Tiêu chí đánh giá quản lý nhân lựctrong DN

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhân lực tại công ty TNHH MTV 19 5, bộ công an (Trang 38 - 40)

1.2. Cơ sở lý luận về quản lý nhân lựctrong các doanh nghiệp

1.2.5. Tiêu chí đánh giá quản lý nhân lựctrong DN

Tiêu chí đánh giá hoạt động quản lý nhân lực trong DN là những đặc trƣng, yếu tố làm cơ sở để nhận biết hiệu quả hoạt động quản lý.

1.2.5.1. ết quả quản lý nhân lực

Số lƣợng và chất lƣợng lao động là yếu tố cơ bản trong sản xuất kinh doanh, góp phần quan trọng trong năng lực sản xuất của DN. Hiệu quả sử dụng lao động biểu hiện ở năng suất lao động, mức sinh lời của lao động và hiệu suất tiền lƣơng.

Kết quả quản lý nhân lực đƣợc đánh giá định lƣợng theo các chỉ tiêu: (1). Lợi ích kinh tế sử dụng nhân lực: Chỉ tiêu này đƣợc phản ánh ở các tỷ số sau: doanh số/nhân viên, tỷ số này xác định mức độ đóng góp trung bình của một nhân viên cho doanh số của DN; lợi nhuận/nhân viên, tỷ số này xác định lợi nhuận trung bình của một nhân viên mang lại cho DN; lợi nhuận/chi phí tiền lƣơng, tỷ số này xác định tỷ suất lợi nhuận trung bình tạo ra trên một đồng chi phí tiền lƣơng cho ngƣời lao động; giá trị gia tăng (doanh số trừ đi tổng giá trị vật chất)/tổng chi phí về nhân lực (lƣơng, thƣởng, đào tạo bồi dƣỡng, phúc lợi…) xác định tỷ suất giá trị gia tăng đƣợc tạo ra từ một đồng chi phí liên quan đến yếu tố con ngƣời.

Xét ở góc độ nhà quản lý, thƣờng mong muốn chỉ tiêu này đạt giá trị cao vì khả năng tạo ra thu nhập từ một đồng chi phí lao động cao, làm tăng khả năng cạnh tranh về giá. Tuy nhiên, ở khía cạnh khác, nếu tỷ số này cao phản ánh việc phân chia thành quả đạt đƣợc cho ngƣời lao động không công bằng và nếu tỷ số này thấp thể hiện chi phí lao động cao, không cân xứng với giá trị gia tăng đƣợc tạo ra.

29

(2). Sự hài lòng, thỏa mãn của nhân viên trong DN, chỉ tiêu này thể hiện thông qua tỷ lệ thuyên chuyển, nghỉ việc và mức độ nhận định của nhân viên về mức độ hài lòng của họ đối với DN, công việc, môi trƣờng làm việc, cơ hội đào tạo bồi dƣỡng, thăng tiến, lƣơng thƣởng…

1.2.5.2. Mức độ chuyên nghiệp trong công việc

Trình độ, năng lực của ngƣời lao động không chỉ biểu hiện ở bằng cấp, mà quan trọng hơn là sự thể hiện tính chất chuyên nghiệp trong thực hiện công việc đƣợc giao. Mức độ chuyên nghiệp trong công việc phản ánh sự nỗ lực của ngƣời lao động theo yêu cầu của nhà quản lý, do vậy, mức độ thành thạo và chuyên nghiệp trong công việc biểu hiện chất lƣợng quản lý nhân sự trong DN. Đây cũng là yêu cầu của DN hiện đại, cho phép tạo ra văn hóa hoạt động trong DN và cho năng suất lao động cao.

1.2.5.3. ết quả và hiệu quả sản xuất kinh do nh củ Công ty

Kết quả sản xuất kinh doanh là kết quả thu đƣợc từ hoạt động sản xuất kinh doanh của DN, đƣợc biểu hiện ở các chỉ tiêu nhƣ: tổng sản lƣợng, doanh thu, lợi nhuận, nộp ngân sách nhà nƣớc, tiền lƣợng và thu nhập của ngƣời lao động...; là chỉ tiêu phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực của DN, biểu hiện nhƣ: tỷ suất lợi nhuận, suất hao phí, suất sinh lời, năng suất lao động...

Kết quả và hiệu quả sản xuất kinh doanh phản ánh mặt chất lƣợng của các hoạt động sản xuất kinh doanh, phản ánh trình độ quản lý, sử dụng các nguồn lực trong đó có nhân lực. Kết quả và hiệu quả sản xuất kinh doanh cao phản ánh công tác quản lý, sử dụng nguồn lực trong DN tốt, DN tiết kiệm đƣợc nguồn lực, trong đó có nhân lực. Chỉ tiêu này phản ánh tác động của công tác quản lý nguồn lực, trong đó có quản lý nhân lực tới việc thực hiện mục tiêu kinh tế của DN.

30

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhân lực tại công ty TNHH MTV 19 5, bộ công an (Trang 38 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)