3.4.1 Những thành tựu đã đạt đƣợc.
Tập đoàn Hoa Sen là một trong số những doanh nghiệp tư nhân đi đầu trong xây dựng và thực thi VHDN, có sự đầu tư lớn về nguồn lực và tâm huyết và đạt được nhiều thành quả đáng ghi nhận.
Một là, VHDN thể hiện được "sức mạnh mềm", trở thành một công cụ quản trị doanh nghiệp quản trị nguồn nhân lực quan trọng.
VHDN Hoa Sen với việc thiết lập các chuẩn mực trong hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như trong đời sống của cán bộ, nhân viên như bộ quy tắc ứng xử, phương châm hành động cùng với những bài học cụ thể, thiết thực đã hướng nhân viên Hoa Sen tới một hệ giá trị chung, một cách nghĩ, cách làm chung. Đây chính chính là yếu tố tạo nên hiệu quả cho công tác quản trị doanh nghiệp. Kết quả khảo sát cũng cho thấy, việc áp dụng VHDN trong công tác quản trị chiến lược của Tập đoàn, vận dụng VHDN trong quản trị nguồn nhân lực, áp dụng VHDN vào quản trị marketing và xây dựng thương hiệu đều đạt điểm số khá cao và đồng đều. Nó thể hiện vai trò quan trọng của VHDN với quản trị doanh nghiệp và sự quan tâm của lãnh đạo Tập đoàn tới việc thực thi VHDN trong quản trị. VHDN đã đi vào chiều sâu, định hướng cho các mối quan hệ, hành vi của mỗi cá nhân trong công việc cũng như cuộc sống hàng ngày. Từ đó, VHDN giúp cho công việc được triển khai hiệu quả hơn, chất lượng hơn.
Việc luân chuyển cán bộ không phải là nghĩa vụ mà là văn hoá làm việc. Việc luân chuyển cán bộ có thể sẽ trở thành một trở ngại rất khó vượt qua trong công tác điều hành doanh nghiệp do tâm lý e ngại sự thay đổi luôn thường trực bên trong mỗi con người. Tuy nhiên, khi đã trở thành một phần của VHDN, được mọi người thừa nhận và thực hiện thì việc luân chuyển cán bộ lại trở nên nhẹ nhàng, ít gây xáo động và được nhân viên chấp nhận dễ dàng hơn dù họ có phải đi tới các địa phương xa xôi, điều kiện làm việc khó khăn.. Nhờ VHDN, công tác điều hành, quản trị của
ban lãnh đạo doanh nghiệp được giảm bớt áp lực, những chiến lược hoạt động kinh doanh nhận được sự đồng thuận của cán bộ, nhân viên.
Với quản trị nhân sự chịu ảnh hưởng của triết lý trong Phật pháp. Nghiêm khắc trong hành xử với nhân viên, hướng tới một môi trường quản trị chuyên nghiệp với nguyên tắc “10 chữ T”: “Trung thực -Trung thành - Tận tụy -Trí tuệ - Thân thiện”.
Hai là, VHDN độc đáo dựa trên triết lý đạo Phật giàu bản sắc đã thực sự tạo nên sức mạnh cạnh tranh, là nền tảng cho sự phát triển bền vững của Tập đoàn Hoa Sen.
Người lãnh đạo Tập đoàn là Phật tử ăn chay niệm Phật vì vậy tư tưởng và cách làm chịu ảnh hưởng của đạo Phật là yếu tố khác biệt của Hoa Sen với các doanh nghiệp khác, trước hết là đề cao tính thiện và giá trị đạo đức (10 T) trong suối quá trình sản xuất – kinh doanh. Hoa Sen đã biến sự khác biệt này trở thành bản sắc văn hoá, tạo nên sức mạnh cạnh tranh của doanh nghiệp. Từ khi mới đi vào hoạt động kinh doanh, Hoa Sen đã xây dựng cho mình một văn hoá kinh doanh, một triết lý kinh doanh và cách làm theo những giá trị cốt lõi của Phật giáo, đó là hoạt động vì lợi ích cộng đồng và phát triển đất nước. Ngay từ khi thành lập đã tạo lập một hệ thống các chi nhánh phân phối nhằm đưa sản phẩm “chất lượng, uy tín ‟‟tới tận tay khách hàng đó cũng là chiến lược tạo sự khác biệt so với các hàng tôn khác tại Việt Nam.
