Phương pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Quản lý nhà nước trong phát triển tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam chi nhánh tỉnh Thái Nguyên (Trang 61)

Chương 2 : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.2.Phương pháp nghiên cứu

2.2.1. Phương pháp thu thập thông tin

Đề tài được nghiên cứu theo phương pháp nghiên cứu lý thuyết và thu thập thông tin thông qua tài liệu và khảo sát thực tế tại Agribank-chi nhánh tỉnh Thái Nguyên. Số liệu khảo sát thực tế từ 2 nguồn: Thông tin sơ cấp và thông tin thứ cấp.

2.2.1.1. Thu thập thông tin thứ cấp

Số liệu thứ cấp là các số liệu liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến nội dung nghiên cứu của đề tài. Tác giả căn cứ vào các tài liệu đã được công bố, các báo cáo, số liệu thống kê của Agribank-chi nhánh tỉnh Thái Nguyênqua các thời kỳ. Cụ thể như sau:

+ Các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước về quản lý nhà nước trong phát triển tín dụng tại các ngân hàng thương mại.

+ Các nguồn thông tin, tài liệu thống kê về hoạt động quản lý nhà nước trong phát triển tín dụng giai đoạn 2016-2018.

+ Căn cứ vào báo cáo tình hình phát triển kinh doanh của Agribank-chi nhánh tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2016-2018.

+ Căn cứ vào kinh nghiệm phát triển tín dụng của NHTM trong nước. + Căn cứ vào quan điểm, định hướng và mục tiêu phát triển tín dụng trên cơ sở quản lý nhà nước trong phát triển tín dụng của Agribank-chi nhánh tỉnh Thái Nguyên trong những năm tiếp theo

2.2.1.2. Thu thập thông tin sơ cấp

Thông tin sơ cấp được thu thập bằng cách khảo sát đội ngũ cán bộ nhân viên tại ngân hàng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam chi nhánh tỉnh Thái Nguyên. Tác giả tiến hành khảo sát đội ngũ cán bộ nhân viên nhằm đánh giá thực trạng quản lý nhà nước trong phát triển tín dụng của Agribank-chi nhánh tỉnh Thái Nguyên.

- Chọn địa điểm nghiên cứu

Địa điểm nghiên cứu tác giả chọn là tại Agribank-chi nhánh tỉnh Thái Nguyên làm địa điểm nghiên cứu do đây là một trong những Ngân hàng lớn trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên cũng là nơi tác giả đang công tác.

- Đối tượng nghiên cứu

Số lượng cán bộ nhân viên tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam chi nhánh tỉnh Thái Nguyên bao gồm 378 cán bộ và nhân viên. Việc khảo sát đội ngũ cán bộ và nhân viên sẽ được thực hiện bằng cách phát phiếu điều tra đến từng cán bộ và nhân viên của Chi nhánh hoặc gửi bảng hỏi khảo sát qua email. Tác giả sử dụng công thức Slovin (1960) để xác định quy mô mẫu điều tra, cụ thể như sau:

n= N/(1+N*e2) (1)

Trong đó: n là quy mô mẫu N: số lượng tổng thể e: sai số chuẩn.

Với N = 378 (là tổng số cán bộ và nhân viên tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam chi nhánh tỉnh Thái Nguyên tính đến thời điểm 31/12/2018)

Chọn khoảng tin cậy là 95%, nên mức độ sai lệch e = 0,05 Như vậy, đề tài sẽ lựa chọn số mẫu là:

Bảng 3.4. Kết quả hoạt động tín dụng phân chia theo đối tượng khách hàng tại Agribank chi nhánh tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2016-2018

Chỉ tiêu Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 So sánh

2017/2016 (%) So sánh 2018/2017(%) Tốc độ phát triển bình quân (%) Số tiền (triệu đồng) Tỷ trọng (%) Số tiền (triệu đồng) Tỷ trọng (%) Số tiền (triệu đồng) Tỷ trọng (%) Tổng dư nợ 367.835 100 422.931 100 503.842 100 114,98 119,13 1,17

