Học thuyết công bằng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tạo động lực cho người lao động tại công ty cổ phần tổng công ty sông gianh – CN tại bắc ninh (Trang 31 - 32)

1.2 Cơ sở lý luận về tạo độnglực làm việc cho ngƣời lao động

1.2.2.4 Học thuyết công bằng

Theo Nguyễn Ngọc Quân và NguyễnVăn Điềm (2012) J.StacyAdams đề cập tới vấn đề nhận thức của ngƣời lao động về mức độ đƣợc đối xử công bằng và đúng đắn trong tổ chức. Giả thuyết cơ bản của học thuyết là mọi ngƣời đều muốn đƣợc đối xử công bằng, các cá nhân trong tổ chức có xu hƣớng so sánh sự đóng góp của họ và các quyền lợi họ nhận đƣợc với sự đóng góp và các quyền lợi của những ngƣời khác. Ngƣời lao động sẽ cảm nhận đƣợc đối xử công bằng, khi cảm thấy tỷ lệ quyền lợi/ đóng góp của mình ngang bằng với tỷ lệ đó ở những ngƣời khác.

Từ đó họ sẽ cảm thấy thỏa mãn trong công việc, tăng hiệu quả thực hiện công việc. Nhƣng ngƣợc lại nếu tỷ lệ này không ngang bằng, họ cho rằng không đƣợc đối xử công bằng thì khi đó họ sẽ có những hành vi bất mãn, phản ứng lại nhằm thiết lập sự công bằng nhƣ: giảm nỗ lực làm việc, làm méo mó các đầu vào hay đầu ra của chính bản thân hoặc những ngƣời khác, vắng mặt nghỉ việc nhiều hơn hoặc thậm chí tự ý bỏ việc.

Do vậy để thiết lập duy trì sự công bằng trong tổ chức nhằm tạo động lực cho ngƣời lao động làm việc, tổ chức cần phải xây dựng hệ thống đánh giá tốt, với những tiêu thức đánh giá hợp lý phù hợp, phƣơng pháp đánh giá chính xác, công bằng, tiến hành đánh giá một cách công khai minh bạch nhằm phản ánh chính xác kết quả công việc và đóng góp của ngƣời lao động. Đồng thời tiến hành chi trả lƣơng, thƣởng và các hoạt động hỗ trợ khác dựa trên kết quả đánh giá thực hiện công việc. Bên cạnh đó cần phải tránh sự phân biệt đối xử giữa những ngƣời lao động trong tập thể vì bất kỳ lý do nào nhƣ giới tính, tuổi, dân tộc, hay tôn giáo...

* Sự khác nhau giữa các học thuyết:

- Học thuyết nhu cầu Maslow: Nhà quản lý phải hiểu rõ mong muốn của nhân viên đang ở mức độ nào để có những phƣơng thức phù hợp thỏa mãn nhu cầu đó.

- Học thuyết tích cực: Tạo động lực cho nhân viên bằng cách tăng cƣờng khen thƣởng và hạn chế xử phạt.

- Học thuyết kỳ vọng: Tạo động lực bằng cách cho ngƣời lao động thấy rõ đƣợc mối quan hệ giữa sự nỗ lực và thành tích xứng đáng đạt đƣợc.

- Học thuyết công bằng: Tạo động lực bằng cách cho ngƣời lao động thấy đƣợc sự công bằng trong đánh giá công việc. Không phân biệt đối xử đối với ngƣời lao động..

* Học thuyết tác giả áp dụng để phân tích:

Căn cứ vào đặc điểm cơ cấu lao động và môi trƣờng làm việc tại chi nhánh, tác giả sẽ áp dụng học thuyết Maslow vào đề tài nghiên cứu nhằm phân tích một cách đầy đủ và toàn diện thực trạng lao động làm việc của ngƣời lao động tại Công ty cổ phần Tổng công ty Sông Gianh – Chi nhánh tại Bắc Ninh, những yếu tố tạo động lực và những yếu tố không tạo động lực làm việc, hạn chế, nguyên nhân của những hạn chế từ đó đƣa ra giải pháp nhằm nâng cao động lực làm việc cho nhân viên tại chi nhánh đang làm việc.

1.2.3 Nội dung tạo động lực làm việc cho ngƣời lao động 1.2.3.1 Xác định nhu cầu của ngƣời lao động

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tạo động lực cho người lao động tại công ty cổ phần tổng công ty sông gianh – CN tại bắc ninh (Trang 31 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)