo là hình hoa sen có tám cánh, tượng trưng cho Bát chánh đạo (chánh kiến, chánh tư duy, chánh mạng, chánh nghiệp, chánh tinh tấn, chánh niệm, chánh định, chánh tuệ), dưới hình hoa sen là hai bàn tay đưa lên biểu hiện cho sự nâng niu, trân trọng. Ngày thành lập công ty của chúng tôi là ngày 8/8/2001, và cũng là ngày vía Đức Bồ tát Quán Thế Âm (19/6 âm lịch).
Những câu chuyện và những giai thoại về tổ chức:
Tập đoàn Hoa Sen nhiều năm qua đã thu hút rất nhiều nhân sự trẻ, tiềm năng tham gia đội ngũ quản lý của Tập đoàn. Đối tượng của mô hình là sinh viên mới tốt nghiệp loại khá, giỏi của các trường đại học thuộc Đại học quốc gia và các trường đại học uy tín trong phạm vi cả nước. Đối tượng này được Tập đoàn chọn lọc, tuyển dụng tham gia vào chương trình quản trị viên tập sự tại Tập đoàn trong vòng 1 năm.
Sau đó đánh giá và bổ nhiệm vào một số vị trí quản lý như giám đốc chi nhánh hoặc các vị trí quản lý tại tập đoàn…
Các hoạt động từ thiện:
Hàng năm, Hoa Sen đều tổ chức những chương trình từ thiện dành cho những đối tượng gia đình có hoàn cảnh khó khăn thông qua chương trình: Vượt lên chính mình, lục lạc vàng, mái ấm gia đình Việt – đêm hội trung thu … Và đặc biệt sự kiện Nick Vujicic đến Việt Nam với thông điệp “Đừng bao giờ từ bỏ khát vọng” nhằm truyền “lửa” cho hàng ngàn người Việt Nam về nghị lực sống.
Các ấn phẩm điển hình:Báo cáo thường niên, thông tin và hoạt động thường xuyên trên các báo “Đạo Phật ngày nay, Giác ngộ…”
3.2.2 Những giá trị đƣợc tuyên bố của tập đoàn Hoa Sen Tầm nhìn
“Trở thành một tập đoàn kinh tế hàng đầu Việt Nam và khu vực ASEAN trong lĩnh vực vật liệu xây dựng bằng chiến lược phát triển bền vững, trong đó tập trung vào các sản phẩm truyền thống: tôn, thép, nhựa trên cơ sở xây dựng và phát triển chuỗi lợi thế cạnh tranh cốt lõi: quy trình sản xuất kinh doanh khép kín, hệ thống phân phối – bán lẻ đến tận tay người tiêu dùng, chuỗi thương hiệu mạnh, thân thiện và hướng đến cộng đồng, hệ thống quản trị và văn hoá doanh nghiệp đặc thù, tiên phong đầu tư đổi mới công nghệ để mang lại giá trị gia tăng cao nhất cho cổ đông, người lao động và xã hội”.
Sứ mệnh
“Cung cấp những sản phẩm mang thương hiệu Hoa Sen với chất lượng quốc tế và giá hợp lý, đa dạng nhằm thoả mãn nhu cầu của người tiêu dùng, góp phần thay đổi diện mạo kiến trúc đất nước và phát triển cộng đồng”.
Giá trị cốt lõi
-Cộng đồng: luôn chia sẻ với cộng đồng về thành quả của công ty là nét đẹp rất nhân bản đã đi sâu vào tâm trí của nhiều người Việt Nam.
-Phát triển: liên tục phát triển đưa thương hiệu Hoa Sen vươn tới tầm cao mới.
Các chuẩn mực văn hóa
Dựa trên giá trị cốt lõi: “Trung thực, cộng đồng và phát triển”, HSG đã xây dựng trên nền tảng VHDN với 10 chữ T: Trung thực – Trung thành – Tận tụy – Trí tuệ – Thân thiện”. Đây là yếu tố quan trọng góp phần vào sự phát triển nhanh và bền vững của HSG trong thời gian qua. Đó là sự khác biệt, là khẳng định sứ mệnh của một DN vì cộng đồng, vì sự phát triển chung của đất nước.
Triết lý kinh doanh
-Chất lượng sản phẩm là trọng tâm.
-Lợi ích khách hàng là then chốt.
-Thu nhập nhân viên là trách nhiệm.
-Chia sẻ cộng đồng là nghĩa vụ.