Ba là, vai trò của người sáng lập trong việc truyền bá và thực hành đạo Phật vào VHDN và hoạt động củai Tập đoàn Hoa Sen
Trước khi thành lập Tập đoàn Hoa Sen ông đã giác ngộ được Phật pháp, Ông đặt niềm tin ở Đức Phật, nên khi dấn thân vào con đường kinh doanh thì ông đã chọn hoa Sen đặt tên cho doanh nghiệp mình, logo cũng hình ảnh hoa Sen, ngày thành lập doanh nghiệp cũng là ngày vía Quan Âm. Vì thế, Không những Lê Phước Vũ là người sáng lập , trái tim của Tập đoàn mà còn là người truyền cảm hứng triết lý đạo Phật vào VHDN tại TĐ Hoa Sen.
3.4.2 Một số tồn tại và nguyên nhân.
VHDN TĐ Hoa Sen mặc dù luôn được lãnh đạo Tập đoàn quan tâm xây dựng ngay từ những ngày đầu thành lập và được đánh giá là khác biệt, hiệu quả tuy nhiên tập thể lãnh đạo và cán bộ, nhân viên phải nỗ lực hơn nữa để VHDN phát triển và thích ứng được với những thử thách mới.
Thứ nhất, về vấn đề áp dụng VHDN TĐ Hoa Sen vào thực tiễn.
TĐ Hoa Sen đã có một nềnVHDN nổi bật, giàu bản sắc và không ngừng được hoàn thiện. Tuy nhiên, vấn đề áp dụng những nét đẹp văn hoá ấy vào thực tiễn sao cho hiệu quả còn quan trọng và khó hơn nhiều. Yếu tố quyết định sức mạnh của VHDN không nằm ở các cấu trúc hữu hình, các giá trị được tuyên bố... mà nó nằm ở việc mỗi người trong doanh nghiệp có thấm nhuần những giá trị văn hoá tốt đẹp đó hay không, vận dụng văn hoá đó vào công việc và cuộc sống như thế nào. Kết quả khảo sát bảng hỏi cũng cho thấy, mặc dù chỉ tiêu "VHDN có vai trò quan trọng đối với hoạt động và sự phát triển của đơn vị" và chỉ tiêu "VHDN có tác dụng tích cực đối với công tác và sự phát triển của bản thân mỗi nhân viên" đều đạt số điểm cao. Tuy nhiên số điểm của chỉ tiêu "VHDN trong văn bản không chỉ hay mà áp dụng trong thực tế cũng rất hiệu quả" lại thấp hơn với mức là 3.8/5 điểm, không tương xứng với mức đánh giá của hai chỉ tiêu khảo sát trên, cho thấy vẫn còn khoảng cách giữa lý thuyết và thực thi VHDN.
" Xây dựng, hoàn thiện các văn bản VHDN" ; " Giáo dục, truyền thông nội bộ VHDN " cho cán bộ, nhân viên với điểm số thấp rất xa lần lượt 3.02/5 điểm và 3.44/5 điểm chứng tỏ việc đầu tư của Tập đoàn chưa cao nên việc ghi nhận kết quả thấp cũng là một điều mà TĐ Hoa Sen cần phải đầu tư tốt hơn trong thời gian tới. Việc vận dụng văn hoá TĐ Hoa Sen vào hoạt động thực tiễn chính là một vấn đề quan trọng, đòi hỏi ban lãnh đạo Tập đoàn phải hết sức quan tâm, tìm ra phương án phù hợp với mỗi tình huống khác nhau để đưa VHDN vào thực tiễn, tránh tình trạng những nội dung của VHDN được công bố chỉ mang tính hình thức, không được thực thi triệt để, làm ảnh hưởng tới giá trị thương hiệu và VHDN của Hoa Sen.