Dư nợ doanh nghiệp 94.875 25,79 112.845 26,68 142.772 28,34 118,94 126,52 1,23 Dư nợ hộ gia đình và cá nhân 272.960 74,21 310.086 73,32 361.070 71,66 113,6 116,44 1,15

Kết quả dư nợ tại bảng 3.5 cho thấy, đối với dư nợ doanh nghiệp, năm 2017 tăng thêm 18,94% so với năm 2016, năm 2018 tăng thêm 26,52% so với năm 2017, bình quân quy mô cả giai đoạn 2016-2018 tăng 22,73%. Đối với dư nợ hộ gia đình và cá nhân, năm 2017 tăng thêm 13,6% so với năm 2016, năm 2018 tăng thêm 16,44% so với năm 2017, bình quân quy mô cả giai đoạn 2016-2018 tăng 15,02%.

3.2.1.3. Dư nợ cho vay theo ngành kinh tế

Để giảm rủi ro Agribank chi nhánh tỉnh Thái Nguyên đã đầu tư vào tất cả các ngành nghề trên địa bàn, tốc độ tăng trưởng dư nợ theo ngành kinh tế qua các năm không đồng đều, tuy nhiên thì ngành nông nghiệp, lâm nghiệp và thương mại dịch vụ luôn chiếm dư nợ và tỷ trọng lớn trong tổng dư nợ ngành kinh tế, phù hợp với điều kiện tự nhiên, định hướng phát triển kinh tế của Thái Nguyên. Các ngành khác luôn được quan tâm, tuy nhiên chiếm tỷ lệ nhỏ.

Dư nợ cho vay ngành nông nghiệp, chăn nuôi: quy mô tín dụng không ổn định qua các năm, năm 2017 giảm 4,84% so với năm 2016; năm 2018 giảm mạnh 26,31% so với năm 2017, bình quân cả giai đoạn 2016-2018 quy mô tín dụng giảm 15,58%.

Dư nợ cho vay đời sống: quy mô tín dụng có xu hướng tăng qua các năm, năm 2017 tăng 18,03% so với năm 2016; năm 2018 tăng 23,25% so với năm 2017, bình quân cả giai đoạn 2016-2018 quy mô tín dụng tăng 20,64%.

Dư nợ cho vay thương mại dịch vụ: quy mô tín dụng có xu hướng tăng qua các năm, năm 2017 tăng 16,92% so với năm 2016; năm 2018 tăng 26,24% so với năm 2017, bình quân cả giai đoạn 2016-2018 quy mô tín dụng tăng 21,58%.

Dư nợ cho vay lâm nghiệp: quy mô tín dụng có xu hướng tăng qua các năm, năm 2017 tăng 7,04% so với năm 2016; năm 2018 tăng 20,89% so với năm 2017, bình quân cả giai đoạn 2016-2018 quy mô tín dụng tăng 13,96%.

Dư nợ cho vay ngành xây dựng: quy mô tín dụng không ổn định qua các năm, năm 2017 giảm 2,29% so với năm 2016; năm 2018 tăng 22,21% so với năm 2017, bình quân cả giai đoạn 2016-20187 quy mô tín dụng tăng 9,96%.

Dư nợ cho vay một số đối tượng khác: quy mô tín dụng không ổn định qua các năm, năm 2017 tăng 27,32% so với năm 2016; năm 2018 giảm 12,69% so với năm 2017, bình quân cả giai đoạn 2016-2018 quy mô tín dụng tăng 7,31%. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Bảng 3.5. Kết quả hoạt động tín dụng phân chia theo ngành kinh tế tại Agribank chi nhánh tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2016-2018

Chỉ tiêu

Năm 2016 Năm 2017 Năm 20187

So sánh 2017/2016 (%) So sánh 2018/2017 (%) Tốc độ phát triển bình quân (%) Số tiền (Triệu đồng) Tỷ trọng (%) Số tiền (Triệu đồng) Tỷ trọng (%) Số tiền (Triệu đồng) Tỷ trọng (%) Tổng dư nợ 367.835 100 422.931 100 503.842 100 114,98 119,13 1,17

