Nguồn dữ liệu thứ cấp
Dữ liệu thứ cấp rất phức tạp và có nhiều nguồn cung cấp nên người nghiên cứu cần phải sắp xếp các loại dữ liệu này 1 cách có hệ thống để việc nghiên cứu được dễ dàng hơn. Đối với đề tài nghiên cứu này, giai đoạn từ 2011-2014, tôi sẽ chủ yếu lấy dữ liệu thứ cấp từ báo cáo thường niên các năm, báo cáo tuyển dụng từ
2011-2014… để tập hợp lại, phân loại…Sau khi phân loại các số liệu cần nghiên cứu, tôi sẽ cho các số này vào 1 bảng để so sánh qua từng giai đoạn để từ đó có những nhận xét về việc tuyện dụng nhân sự tại ngân hàng. Tiến trình thu thập dữ liệu thứ cấp được sắp xếp như sau:
Hình 2.1.Tiến trình thu thập dữ liệu thứ cấp (Nguồn: Tác giả nghiên cứu vẽ)
Có hai hình thức tổ chức thu thập các dữ liệu là báo cáo thống kê định kỳ và điều tra chuyên môn. Trong bài nghiên cứu luận văn tôi sẽ sử dụng hình thức báo cáo thống kê định kỳ để lấy dữ liệu cho nguồn thứ cấp.
Báo cáo thống kê định kỳ là hình thức tổ chức thu thập dữ liệu ban đầu một cách thường xuyên, định kỳ theo hình thức, nội dung, phương pháp và chế độ báo cáo đã quy định.
Yêu cầu của báo cáo thống kê định kỳ: đúng biểu mẫu, đúng kỳ hạn, nội dung có thể mở rộng hoặc thu hẹp….
Cách lập báo cáo thống kê định kỳ được lập theo trình tự sau:
- Tác giả theo dõi quá trình tuyển dụng thông qua các thông tin dữ liệu tuyển dụng do CBTD tự cập nhật, ghi lại các trường hợp đã tuyển của CBTD vào
6. Hình thành các dữ liệu thứ cấp từ nguồn tư liệu gốc 5.Tiến hành nghiên cứu chi tiết giá trị dữ liệu
4.Tiến hành thu thập dữ liệu thứ cấp
3. Xác định dữ liệu thứ cấp cần thu thập từ nguồn bên ngoài 2. Xác định dữ liệu thứ cấp cần thu thập từ nguồn bên trong
- Đến thời hạn báo cáo hàng tháng, tác giả tập hợp các tài liệu báo cáo ban đầu theo nội dung và phương pháp tính được chỉ dẫn trong báo cáo.
- Ghi các số liệu vào biểu mẫu và báo cáo.
- Các báo cáo tháng được lưu trữ để phục vụ cho việc tổng hợp làm báo cáo của năm.
Nguồn dữ liệu sơ cấp
Khi dữ liệu thứ cấp không có sẵn hoặc không thể giúp trả lời các câu hỏi nghiên cứu, tác gả phải tự mình thu thập dữ liệu cho phù hợp với vấn đề nghiên cứu đặt ra. Các dữ liệu tự thu thập này được gọi là dữ liệu sơ cấp. Đối với nguồn dữ liệu sơ cấp, tác giả sẽ sử dụng phương pháp phỏng vấn chuyên sâu để thu thập dữ liệu.
Phương pháp phỏng vấn chuyên sâu
Phương pháp phỏng vấn là một phương pháp thu thập thông tin thông qua việc tác động tâm lý xã hội trực tiếp giữa người đi phỏng vấn và người được phỏng vấn trên cơ sở mục tiêu của đề tài nghiên cứu.
Nguồn thông tin trong phỏng vấn là tất cả các câu trả lời của người được phỏng vấn thể hiện quan điểm, ý thức, trình độ của trả lời và toàn bộ hành vi của họ. Người đi phỏng vấn cần căn cứ vào hai nguồn thông tin này để xác định chính xác câu trả lời và sau đó tiến hành ghi chép. Khi có mâu thuẫn giữa trả lời và hành vi thì ta phải đưa ra câu hỏi phụ để xác minh độ chính xác của thông tin.
Phỏng vấn chuyên sâu không thể hiểu biết sâu sắc bản chất bên trong của vấn đề nghiên cứu so với phỏng vấn nhóm nhưng biết chính xác câu trả lời của riêng từng người được phỏng vấn. Phỏng vấn chuyên sâu còn thực hiện trong bầu không khí trao đổi thông tin hoàn toàn tự do và hoàn toàn không có bất kỳ một áp lực mang tính xã hội như trong phỏng vấn nhóm.
Đặc điểm: Phỏng vấn chuyên sâu là một kỹ thuật trực tiếp và không cầu kỳ để thu thập thông tin, phỏng vấn chỉ có hai người đối diện: người phỏng vấn và người được phỏng vấn. Thời gian phỏng vấn có thể tùy vào lượng câu hỏi và dữ liệu tác giả muốn thu thập để nghiên cứu.
Kỹ thuật phỏng vấn chuyên sâu: Những kỹ thuật phỏng vấn cá nhân đang được sử dụng rộng rãi hiện nay là kỹ thuật bắt thang, đặt câu hỏi cho các vấn đề và phân tích biểu tượng. Trong nghiên cứu này tác giả sẽ dùng cách đặt câu hỏi cho các vấn đề cần nghiên cứu.
Phương pháp này áp dụng phỏng vấn cán bộ tuyển dụng.