Thứ hai, vấn đề duy trì tình yêu công việc, thực hiện ứng xử văn hóa
Với tốc độ phát triển quá nhanh cả về quy mô, tổ chức, nhân sự tại TĐ Hoa Sen luôn là nỗi trăn trở của lãnh đạo Tập đoàn hiện nay. Từ 22 nhân viên năm 2002 qua 14 năm xây dựng và phát triển hiện tại đã trên 5000 nhân viên, bộ máy quản trị quá lớn, nhu cầu nhân sự tuyển vào rất nhiều, chính vì vậy vấn đề về công tác tuyển dụng đào tạo gặp nhiều khó khăn. Mặc khác, TĐ Hoa Sen cũng chưa có một chương trình đào tạo riêng về VHDN để nhân viên mới vào làm việc hiểu rõ mình có phù hợp với định hướng về VHDN của TĐ Hoa Sen, vì vậy không thể tránh khỏi trường hợp nhân viên nghỉ việc, không yêu nghề, không thích ứng được văn hóa ứng xử của TĐ nên 2 chỉ số " Yêu nghề" "Thực hiện ứng xử văn hóa" thấp lần lượt 3.22/5 điểm và 3.41/5 điểm.
Thứ ba, những điểm mạnh hiện nay của TĐ Hoa Sen có thể trở thành những điểm yếu: thành công quá lớn cũng là một trở ngại cho những bước phát triển kế tiếp, thay đổi quá nhanh dễ dẫn tới sự không ổn định.
Điểm mạnh của TĐ Hoa Sen hiện nay là hệ thống các chi nhánh phân phối trãi dài khắp các tỉnh thành trong cả nước với 163 chi nhánh và mục tiêu đến năm 2017 phải xây dựng được 300 chi nhánh, với kênh phân phối rộng khắp nhằm hoàn thành mục tiêu mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh ra tất cả vùng miền trong cả nước, phân phối sản phẩm chất lượng đến tay người tiêu dùng. Thì nó cũng tồn tại một số rủi ro nhất định như chi phí hoạt động sản xuất kinh doanh tăng đột biến, bộ máy quản lý cồng kềnh, nhân sự mất ổn định, khả năng giáo dục VHDN và sự tiếp nhận, hội nhập của nhân viên vào môi trường văn hóa của DN bị hạn chế. Ngoài ra thì thời gian qua kinh tế Trung Quốc tăng trưởng chậm, giá thép nhập khẩu liên tục giảm, hoạt động cạnh tranh giữa các doanh nghiệp cùng ngành gay gắt nên đó cũng là rủi ro tiềm ẩn.
Thứ tư, vấn đề hoà hợp giữa văn hoá vùng miền trong việc phát triển mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh tại Việt Nam
Số lượng chi nhánh tăng nhanh, mà trước đây TĐ Hoa Sen chỉ hoạt động kinh doanh chủ yếu tại thị trường Miền Nam, Việc mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh từ Nam ra đến Bắc đòi hỏi phải luân chuyển một lượng lớn cán bộ quản lý, nhân viên từ khu vực Nam ra đến Bắc. Tại miền Bắc khả năng gây ảnh hưởng của ông Lê Phước Vũ và truyền thống kinh doanh theo triết lý Phật giáo đều yếu hơn miền Nam. Vì vậy vấn đề hòa hợp văn hóa vùng miền cũng thách thức đối với lãnh đạo, quản lý của TĐ Hoa Sen.