Ngành nông nghiệp, chăn nuôi 26.843 7,3 25.543 6,04 18.823 3,74 95,16 73,69 0,84 Đời sống 166.422 45,24 196.432 46,45 242.102 48,05 118,03 123,25 1,21 Thương mại dịch vụ 124.560 33,86 145.641 34,44 183.864 36,49 116,92 126,24 1,21 Lâm nghiệp 9.011 2,45 9.645 2,28 11.660 2,31 107,04 120,89 1,14 Ngành xây dựng 22.050 5,99 21.544 5,09 26.329 5,23 97,71 122,21 1,09 Đối tượng khác 18.949 5,15 24.126 5,70 21.064 4,18 127,32 87,31 1,05

3.2.2. Công cụ quản lý của Ngân hàng nhà nước tỉnh Thái Nguyên trong phát triển tín dụng đối với Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam, chi nhánh tỉnh Thái Nguyên

a. Công cụ quy hoạch, kế hoạch

Nhằm đạt được các mục tiêu và phương hướng phát triển đối với hoạt động NHTM theo Chiến lược phát triển ngân hàng đề ra nói trên, một loạt các dự án, đề án và kế hoạch chủ yếu đã được NHNN và NHNN chi nhánh tỉnh Thái Nguyên đề ra. Đặc biệt trong giai đoạn 2016-2018, NHNN tỉnh Thái Nguyên định hướng hoạt động tín dụng, tập trung tín dụng vào sản xuất và tăng cường quản lý rủi ro tín dụng.

Bảng 3.8. Định hướng hoạt động tín dụng của NHNN tỉnh Thái Nguyên Chỉ tiêu tăng trưởng tín

dụng Định hướng HĐTD

Năm 2016 14%-16%

Tập trung cho vay phục vụ sản xuất kinh doanh chiếm tỷ trọng 70%-80% trong tổng dư nợ tín dụng

Năm 2017 Dưới 13%

Thực hiện nhiệm vụ năm 2017, NHNN tỉnh Thái Nguyên định hướng cho các TCTD tập trung vốn phục vụ phát triển chuyển dịch cơ cấu kinh tế địa phương theo hướng ưu tiên cho lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, sản xuất hàng xuất khẩu, công nghiệp hỗ trợ, DNNVV, doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao

Năm 2018 Dưới 10%

Nâng cao chất lượng tín dụng, phát triển dịch vụ ngân hàng để đảm bảo tăng trưởng bền vững

(Nguồn: Ngân hàng nhà nước chi nhánh tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2016-2018)

Nhìn chung, việc xác định rõ ràng các mục tiêu, từ đó đề ra phương hướng phát triển đối với hoạt động của các NHTM ở Việt Nam, đây là căn cứ giúp NHNN nói chung và Agribank tỉnh Thái Nguyên nói riêng trong việc xây dựng cơ chế, chính sách quản lý để nhằm đạt được các mục tiêu đã định.

b. Công cụ chính sách

Chính sách điều tiết thị trường tiền tệ được thể hiện trên hai phương diện, điều tiết về phía cầu và điều tiết về phía cung. Tuy nhiên trên thực tế, để các chính sách điều tiết thật sự hiệu quả, NHNN Việt Nam cũng như NHNN các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương áp dụng các chính sách tổng hợp tác động cả về phía cầu và phía cung. Các chính sách mà NHNN tỉnh Thái Nguyên thường xuyên áp dụng đó là: Chính sách về sản phẩm dịch vụ, Chính sách về lãi suất, Chính sách về phân phối, Chính sách về tuyên truyền quảng cáo.

