Bài học kinh nghiệm rút ra đối với quản lý nhà nước trong phát triển tín dụng

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Quản lý nhà nước trong phát triển tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam chi nhánh tỉnh Thái Nguyên (Trang 58 - 61)

5. Kết cấu của luận văn

1.2. Kinh nghiệm quản lý nhà nước trong phát triển tín dụng của ngân hàng thương

1.2.2. Bài học kinh nghiệm rút ra đối với quản lý nhà nước trong phát triển tín dụng

dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam, chi nhánh tỉnh Thái Nguyên

Bài học kinh nghiệm cho công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực phát triển tín dụng

- Cần xây dựng và ban hành, và hoàn thiện khung pháp lý đối với hoạt động của các NHTM;

- Hoạch định chiến lược phát triển, xác định các công cụ và chính sách tác động đến hoạt động NHTM;

- Chú trọng công tác thanh tra, giám sát đối với hoạt động của các NHTM theo thông lệ và chuẩn mực quốc tế dựa trên nguyên tắc coi trọng việc đảm bảo sự lành mạnh trong hoạt động của các NHTM, dự báo những rủi ro tiềm ẩn trong hoạt động của các NHTM và xây dựng phương án chủ động ứng phó, góp phần hạn chế rủi ro trong quá trình hoạt động của các NHTM;

- Thực hiện tốt công tác thông tin tuyên truyền bằng nhiều hình thức khác nhau để cung cấp thông tin, phản hồi, giải thích về các vấn đề dư luận quan tâm liên quan đến hoạt động ngân hàng tạo sự đồng thuận trong xã hội và định hướng hoạt động của ngành ngân hàng;

- Phối hợp đồng bộ công tác quản lý giữa NHNN, các cơ quan thuộc Đảng, nhà nước sẽ tạo hiệu quả đồng bộ và góp phần đạt được mục tiêu chung của quốc gia.

Bài học kinh nghiệm đối với Agribank chi nhánh Thái Nguyên

- Cân phải tuân thủ các chính sách, pháp luật của nhà nước, tuân theo sự điều tiết của chính phủ cũng như các cơ quan quản lý nhà nước trong lĩnh vực ngân hàng.

- Cần có chính sách phát triển tín dụng phù hợp

Khu vực doanh nghiệp nhà nước hoạt động kém hiệu quả nhưng lại chiếm tỉ trọng tín dụng lớn nhất trong nền kinh tế được xem là cội nguồn cản trở sự phát triển năng động của toàn bộ nền kinh tế. Đẩy mạnh tái cơ cấu khu vực doanh nghiệp nhà nước chính là chìa khóa cho sự thành công của chính sách trọng cung.

Phát triển sản phẩm tín dụng tuần hoàn trên cơ sở lưu chuyển tiền tệ cho các hộ nông dân và các doanh nghiệp hộ gia đình đang thực hiện các hoạt động kinh tế khác nhau. Về mục đích, sản phẩm tín dụng trên đảm bảo hộ nông dân, các doanh nghiệp hộ gia đình có dòng vốn hiệu quả nhằm thực hiện các hoạt động kinh doanh khác nhau trong cả năm thay vì theo mùa vụ.

Phát triển phương thức tài trợ thay thế cho tín dụng bảo đảm bằng tài sản đối với tất cả các khách hàng có thể đưa ra các hình thức thay thế tài sản đảm bảo nhằm giảm việc phụ thuộc vào tài sản thế chấp hữu hình có giá trị thanh

khoản thấp, không đầy đủ giá trị pháp lý đồng thời định hướng cho ngân hàng nhận các loại tài sản thế chấp an toàn và có khả năng thanh khoản

- Phát triển chất lượng nguồn nhân lực: Theo đó, các cán bộ tham gia phải được phân loại theo hai nhóm. Thứ nhất, nhóm cán bộ quản lý cần được đào tạo kỹ năng chuyên môn tốt liên quan đến khả năng quản lý chiến lược và kỹ năng phát triển kinh doanh trong nông nghiệp nông thôn. Thứ hai, nhóm các bộ chuyên gia cần được đào tạo kiến thức sâu về sản xuất nông nghiệp, am hiểu đầy đủ các định mức kinh tế kỹ thuật cũng như các cơ chế chính sách liên quan đến khuyến nông, khuyến lâm. Từ đó, đảm bảo được việc xây dựng các kế hoạch tín dụng hợp lý, đề xuất phê duyệt khoản vay (mức tiền, thời hạn…) khách quan và chính xác.

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Quản lý nhà nước trong phát triển tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam chi nhánh tỉnh Thái Nguyên (Trang 58 - 61)