Các yếu tố ảnh hƣởng tới tạo độnglực cho ngƣời lao động

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tạo động lực cho người lao động tại công ty cổ phần tổng công ty sông gianh – CN tại bắc ninh (Trang 40 - 43)

1.3.1 Yếu tố thuộc về cá nhân ngƣời lao động

- Nhu cầu của ngƣời lao động: Con ngƣời luôn có những nhu cầu khác nhau, nhu cầu nào có mong muốn mạnh mẽ nhất sẽ là động cơ mạnh nhất quyết định hành vi của họ và khi nhu cầu đó đã đƣợc thỏa mãn thì nó sẽ không còn là động cơ thúc đẩy con ngƣời làm việc nữa, lúc này sẽ xuất hiện nhu cầu mới đóng vai trò này.

- Giá trị bản thân: Là trình độ, hình ảnh của ngƣời đó trong tổ chức hay xã hội. Tùy theo quan điểm giá trị khác nhau của mỗi cá nhân mà họ sẽ có những hành vi khác nhau, khi ngƣời lao động ở những vị trí khác nhau trong tổ chức thì bậc thang giá trị bản thân của họ cũng thay đổi.

- Đặc điểm tính cách: Tính cách gồm hai đặc điểm cơ bản là đạo đức và ý chí. Đạo đức là tính đồng loại, lòng vị tha hay tính ích kỷ, tính trung thực hay dối trá. Về ý chí là tính cƣơng quyết hay nhu nhƣợc, độc lập hay phụ thuộc, chịu trách nhiệm hay đùn đẩy trách nhiệm... Tính cách con ngƣời cũng là yếu tố cơ bản tác động đến hành vi hay ứng xử của ngƣời nào đó.

- Khả năng, năng lực của mỗi ngƣời: Khả năng là những thuộc tính cá nhân giúp con ngƣời lĩnh hội một công việc, một kỹ năng hay một loại kiến thức nào đó đƣợc dễ dàng và khi họ hoạt động ở lĩnh vực đó thì khả năng của họ sẽ đƣợc phát huy tối đa, kết quả thu đƣợc sẽ cao hơn những ngƣời khác. Năng lực vừa là yếu tố di truyền, vừa là kết quả của sự rèn luyện. Năng lực là cơ sở để tạo ra khả năng của con ngƣời. Năng lực quan trọng nhất là năng lực tổ chức và năng lực chuyên môn.

1.3.2 Yếu tố thuộc về công việc

- Tính hấp dẫn của công việc: tạo nên sự thỏa mãn đối với công việc của ngƣời lao động. Sự thỏa mãn đƣợc thể hiện ở thái độ của ngƣời đó trong quá trình làm việc. Khi ngƣời lao động nhận đƣợc một công việc phù hợp với khả năng, sở trƣờng của họ thì họ sẽ phát huy năng lực làm việc của họ một cách tối đa. Nhà quản lý cần dựa vào đặc điểm tính cách, trình độ cá nhân để bố trí công việc hợp lý.

- Khả năng thăng tiến: Thăng tiến là nhu cầu thiết thực của ngƣời lao động vì đây là cơ hội cho sự phát triển cá nhân, tăng địa vị, cũng nhƣ uy tín của ngƣời lao động. Chính sách về sự thăng tiến có ý nghĩa trong việc hoàn thiện cá nhân ngƣời ngƣời lao động đồng thời đây cũng là cơ sở để doanh nghiệp giữ gìn và phát huy lao động giỏi, thu hút và giữ chân ngƣời tài cho doanh nghiệp.

chất kỹ thuật và những ngƣời lao động xung quanh môi trƣờng đó. Điều kiện vật chất kỹ thuật bao gồm những yếu tố nhƣ: Điều kiện làm việc, trang thiết bị, máy móc kỹ thuật. Những ngƣời lao động xung quanh chính là đồng nghiệp và con ngƣời bên ngoài doanh nghiệp. Môi trƣờng làm việc tốt là môi trƣờng cạnh tranh lành mạnh, không ghen ghét, chèn ép nhau.

1.3.3 Các yếu tố thuộc về tổ chức

- Chính sách quản lý của doanh nghiệp: Quản trị nhân sự vừa là khoa học, vừa là nghệ thuật. Tính khoa học thể hiện ở việc các nhà quản lý phải biết nắm vững những đặc điểm vốn có của con ngƣời để có thể xây dựng các chính sách hợp lý. Tính nghệ thuật thể hiện ở chỗ các nhà quản lý phải biết lựa chọn và kết hợp các phƣơng pháp quản lý thích hợp vì mỗi cá nhân con ngƣời đều có sự khác biệt lẫn nhau về nhu cầu thái độ nhận thức, đặc điểm tâm sinh lý. Nhƣ vậy chính sách quản lý của doanh nghiệp phải bao gồm nhiều biện pháp khác nhau vì một chính sách quản lý của doanh nghiệp tác động rất nhiều đến thái độ, hành vi của ngƣời lao động. Ở một khía cạnh nào đó ngƣời lao động trong doanh nghiệp bị ảnh hƣởng rất nhiều bới chính sách quản lý, cách cƣ xử của lãnh đạo trong doanh nghiệp.

- Hệ thống trả công của doanh nghiệp: Lƣơng bổng và chế độ đãi ngộ là một trong những động lực kích thích con ngƣời làm việc hăng hái nhƣng ngƣợc lại nó cũng là một trong những nhân tố gây nên sự trì trệ, bất mãn hoặc cao hơn đó là sự tự ý rời bỏ công ty của ngƣời lao động. Tất cả những điều này phụ thuộc và năng lực quản lý và trình độ của các cấp quản trị. Nếu có một chế độ đãi ngộ tốt cho nhân viên sẽ mang lại rất nhiều lợi ích cho doanh nghiệp. Nhân viên làm việc nhiệt huyết, hăng say và quan trọng hơn là thu hút và giữ chân đƣợc nhiều ngƣời tài giỏi.

- Điều kiện làm việc: Điều kiện làm việc của mỗi ngƣời lao động rất phong phú, đa dạng và mỗi một môi trƣờng làm việc, một điều kiện làm việc

đều tác động rất nhiều đến ngƣời lao động theo nhiều khía cạnh khác nhau. Điều kiện tâm sinh lý dao động: Đó là các vấn đề về sức tập trung tinh thần, nhịp độ, tính đơn điệu của công việc. Điều này tác động đến sức khỏe và sự hứng thú của ngƣời lao động. Điều kiện thẩm mỹ: việc bố trí và trang trí không gian làm việc ảnh hƣởng đến tâm lý thoải mái hay không thoải mái của ngƣời lao động. Điều kiện tâm lý xã hội: Điều kiện này liên quan đến bầu không khí làm việc của doanh nghiệp. Nó còn tác động đến việc phát huy sáng kiến, các phong trào thi đua của doanh nghiệp. Tác phong lãnh đạo của các nhà quản trị trong doanh nghiệp cũng ảnh hƣởng nhiều đến điều kiện này. Điều kiện về chế độ làm việc, nghỉ ngơi: Xây dựng tốt chế độ làm việc và nghỉ ngơi hợp lý sẽ đảm bảo cho việc tái sản xuất sức lao động, giảm tai nạn lao động, tăng năng suất và chất lƣợng lao động.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tạo động lực cho người lao động tại công ty cổ phần tổng công ty sông gianh – CN tại bắc ninh (Trang 40 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)