Mục tiêu
Phát triển bền vững là mục tiêu hàng đầu mà các doanh nghiệp ưu tiên hướng đến. Định hướng phát triển bền vững không chỉ giúp các doanh nghiệp vạch ra lộ trình phát triển rõ ràng, cụ thể, qua đó đề ra các chủ trương, chính sách hoạt động phù hợp trong từng giai đoạn, mà còn tạo nền tảng cho sự phát triển dài hạn của doanh nghiệp.
Tập đoàn Hoa Sen đã luôn định hướng phát triển bền vững trong hoạt động kinh tế và cụ thể hóa thành cam kết của Hoa Sen với cộng đồng, nhân viên và khách hàng thông qua triết lý kinh doanh và giá trị cốt lõi của Tập đoàn.
Mục tiêu phát triển bền vững của Tập đoàn Hoa Sen được thể hiện rõ nét qua 4 nhiệm vụ cơ bản
-Hoàn thiện hệ thống sản xuất và nâng cao chất lượng sản phẩm
-Phát triển nguồn nhân lực
-Đảm bảo tối đa hóa lợi ích cổ đông, nhà đầu tư
-Phát triển cộng đồng
3.2.3 Các ngầm định nền tảng và quan niệm chung
Văn hóa Tập đoàn Hoa Sen luôn gắn liền với tư tưởng, đạo đức, lối sống và định hướng chiến lược người sáng lập – Phật tử Lê Phước Vũ – Chủ tich Tập đoàn Hoa Sen. Vì vậy, ngay từ khi hình thành ông đã đặt nền tảng văn hóa doanh nghiệp dựa trên những triết lý đạo Phật để khai sinh ra những giá trị cốt lõi đề cao tính “trung thực” phát triển dựa trên mục đích cao cả vì “cộng đồng” và nâng tầm giá trị thương hiệu “phát triển” không những ở Việt Nam mà vươn ra Thế giới. Để đạt được một vị thế dẫn đầu trong ngành thép mạ tại Việt Nam đòi hỏi người đứng đầu tập đoàn phải có chiến lược tốt, phương thức quản trị công ty, quản trị nguồn nhân lực tốt.
Sự khác biệt ở doanh nhân này là trong quá trình kinh doanh và lãnh đạo DN đã kiên trì, trung thành với các tư tưởng triết lý của Đạo Phật và tích cực truyền bá, giáo dục nhân viên thấm nhuần các đức tính và hành động nhân văn theo Phật giáo vào thực tiễn hoạt động kinh doanh của DN, tạo nên bản sắc của VHDN. VH doanh nhân của nhà lãnh đạo – Phật tử Lê Phước Vũ là chủ thể chính, là linh hồn của VHDN của Tập đoàn Hoa Sen hiện nay. Trong thực tế đời sống cá nhân và hoạt động kinh doanh của Tập đoàn, người sáng lập và lãnh đạo Hoa Sen đã thể hiện được một tấm gương về người lãnh đạo nói đi đôi với làm, đi đầu và nhất quán trong thực hiện các triết lý Phật giáo trong kinh doanh và quản trị doanh nghiệp của mình.
Lịch sử hình thành và phát triển của tập đoàn Hoa Sen cũng phần nào đánh giá được VHDN tại Tập đoàn mạnh, mang tính nhân văn và có hiệu quả khi đưa vào công tác lãnh đạo, quản trị. Chứng tỏ ngay từ đầu thành lập Hoa Sen chú trọng xây dựng VHDN thông qua những giá trị hữu hình, giá trị công bố tạo nên một VHDN Hoa Sen khá hoàn thiện và triển khai sâu rộng trong tập đoàn, đã ngấm vào tim óc của nhân viên, trở thành nội lực mạnh của toàn thể nhân viên trong ngôi nhà chung, nhưng đây chỉ là đánh giá chung. Để cảm nhận thực thụ VHDN Hoa Sen có mạnh hay không chúng ta cần làm một khảo sát thực tế từ những người trong cuộc về VHDN và vai trò của Phật tử Lê Phước Vũ tác động như thế nào đối với việc xây dựng VHDN tại Tập đoàn Hoa Sen.
