2.3.1. Điểm mạnh
NHCSXH ra đời tách bạch tín dụng chính sách và tín dụng thương mại, tạo điều kiện thuận lợi cho hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác được thụ hưởng nguồn vốn vay ưu đãi. Với mô hình tổ chức và mạng lưới hoạt động như hiện nay đã phát huy sức mạnh của cả hệ thống chính trị trong việc thực hiện chương trình mục tiêu xoá đói giảm nghèo, đưa đồng vốn đến tận tay người nghèo và các đối tượng chính sách ngày một phát huy hiệu quả, góp phần hạn chế tín dụng đen, tạo sự ổn định phát triển xã hội nói chung và vùng nông thôn nói riêng, mà cụ thể là tạo việc làm mới, tăng thu nhập, cải thiện đời sống, vươn lên thoát nghèo, làm cho bộ mặt nông nghiệp, nông thôn thực sự khởi sắc.
Việc quản trị RRTD là một trong những yếu tố hàng đầu đối với sự phát triển của chi nhánh. Chính vì vậy, trong những năm qua chi nhánh NHCSXH Bến Tre đã chú ý đến công tác quản trị RRTD, đảm bảo sự bền vững, tăng cường cảnh báo, kiểm soát RRTD,... nên công tác này đạt được những thành tựu nhất định.
Thứ nhất, năng lực cán bộ ngày càng được nâng cao, cùng sự quan tâm, theo dõi chỉ đạo thường xuyên của cấp uỷ Đảng, chính quyền địa phương đối với hoạt động tín dụng chính sách, tạo tiền đề cơ bản cho chi nhánh hoàn thành nhiệm vụ được giao, chất lượng hoạt động của Tổ chức Hội uỷ thác và Tổ TK&VV ngày càng tốt hơn.
đưa ra phương pháp xử lý hạn chế RRTD.
Thứ ba, quy trình tín dụng không ngừng được cải thiện, hợp lý và khá chặt chẽ từ bước nhận hồ sơ, phân tích tài chính, thu thập thông tin,.
Thứ tư, cùng với việc tăng trưởng dư nợ tín dụng, NHCSXH tỉnh Bến Tre thường xuyên quan tâm, chú trọng tới việc củng cố, nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng chính sách, đảm bảo sử dụng nguồn vốn có hiệu quả, thường xuyên phối hợp với các tổ chức chính trị - xã hội nhận ủy thác tổ chức kiểm tra giám sát nhằm phát hiện kịp thời, khắc phục những thiếu sót, tồn tại, củng cố các Tổ TK&VV, các điểm giao dịch xã, đôn đốc thu hồi, xử lý kịp thời nợ đến hạn, quá hạn, nợ rủi ro.
Thứ năm, công tác kiểm tra giám sát luôn được coi trọng và triển khai một cách đồng bộ, có hiệu quả. Những khó khăn, tồn tại, hạn chế phát hiện được trong quá trình kiểm tra giám sát đều đã được chấn chỉnh, khắc phục kịp thời và nghiêm túc.
2.3.2. Tồn tại
Bên cạnh những kết quả đã đạt được trong công tác tín dụng và quản trị RRTD như đã nói ở trên thì chi nhánh vẫn còn gặp rất nhiều hạn chế, bất cập:
- Hệ thống NHCSXH nói chung và chi nhánh nói riêng hoạt động theo quy định của Chính phủ, không hoạt động theo cơ chế thị trường. Vì vậy, việc đánh giá, phân tích tình hình kinh doanh, nghiên cứu khách hàng còn hạn chế, thiếu chính xác dẫn đến rủi ro tín dụng không thể tránh khỏi.
- Trong cơ cấu tổ chức cũng như bộ máy quản lý tại chi nhánh chưa có bộ phận độc lập đảm nhiệm chức năng về quản trị rủi ro và phòng ngừa rủi ro cũng như chưa đào tạo cán bộ đủ năng lực xem xét vấn đề này.
- Việc ủy thác cho vay, thu hồi nợ thông qua ủy thác cho các Hội đoàn thể còn nhiều bất cập, chưa gắn chặt giữa quyền lợi với trách nhiệm của các Hội đoàn thể trong việc lựa chọn đối tượng cho vay, kiểm tra, giám sát món vay và đôn đốc thu hồi nợ tương xứng với mức phí ủy thác được hưởng. Một số nơi tổ chức Hội đoàn thể chưa chỉ đạo kiểm tra việc sử dụng vốn vay của 100% các món vay, chưa đôn đốc Ban quản lý Tổ giám sát việc sử dụng vốn vay, chưa đôn đốc trả nợ, trả lãi, thực hành tiết kiệm... dẫn đến tình trạng người vay sử dụng vốn sai mục đích, nợ gốc, nợ lãi.
