Định hướng, mục tiêu quản lý nhà nước trong phát triển tín dụng của Ngân hàng

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Quản lý nhà nước trong phát triển tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam chi nhánh tỉnh Thái Nguyên (Trang 138)

Chương 2 : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

4.1.Định hướng, mục tiêu quản lý nhà nước trong phát triển tín dụng của Ngân hàng

Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam, chi nhánh tỉnh Thái Nguyên

4.1.1. Định hướng

Với mục tiêu phát triển “hiệu quả - an toàn - bền vững” Agribank chi nhánh tỉnh Thái Nguyên phấn đấu đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu về dịch vụ NHBL với giá trị cốt lõi là sự đổi mới phát triển, hướng đến khách hàng, trách nhiệm xã hội, chuyên nghiệp và phát triển.

Agribank chi nhánh tỉnh Thái Nguyên phấn đấu trở thành ngân hàng đa năng, xem chất lượng tăng trưởng là mục tiêu xuyên suốt cho tất cả hoạt động kinh doanh. Là chi nhánh đứng đầu trong hệ thống Agribank về lợi nhuận kinh doanh, phát triển nguồn thu, tăng tỷ trọng dịch vụ ngoài tín dụng trên tổng hoạt động tín dụng của ngân hàng.

Công tác hội thảo, tập huấn nghiệp vụ tín dụng được trú trọng. Chi nhánh đã triển khai kịp thời các văn bản mới để cán bộ tín dụng nắm bắt thực hiện đúng chế độ và tham gia đầy đủ các lớp tập huấn do Agribank Chi nhánh Thái Nguyên tổ chức. Đặc biệt đã tổ chức triển khai nghị quyết 42/2017/QH14 ngày 21/06/2017 về thí điểm xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng đến toàn thể cán bộ trong chi nhánh.

Lập kế hoạch, giao chỉ tiêu tăng trưởng dư nợ cho cán bộ tín dụng theo hàng tháng, hàng quý và giao chỉ tiêu tiếp thị khách hàng vay đối với cán bộ không làm công tác tín dụng. Đây là chỉ tiêu chính để đánh giá kết quả công tác hàng tháng, quý, năm đối với cán bộ.

Thực hiện miễn, giảm lãi cho các khách hàng tiềm năng và khách hàng lâu năm.

Rà soát phân tích từng khách hàng để từ đó có giải pháp xử lý nợ như kê biên tài sản, bán đấu giá tài sản, phối hợp Thi hành án bán tài sản. Thành lập tổ xử lý nợ, xây dựng phương án thu hồi nợ xấu, nợ quá hạn, nợ tiềm ẩn rủi ro và nợ đã xử lý rủi ro.

4.1.2. Mục tiêu

- Nguồn vốn huy động (nội và ngoại tệ) tăng trưởng hàng năm đạt trên 20%.Dư nợ hàng năm đạt dưới 20%.

- Bên cạnh đó, hoàn thành tốt một số chỉ thị, tiêu chí và nhiệm vụ sau:

+ Quán triệt các nội dung cơ bản của Chỉ thị số 06/CT-NHNN của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và các văn bản, quyết định của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc quản lý va xử lý nợ xấu.

+ Tích cực, khẩn trương đẩy nhanh tiến độ xử lý tài sản bảo đảm các khoản nợ nội bảng, ngoại bảng lớn, phức tạp để thu hồi nợ đúng tiến độ đề ra.

+ Thường xuyên theo dõi sát tình hình hoạt động SXKD của khách hàng, bám sát, quản lý dòng tiền và các nguồn thu của khách hàng; tích cực phối hợp với các TCTD cùng cho vay nhằm kịp thời và triệt để thu hồi nợ của khách hàng.

+ Rà soát và hoàn thiện tối đa hồ sơ pháp lý nhằm đảm bảo quyền và lợi ích của BIDV trước khi tiến hành khởi kiện để thu hồi nợ; đồng thời bổ sung quyền xử lý tài sản bảo đảm theo quy định tại Nghị quyết số 42/2017/QH14nhằm tối đa lợi ích của Agribank.

+ Trích đủ 100% dự phòng phải trích trong năm 2025.

+ Thực hiện rà soát các khách hàng khó khăn nhưng có thiện chí trả nợ để đề xuất giảm, miễn lãi theo quy định nhằm thoái lui và chấm dứt quan hệ tín dụng với khách hàng nhằm cơ cấu lại nền khách hàng, đảm bảo thu hồi nợ tối đa.

+ Kiểm soát:Tỷ lệ nợ xấu < 1,0%; tỷ lệ nợ nhóm II < 2,0%; Tỷ lệ nợ quá hạn < 1,5%.

+ Xây dựng và thực hiện nghiêm túc các giải pháp, lộ trình xử lý nợ cụ thể từng khách hàng.

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Quản lý nhà nước trong phát triển tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam chi nhánh tỉnh Thái Nguyên (Trang 138)