0
Tải bản đầy đủ (.docx) (66 trang)

Giải pháp về kiểm soát rủi ro

Một phần của tài liệu QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI TỈNH BẾN TRE LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG (Trang 60 -61 )

3.2. Giải pháp hoàn thiện công tác quản trị rủi ro tín dụng tại chi nhánh Ngân

3.2.3. Giải pháp về kiểm soát rủi ro

Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát khoản vay. Kiểm tra, giám sát là một một công đoạn quan trọng để phòng ngừa rủi ro tín dụng. Nó giúp ngân hàng nắm được việc sử dụng khoản vay, tình trạng hoạt động SXKD của khách hàng, qua đó kịp thời điều chỉnh khách hàng cũng như có phương án xử lý món vay kịp thời. Vì vậy hoạt động này phải được thực hiện thường xuyên và chặt chẽ. Hoạt động kiểm tra phải được thực hiện ở tất cả các khoản vay cả cũ lẫn mới. Việc kiểm tra, giám sát phải được thực hiện một cách khoa học, tế nhị, các thông tin thu thập được cần phân tích để từ đó tìm ra biện pháp quản lý từng khoản vay, đảm bảo an toàn, hiệu quả nhất. Thường xuyên và sớm đưa ra các cảnh báo về những tác động không mong muốn tới tất cả các khách hàng. Đồng thời chủ động tham gia, phối hợp với đơn vị ủy thác giải quyết những khó khăn cùng khách hàng.

Chủ động xử lý nợ đến hạn, lãi tồn đọng là một vấn đề đặc biệt quan trọng, vì vậy ngân hàng cần quan tâm đặc biệt và có sự chỉ đạo, theo dõi, đôn đốc và xử lý kiên quyết kịp thời khi có phát sinh nợ đến hạn. Trên thực tế, nếu một món vay còn nhiều lãi tồn, chưa thực hiện trả lãi định kỳ hàng tháng thì dễ phát sinh nợ quá hạn và nguy cơ rủi ro tín dụng. Việc tập trung và kiên quyết trong công tác thu lãi tháng, đặc biệt quan tâm những món vay từ 3 tháng chưa trả lãi để hạn chế phát sinh lãi tồn, vì tâm lý khách hàng vay vốn thường ngán ngại trả tiền lãi đặc biệt là đối tượng hộ nghèo, hộ chính sách.

Tăng cường hiệu quả hoạt động kiểm tra, kiểm soát nội bộ tại chi nhánh. Thiết lập cơ chế giám sát song song thông qua công tác quản lý nợ, cần chú ý công tác hậu kiểm của kiểm tra nội bộ để tăng cường khả năng kiểm soát tính tuân thủ trong hoạt

4

9

động cấp tín dụng, giảm thiểu những RRTD. Trong công tác kiểm tra nội bộ, ngoài thực hiện kiểm tra theo định kỳ, cần tập trung và tăng tần suất kiểm tra các khách hàng có nợ xấu, đánh giá việc thực thi các biện pháp quản lý nợ có vấn đề và khả năng thu hồi nợ. Công tác kiểm tra nội bộ cần thực hiện có trọng điểm, không qua loa lấy lệ để kịp thời chấn chỉnh các nguy cơ gây rủi ro và đề xuất các giải pháp để tăng cường các khả năng phòng ngừa RRTD.

Để tăng cường khả năng phát hiện và ngăn chặn các gian lận, sai sót trong hoạt động nghiệp vụ ngân hàng, cần thiết phải tiến hành các biện pháp kiểm soát trong quy trình nghiệp vụ như: Kiểm tra chéo định kỳ giữa các giao dịch viên với nhau trong nội bộ chi nhánh; Định kỳ luân chuyển các giao dịch viên;... Cơ chế kiểm soát bằng cách tự kiểm soát sẽ góp phần tăng tinh thần trách nhiệm giữa các nhân viên, tạo hiệu ứng có lợi cho môi trường kiểm soát. Đó là công việc nhân viên làm luôn có người kiểm tra, theo dõi, đánh giá, đồng thời giảm thiểu chi phí tổ chức đoàn kiểm tra và có thể ngăn ngừa gian lận hơn là phát hiện và khắc phục hậu quả.

Chế tài thưởng phạt mang tính chất kinh tế nên được áp dụng nhằm khuyến khích nhân viên trong công tác nghiệp vụ và tiến gần hơn với cơ chế của thị trường bên ngoài như hiện nay. Nhân viên khi nhận thấy được việc thưởng phạt công minh sẽ tự hoàn thiện việc hoàn thành nhiệm vụ, có ý thức nhắc nhở và tố giác những hành vi sai phạm trong ngân hàng. Cần có một cơ chế xử lý vi phạm nghiêm khắc hơn, rõ ràng hơn, minh bạch và công khai trách nhiệm của tổ chức, cá nhân có sai phạm gây thiệt hại cho ngân hàng. Qua đó vừa có tác dụng răn đe, giáo dục, vừa có tác dụng nâng cao trách nhiệm của cán bộ ngân hàng, góp phần nâng cao chất lượng hoạt động ngân hàng.

Một phần của tài liệu QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI TỈNH BẾN TRE LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG (Trang 60 -61 )

×