Nguyên nhân của các hạn chế này bao gồm cả những yếu tố chủ quan và khách quan:
Nguyên nhân chủ quan:
Thứ nhất, TĐ Hoa Sen là một doanh nghiệp tư nhân do ông Lê Phước Vũ và gia đình chiếm thị phần lớn nên những chính sách, định hướng, mục tiêu, chiến lược chịu ảnh hưởng lớn từ ông Lê Phước Vũ và ông cũng chịu ảnh hưởng nặng từ triết lý đạo Phật, nên trong quá trình phát triển vươn ra thế giới ông có thể thay đổi quan niệm Phật pháp chi phối trong quá trình quản trị xây dựng VHDN không ?
Thứ hai, với tốc độ phát triển thị trường nhanh chóng TĐ Hoa Sen sẽ gặp phải những vấn đề tiếp cận thị trường, phát triển chi nhánh, tăng tuyển dụng... Đây là những vấn đề cấp bách, phải ưu tiên giải quyết trước. Vì vậy, những giải pháp cho các vấn đề bất cập của VHDN có thể phải quan tâm muộn hơn.
Thứ ba, nguồn nhân lực của Hoa Sen hiện nay đa tôn giáo và với tốc độ phát triển nhanh như hiện nay thì tỷ lệ nhân sự hiểu được Phật Pháp là một vấn đề khó khăn. Thực tế này sẽ dẫn tới khó triển khai và áp dụng VHDN tại TĐ Hoa Sen hơn khi bộ máy quá kềnh càng, nhân sự đông đảo và tăng quá nhanh.
Nguyên nhân khách quan:
VHDN của TĐ Hoa Sen tuy được xây dựng và triển khai rất bài bản song được áp dụng trong thời gian chưa lâu, trong khi tốc độ phát triển của Tập đoàn rất nhanh và trước đó chưa có những doanh nghiệp có kinh nghiệm để học hỏi trong
việc duy trì và phát triển VHDN theo triết lý đạo Phật. Vì vậy, không thể tránh khỏi những tồn tại trong vấn đề thực thi VHDN tại TĐ Hoa Sen.
CHƢƠNG 4: CÁC ĐỀ XUẤT VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM THÚC ĐẨY VẬN DỤNG TRIẾT LÝ ĐẠO PHẬT VÀO XÂY DỰNG VHDN TẠI TẬP
ĐOÀN HOA SEN
4.1 Quan điểm, định hƣớng phát triển Văn hóa doanh nghiệp của Tập đoàn Hoa Sen trong giai đoạn từ nay đến năm 2025
4.1.1 Bối cảnh, điều kiện và môi trƣờng kinh doanh của Tập đoàn Hoa Sen giai đoạn từ nay đến năm 2025.
Những bối cảnh, điều kiện và môi trường kinh doanh mới của Tập đoàn Hoa Sen
Từ một doanh nghiệp tư nhân nhỏ, sau 14 năm gây dựng và phát triển, Tập đoàn Hoa Sen đã trở thành cái tên số 1 trong lĩnh vực tôn, thép Việt Nam và là nhà xuất khẩu tôn, thép hàng đầu Đông Nam Á. Để có được những thành công ấy, bên cạnh việc không ngừng thúc đẩy các hoạt động sản xuất, kinh doanh, Tập đoàn Hoa Sen còn chú trọng xây dựng và phát triển thương hiệu, xem đó là một trong những lợi thế cạnh tranh cốt lõi của Tập đoàn, nhất là trong thời kỳ hội nhập kinh tế toàn cầu mạnh mẽ như hiện nay. Với chiến lược
Tập đoàn Hoa Sen đã xây dựng thành công chuỗi lợi thế cạnh tranh cốt lõi, bao gồm: thứ nhất, phát triển hệ thống chi nhánh phân phối - bán lẻ đến tận tay người tiêu dùng và quản trị hiệu quả hệ thống đó; thứ hai, xây dựng thương hiệu mạnh, thân thiện, hướng đến cộng đồng và tạo được nhu cầu từ thương hiệu; thứ ba, đầu tư mở rộng nhanh với công nghệ tốt và chi phí thấp; thứ tư, xây dựng được hệ thống quản trị chuyên nghiệp, chuẩn mực, linh hoạt và hiệu quả, thích nghi với mọi thay đổi và thách thức của thị trường.