Phật tử Lê Phước Vũ người sáng lập Tập đoàn Hoa Sen là người đóng vai trò hạt nhân cốt lõi trong việc xây dựng VHDN tại TĐ Hoa Sen. Ông là người theo đạo Phật nên những tư tưởng , lối sống, đạo đức của Phật giáo được ông vận dụng một cách bài bản vào VHDN tại Hoa Sen, là tấm gương tạo nguồn cảm hứng cho đội ngũ cán bộ nhân viên học hỏi. Chiến lược, mục tiêu, tầm nhìn của TĐ Hoa Sen cũng chịu ảnh hưởng từ những triết lý đạo Phật. Về phương diện kinh doanh thì Ông Lê Phước Vũ nói "Kinh doanh là làm giàu cho mình và xã hội nhưng sống phải trung thực và đồng tiền làm ra phải chân chính thì mới có giá trị” đây là là điều mà khó có doanh nghiệp nào thành công trước sự cạnh tranh khốc liệt của thị trường nhưng ông đã thành công trong việc phát triển TĐ như ngày nay bằng phương thức quản trị doanh nghiệp khác biệt.
3.3 Khảo sát về cảm nhận, đánh giá của nhân viên về VHDN tại Tập đoàn Hoa Sen Hoa Sen
Khảo sát về cảm nhận, đánh giá của nhân viên về văn hoá doanh nghiệp của tập đoàn Hoa Sen
Các thang đo (câu hỏi) các cấp văn hóa doanh nghiệp được xây dựng dựa trên nền tảng lý thuyết về các cấp độ văn hóa của Schein với ba cấp độ văn hóa trong tổ chức là (1) Cấu trúc văn hóa hữu hình; (2) Hệ thống giá trị chung được thống nhất và (3) Hệ thống những ngầm định, quan niệm chung của các thành viên. Để xây dựng các khía cạnh đánh giá từng cấp độ văn hóa tác giả tham khảo chính từ nghiên cứu của Schein về các khía cạnh đánh giá cho từng cấp độ văn hóa.
Các thang đo câu hỏi đánh giá vai trò của Phật tử Lê Phước Vũ đối với quá trình xây dựng VHDN tại TĐ Hoa Sen.
Trong nội dung này, tác giả sẽ tiến hành khảo sát và phân tích các số liệu về cảm nhận, đánh giá của nhân viên tập đoàn Hoa Sen về các yếu tố VHDN. Các câu hỏi được đặt ra trong nội dung Đánh giá về các giá trị được tuyên bố của tập đoàn Hoa Sen trong bảng khảo sát tập trung vào tiêu chí về triết lý đạo Phật của Phật tử Lê Phước Vũ người sáng lập tập đoàn đã truyền bá những triết lý, tư tưởng đạo Phật vào VHDN tại tập đoàn Hoa Sen . Đối tượng phỏng vấn trong nghiên cứu là các cán bộ, nhân viên của tập đoàn Hoa Sen tại trụ sở Tập đoàn và các chi nhánh. Số phiếu phát ra là 100 phiếu, thu về 100 phiếu trong đó không có phiếu nào không hợp lệ.
Việc phân tích thực trạng được thực hiện dựa trên phương pháp khảo sát bảng hỏi để lượng hóa sự đánh giá của nhân viên tập đoàn Hoa Sen về ảnh hưởng của các yếu tố giá trị VHDN trong quá trình xây dựng và phát triển trở thành tập đoàn hàng đầu ASEAN về lĩnh vực vật liệu xây dựng. Trên cơ sở đó, đánh giá sự phù hợp, tầm quan trọng của các yếu tố nêu trên. Các câu trả lời được quy theo thang điểm: Hoàn toàn đồng ý = 5 điểm; Đồng ý = 4 điểm; Bình thường/không có ý kiến = 3 điểm; Không đồng ý = 2 điểm; Hoàn toàn không đồng ý = 1 điểm.
Theo kết quả khảo sát mà tác giả đã thực hiện, sử dụng phương pháp thống kê, tác giả đã tổng hợp kết quả đánh giá chung các yếu tố khảo sát như sau:
3.3.1 Đánh giá chung về vai trò thực tế của văn hóa doanh nghiệp đối với công tác của đơn vị và bản thân công tác của đơn vị và bản thân
Bảng 3-1: Đánh giá chung về vai trò thực tế của VHDN tại tập đoàn Hoa Sen
STT Các chỉ tiêu Đánh giá chung
1 Vai trò của VHDN đối với hoạt động và sự phát
triển của đơn vị 4.27
2 Tác dụng tích cực của VHDN đối với công tác và
sự phát triển bản thân mỗi nhân viên 4.1 3 Áp dụng VHDN trong thực tế công việc 3.8
Nguồn: Kết quả khảo sát thực tế tại tập đoàn Hoa Sen của Tác giả, tháng 12/2015
Kết quả nghiên cứu về sự đánh giá của cán bộ, nhân viên về vai trò thực tế của VHDN đối với công tác của đơn vị và bản thân được mô hình hoá tại Hình.