Chính sách mà NHNN tỉnh Thái Nguyên áp dụng đã và đang giữ vai trò quan trọng đối với công tác quản lý nhà nước.Nó là chủ trương, quyết sách và hành động của lực lượng nắm quyền lực chính trị xã hội, đó là Nhà nước. Toàn bộ các vấn đề về lợi ích, chính trị, xã hội… đều được thực hiện trong chính sách của nhà nước. Nội dung cơ bản của chính sách là xác định mục tiêu, phương hướng phát triển cũng như các biện pháp tổ chức thực hiện các nhiệm vụ do yêu cầu của đời sống xã hội và quản lý nhà nước đặt ra. Chính sách nhà nước là thể thống nhất giữa chủ trương và hành động của nhà nước. Chính sách nhà nước giữa vai trò vừa hàm chứa vừa định hướng, làm nền tảng cho các thể chế công cụ quản lý của nhà nước. Chính sách có nhiều loại: chính sách chính trị, chính sách kinh tế, chính sách xã hội, chính sách khoa học công nghệ

c. Công cụ pháp luật

Nhìn chung, hoạt động quản lý của NHNN và NHNN tỉnh Thái Nguyên đã tạo khung pháp lý về hoạt động NHTM ngày càng thông thoáng và minh bạch hơn; từng bước theo chuẩn mực và thông lệ quốc tế; góp phần hạn chế phân biệt đối xử giữa các loại hình NHTM, giữa các NHTM trong nước và NH nước ngoài; mở rộng quyền tự chủ trong hoạt động kinh doanh và tự chịu trách nhiệm về kết quả kinh doanh của các NHTM; bảo đảm sự chặt chẽ, thận trọng trong hoạt động NHTM; nâng cao năng lực quản lý, giám sát của NHNN đối với hoạt động của NHTM đảm bảo an toàn và ổn định.

Trong đó, (1) Luật NHNN Việt Nam và Luật Các TCTD với những đổi mới căn bản đã được Quốc hội Khóa XII thông qua tại Kỳ họp thứ 7 (ngày

16/6/2010) tạo cơ sở pháp lý nâng cao một bước trách nhiệm, thẩm quyền và tính chủ động của NHNN trong việc sử dụng các công cụ nhằm thực hiện CSTT cũng như quản lý, giám sát an toàn hoạt động của hệ thống NHTM; giảm bớt thủ tục hành chính, tăng quyền tự chủ cho các NHTM.(2) Tạo điều kiện thuận lợi cho các NHTM đẩy mạnh huy động các nguồn vốn nhàn rỗi trong xã hội và mở rộng tín dụng, đáp ứng nhu cầu vốn của nền kinh tế; (3) Đáp ứng tốt hơn các nhu cầu của xã hội về các dịch vụ ngân hàng hiện đại, thúc đẩy hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt phát triển, góp phần tăng tốc độ luân chuyển vốn của nền kinh tế; (4) Đối với cơ chế tín dụng, đã thực hiện đổi mới cơ chế tín dụng theo hướng nâng cao quyền tự chủ và tự chịu trách nhiệm của các NHTM trong việc : quyết định cho vay (điều kiện vay vốn, mức vay, thời hạn vay, lãi suất cho vay, phương thức cho vay…); lựa chọn khách hàng; sử dụng biện pháp bảo đảm tiền vay trên nguyên tắc thương mại, phù hợp với chiến lược kinh doanh. Đối với chính sách tín dụng về nguyên tắc đã hướng tới sự bình đẳng, thông thoáng hơn trong việc tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng của cá nhân, tổ chức và doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế.(5) Để bảo đảm sự chặt chẽ, thận trọng trong hoạt động NHTM, NHNN đã xây dựng ban hành hệ thống các quy định an toàn trong hoạt động ngân hàng (quản lý rủi ro, phân loại nợ, trích lập dự phòng rủi ro, quy định về tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động ngân hàng, tỷ lệ sử dụng nguồn vốn ngắn hạn để cho vay trung, dài hạn; mức độ đủ vốn, minh bạch hoá hoạt động ngân hàng..) từng bước phù hợp theo các tiêu chuẩn quốc tế. (6) Nâng cao tính minh bạch và lành mạnh hoá hoạt động của các ngân hàng, tạo điều kiện nâng cao sức cạnh tranh của hệ thống ngân hàng Việt Nam, từng bước hội nhập quốc tế.