Lấy hoạt động từ thiện làm chiến dịch marketing tạo sự độc đáo, khác biệt của Hoa Sen một phần gắn thương hiệu với cộng đồng, phần đóng góp lợi nhuận của tập đoàn với trách nhiệm xã hội đây là một bước đi khôn ngoan nhằm gắn kết sản phẩm với khách hàng
Những khó khăn, thách thức đối với hoạt động kinh doanh của Tập đoàn Hoa Sen.
Theo Hiệp hội Thép Việt Nam , Việt Nam hiện có 15 công ty lớn là thành viên của Hiệp hội và một số cơ sở nhỏ sản xuất tôn thép mạ, tôn mạ màu, với năng lực sản xuất trên 4 triệu tấn/năm, được đánh giá là số một trong ASEAN cả về số lượng và chất lượng. Tuy nhiên, đầu ra cho tiêu thụ lại đang gặp phải không ít khó khăn do vấn nạn hàng giả, hàng nhái chiếm lĩnh thị trường. Cùng với đó, sự nhiễu loạn thông tin về chất lượng sản phẩm khiến người tiêu dùng còn không ít băn khoăn khi lựa chọn các sản phẩm tôn thép, còn doanh nghiệp làm ăn nghiêm túc chật vật trong tiêu thụ.
Từ năm 2014 đến nay tập đoàn Hoa Sen bị giảm thị phần 2,5 % do tôn giả, tôn kém chất lượng gây ra làm ảnh hưởng đến doanh thu, thị phần, uy tín của doanh nghiệp.
4.1.2 Quan điểm, định hƣớng chiến lƣợc kinh doanh và phát triển văn hoá doanh nghiệp.
Tập đoàn Hoa Sen đã trải qua 14 năm phát triển. Tập đoàn tăng trưởng về con người hơn 227 lần, từ 22 người lên hơn 5.000 người. Về doanh thu trong giai đoạn 2002 – 2011 tăng bình quân 55%, đến tháng 11/2014 là công ty hàng đầu về tôn mạ tại Việt Nam
Hiện nay, Tập đoàn đang bước vào giai đoạn phát triển mới, chinh phục mục tiêu biến Hoa Sen thành doanh nghiệp hàng đầu Việt Nam và ASEAN về lĩnh vực vật liệu xây dựng. Doanh thu niên độ tài chính năm 2014 – 2015 của Tập đoàn đạt gần 18.000 tỷ đồng, trong đó lợi nhuận sau thuế là 615 tỷ. Mục tiêu đạt doanh thu 1 tỷ USD vào giai đoạn 2016 - 2018. Trên thực tế, Tập đoàn Hoa Sen đang phát triển rất nhanh với tốc độ tăng trưởng hàng năm lớn. Nó cho thấy quyết tâm của Tập đoàn và tính khả quan trong việc hiện thực hoá những mục tiêu của giai đoạn mới.
những mục tiêu ấy VHDN càng khẳng định thêm tầm quan trọng và nhiệm vụ của nó, cần phải có một nền tảng tinh thần làm chất keo gắn kết, là động lực phát triển và là một công cụ mạnh để quản trị doanh nghiệp, quản trị nguồn nhân lực. Trong bối cảnh đó, công tác xây dựng, duy trì và phát triển VHDN đứng trước những thách thức mới để hoàn thiện và làm tròn vai trò, nhiệm vụ của mình. Cùng với sự phát triển của doanh nghiệp, bộ máy quản trị sẽ ngày càng phình to về nhân sự và phức tạp về tổ chức, phải quản trị xa hơn với qui mô lớn hơn và đối mặt với nhiều