- Một số tổ TK&VV chưa thực hiện họp tổ theo đúng quy định, Hội đoàn thể tại địa phương chưa làm tốt công tác giám sát nên việc bình xét hộ vay còn chưa chặt chẽ, việc tổ chức họp vẫn còn hình thức nên dẫn đến hiện tượng vay trùng trong hộ gia đình, cho vay đối với hộ không có phương án sử dụng vốn rõ ràng tại địa phương nên sau khi vay được vốn hộ lại bỏ đi khỏi địa phương, hộ vay sử dụng vốn sai mục đích.. .Bên cạnh đó, vai trò của Trưởng ấp tham gia chứng kiến, giám sát bình xét cho vay tại Tổ TK&VV chưa được chú trọng, có nơi bình xét cho vay không có sự tham gia của Trưởng ấp hoặc có tham gia lần đầu nhưng đối với những lần vay sau thì thiếu hẳn, từ đó phát sinh nhiều trường hợp vay vốn để SXKD nhưng thực chất sử dụng cho mục đích khác, đến khi phát hiện thì món nợ đã tiềm ẩn rủi ro.
- Công tác kiểm tra kiểm soát của chi nhánh NHCSXH tỉnh Bến Tre còn nhiều hạn chế, số lượng cán bộ tại chi nhánh tương đối ít, việc thiếu nguồn nhân lực sẽ dẫn đến kiểm tra, kiểm soát thiếu chặt chẽ, không kịp thời
- Công tác thu hồi, xử lý nợ xấu, nợ sử dụng sai mục đích còn nhiều hạn chế. Hầu hết các khoản vay không có tài sản đảm bảo nên không thể thanh lý tài sản hoặc
mua bán nợ thông qua các công ty như VAMC thể thu hồi nợ. Chính phủ và NHCSXH Việt Nam vẫn chưa có hướng dẫn, cơ chế xử lý các món nợ xấu do nguyên nhân chủ quan. Việc thực hiện các biện pháp xử lý nợ trực tiếp đối với khách hàng chủ yếu mang tính chất đôn đốc, vận động theo hình thức hành chính nên chưa hiệu quả, chưa nâng cao chất lượng công tác xử lý nợ, chưa xử lý nợ một cách bài bản, chuyên nghiệp, do đó khả năng thu hồi nợ quá hạn là không cao.
2.3.3. Nguyên nhân
Có thể nói, công tác QTRRTD tại chi nhánh NHCSXH tỉnh Bến Tre còn nhiều tồn tại do những nguyên nhân chủ yếu sau đây:
Chưa tuân thủ nghiêm túc quy trình cho vay; trình độ của cán bộ thu thập hồ sơ, thông tin khách hàng còn hạn chế; trình độ cán bộ Hội đoàn thể nhận ủy thác còn hạn chế, trong quá trình kiểm tra còn nể nang, thiếu những thành phần bắt buộc tham gia và trách nhiệm khi bình xét, giám sát...Chính vì vậy dẫn đến việc thu thập không đầy đủ thông tin khách hàng trong quá trình kiểm tra tính hợp pháp, hợp lệ của bộ hồ sơ cho vay, định giá khoản vay chưa phù hợp với nhu cầu của khách hàng với phương án SXKD thực tế, dẫn đến sử dụng vốn sai mục đích; công tác kiểm tra, giám sát sau khi cho vay chưa chặt chẽ, chưa kịp thời và thường xuyên.
- Cán bộ tín dụng đảm nhận nhiều khâu của quy trình tín dụng do đó làm nảy sinh nhiều rủi ro khi cán bộ tín dụng không có đủ năng lực thẩm định, khả năng quản lý khoản vay và khách hàng vay, làm sai lệch hồ sơ.
- Các khoản vay tại NHCSXH chủ yếu là không có tài sản đảm bảo. Biện pháp phát hiện sớm và cảnh báo nợ xấu chưa được áp dụng tại NHCSXH. Chưa phát hiện kịp thời các sai phạm về nghiệp vụ tín dụng, về đạo đức nghề nghiệp cũng như các rủi ro tiềm ẩn trong hoạt động của chi nhánh. Cho đến khi phát sinh nợ quá hạn, nợ xấu và các rủi ro khác xảy ra mới bắt đầu tìm nguyên nhân và tìm cách xử lý. Ngân sách nếu không thu hồi được thì chỉ bị khiển trách, ngoài ra không có chế tài xử lý giống như các NHTM.
- Rủi ro tín dụng xảy ra do thiếu sự tuân thủ quy trình cho vay và thiếu sự phối hợp giữa ngân hàng và cấp uỷ Đảng, chính quyền, sự phối hợp giữa các ngành liên quan, các tổ chức chính trị - xã hội nhận uỷ thác trong thực hiện cho vay và thu hồi nợ.
- Do đặc thù món vay nhỏ nên mỗi cán bộ tín dụng tại chi nhánh đảm đương một số lượng khoản vay tương đối lớn, điều này gây quá tải cho cán bộ tín dụng không còn thời gian để đảm bảo đầy đủ các khâu kiểm tra kiểm soát, đôn đốc khoản vay cũng như giám sát các hoạt động của các tổ chức được uỷ thác.