Trên thực tế, các công cụ kế hoạch, chính sách phần lớn đều phải thể hiện dưới hình thức pháp lý nhất định thì mới đi vào thực tế cuộc sống và được đảm bảo bằng sức mạnh cướng chế của nhà nước. Vì vậy, công cụ pháp luật có một ý nghĩa đặc biệt trong quản lý nhà nước trong hoạt động phát triển tín dụng của các ngân hàng thương mại.

3.2.3. Phương pháp quản lý của Ngân hàng nhà nước tỉnh Thái Nguyên trong phát triển tín dụng đối với Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam, chi nhánh tỉnh Thái Nguyên

Phương pháp quản lý của NHNN chi nhánh tỉnh Thái Nguyên đối với các hoạt động phát triển tín dụng của Agribank là tổng thể các cách thức tác động có kế hoạch và có chủ đích của NHNN chi nhánh tỉnh Thái Nguyên đối với các hoạt động phát triển tín dụng của Agribank nhằm thực hiện những mục tiêu nhất định trong từng thời kỳ.

Như vậy có thể nói phương pháp quản lý nhà nước của NHNN chi nhánh tỉnh Thái Nguyên là cái có thể lựa chọn và linh hoạt hơn trong từng thời kỳ, từng đối tượng cụ thể; còn nội dung quản lý là cái ổn định. Phương pháp quản lý của NHNN bao gồm: phương pháp hành chính, phương pháp kinh tế và phương pháp giáo dục, thuyết phục.

a.Phương pháp hành chính: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Cách thức tác động trực tiếp có kế hoạch và có chủ đích của NHNN chi nhánh tỉnh Thái Nguyên đối với các hoạt động phát triển tín dụng của Agribanknhằm thực hiện những mục tiêu nhất định trong từng thời kỳ. Theo phương thức này, NHNN chi nhánh tỉnh Thái Nguyên tham mưu cơ quan có thẩm quyền xây dựng, ban hành hoặc ban hành trong phạm vi thẩm quyền các văn bản pháp luật trực tiếp tác động vào hoạt động của Agribank chi nhánh tỉnh Thái Nguyên. Đây là cơ sở, là căn cứ pháp lý bắt buộc đối với sự ra đời và hoạt động của NHTM, cụ thể : Luật các TCTD; Luật DN; Nghị định về tổ chức và hoạt động các NHTM; các Thông tư, Quyết định quy định về hoạt động của Agribank chi nhánh tỉnh Thái Nguyên: tín dụng, bảo lãnh, thanh toán, kinh doanh ngoại hối…

Đặc điểm của phương pháp hành chính là có tính quyền lực, bắt buộc, đòi hỏi các NHTM phải nghiêm chỉnh chấp hành, nếu vi phạm sẽ bị xử lý kịp thời. Thực chất của phương pháp này là NHNN sử dụng quyền lực để tạo ra phục tùng thông qua tác động về mặt tổ chức và dùng các văn bản pháp luật để điều chỉnh các hành vi và hoạt động trên thị trường. Đây là phương pháp cần thiết trong quản lý của NHNN đối với hoạt động của Agribank chi nhánh tỉnh Thái Nguyên.

b. Phương pháp kinh tế:

NHNN chi nhánh tỉnh Thái Nguyên tác động gián tiếp đối với các hoạt động phát triển tín dụng của Agribank dựa trên lợi ích kinh tế, để Agribank chi nhánh tỉnh Thái Nguyên tự giác, chủ động thực hiện hoạt động trên thị trường. Theo phương thức này, NHNN chi nhánh tỉnh Thái Nguyên không can thiệp trực tiếp vào hoạt động Agribank chi nhánh tỉnh Thái Nguyên, tôn trọng quyền độc lập, tự chủ về tài chính cho Agribank chi nhánh tỉnh Thái Nguyên. Nhưng để hướng các hoạt động

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Quản lý nhà nước trong phát triển tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam chi nhánh tỉnh Thái Nguyên (Trang 61)