- Việc uỷ thác cho vay qua Tổ chức chính trị xã hội và Tổ TK&VV gặp rất nhiều bất cập. Cụ thể, một số nơi, các tổ chức này chưa thực sự nhận thức được trách nhiệm của mình trong vai trò và trách nhiệm uỷ thác từ khâu bình xét cho vay đến việc hướng dẫn, kiểm tra xem xét sử dụng vốn vay và đôn đốc thu nợ. Công tác họp bình xét các hộ được vay vốn của Tổ TK&VV có nơi, có lúc chưa chặt chẽ, còn nể nang và chưa thực sự công khai dân chủ hoặc thậm chí một số trường hợp còn tin tưởng hoặc móc nối với các tổ chức TK&VV để cho vay những khoản vay không đúng đối tượng, không đúng mục đích. Trong các công đoạn được uỷ thác, các tổ chức chính trị xã hội chủ yếu quan tâm đến việc giải ngân và thu lãi, thu nợ mà thiếu quan tâm đến những
công việc khác. Các cán bộ Hội chưa bám sát theo dõi thường xuyên hoạt động của Tổ TK&VV, chưa phát hiện kịp thời các trường hợp bị rủi ro do nguyên nhân bất khả kháng để thông báo và cùng với NHCSXH, chính quyền cấp xã lập biên bản, hoàn thiện hồ sơ nợ bị rủi ro để trình các cơ quan có thẩm quyền xử lý. Việc kiểm tra, giám sát khoản vay sau khi cho vay của các tổ chức chính trị xã hội và ban quản lý tổ TK&VV chỉ thực hiện chiếu lệ, chưa được xem trọng, và thực thi một cách nghiêm túc trên thực tế. Việc thanh toán phí ủy thác chỉ thực hiện trên cơ sở lãi thu được và tỷ lệ nợ quá hạn mà chưa căn cứ vào toàn bộ kết quả nhận ủy thác của tổ chức Hội đoàn thể dẫn đến Hội đoàn thể không thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, giám sát, đào tạo hướng dẫn vẫn không bị thay đổi quyền lợi dẫn đến ý thức trách nhiệm của họ trong việc phát hiện sai phạm và ngăn ngừa rủi ro không cao.
- Công tác kiểm tra, kiểm soát của Phòng giao dịch ở các huyện, Chi nhánh NHCSXH tỉnh và Ban đại diện HĐQT các cấp chưa được chú trọng, cách thức kiểm soát chủ yếu dựa trên hồ sơ, giấy tờ đối chiếu với chế độ quy định mà chưa có biện pháp kiểm tra giữa giấy tờ và thực tế.
- Công tác xử lý nợ xấu còn nhiều hạn chế, mang tính nội bộ,chủ quan, chưa có sự kết nối với cơ quan chính quyền khác, chưa chuyên nghiệp, chi nhánh chưa quyết liệt trong việc chuyển hồ sơ khởi kiện vì việc kiện tụng sẽ gây mất nhiều thời gian, công sức và tiền bạc trong khi sự hỗ trợ từ cấp trên còn yếu. Bên cạnh đó, các cán bộ trong NHCSXH chưa thấy rõ tầm quan trọng của công tác xử lý rủi ro, nên chưa đầu tư thời gian để nghiên cứu kỹ văn bản xử lý nợ bị rủi ro, và xử lý nợ bị rủi ro chưa kịp thời. Cán bộ của ngân hàng trước khi xử lý nợ bị rủi ro chưa đi kiểm tra lại những khách hàng đề nghị xử lý nợ bị rủi ro mà chủ yếu là dựa vào báo cáo của Tổ TK&VV, Hội đoàn thể nhận uỷ thác và của UBND xã.
- Cơ chế phạt và xử lý người vay sử dụng sai mục đích khó thực hiện, không có biện pháp thu hồi nợ tích cực khi cho vay tín chấp. Hiện Chính phủ chưa có quy định để thực hiện nghiêm ngặt việc thu nợ đến hạn, chưa có quy chế xử phạt nợ phải trả khi hết hạn nhưng cố tình không trả.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2
Trên cơ sở lý luận ở chương 1, chương 2 đã phân tích khái quát tình hình hoạt động tín dụng của chi nhánh NHCSXH tỉnh Bến Tre giai đoạn 2016 - 2019, trình bày chi tiết và phân tích, đánh giá thực trạng công tác QTRRTD tại chi nhánh NHCSXH tỉnh Bến Tre. Bên cạnh những kết quả đạt được trong công tác QTRRTD thì vẫn còn nhiều những hạn chế mà chi nhánh cần khắc phục và hoàn thiện để công tác QTRRTD thực sự mang lại hiệu quả cho hoạt động tín dụng. Những đánh giá trên chính là cơ sở để đưa ra các biện pháp hoàn thiện công tác QTRRTD trong chương 3.
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI TỈNH
BẾN TRE
3.1. Định hướng hoạt động của chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hộitỉnh Bến Tre