Hoạt động tín dụng tại chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh BếnTre

Một phần của tài liệu QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI TỈNH BẾN TRE LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG (Trang 34 - 51)

2.2. Thực trạng quản trị rủi ro tín dụng tại chi nhánh Ngân hàng Chính sách

2.2.2.Hoạt động tín dụng tại chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh BếnTre

là Giám đốc chi nhánh, giúp việc Giám đốc có các Phó Giám đốc và các phòng chuyên môn nghiệp vụ. Chi nhánh NHCSXH tỉnh Bến Tre có 5 phòng: Kế hoạch - Nghiệp vụ tín dụng, Kế toán - Ngân quỹ, Hành chính Tổ chức, Kiểm tra Kiểm toán nội bộ và Tin học và 8 Phòng giao dịch trực thuộc đặt tại các huyện, trực tiếp thực hiện các nghiệp vụ của NHCSXH trên địa bàn.

Để tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng trong việc vay vốn, trả nợ, NHCSXH quyết định cho đặt Điểm giao dịch ở các xã, phường, thị trấn. Đến nay, chi nhánh NHCSXH Bến Tre hiện có 158 điểm GDX/164 xã, phường, thị trấn.

2.2. Thực trạng quản trị rủi ro tín dụng tại chi nhánh Ngân hàng Chínhsách xã hội tỉnh Bến Tre sách xã hội tỉnh Bến Tre

2.2.1. Những chương trình tín dụng được áp dụng tại chi nhánh Ngân hàngChính sách xã hội tỉnh Bến Tre Chính sách xã hội tỉnh Bến Tre

Theo nghị định 78/2002/NĐ-CP ngày 14/10/2002 của Chính phủ về tín dụng đối với hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác, cho đến nay, chi nhánh NHCSXH tỉnh Bến Tre đã và đang thực hiện cho vay đối với các đối tượng sau:

- Cho vay hộ nghèo

- Cho vay hộ cận nghèo

- Cho vay hộ mới thoát nghèo

- Cho vay học sinh sinh viên (HSSV) có hoàn cảnh khó khăn

- Cho vay giải quyết việc làm

- Cho vay các đối tượng chính sách đi lao động có thời hạn ở nước ngoài

- Cho vay nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn

- Cho vay hộ nghèo về nhà ở

- Cho vay hộ sản xuất kinh doanh vùng khó khăn

- Cho vay thương nhân vùng khó khăn

- Cho vay nhà ở xã hội.

Sau 17 năm thực hiện nghị định 78/2002/NĐ-CP về tín dụng ưu đãi đối với hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác, hoạt động tín dụng của chi nhánh NHCSXH tỉnh Bến Tre đã đạt được những kết quả quan trọng, hàng năm hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, tạo nguồn vốn cho hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác đầu tư vào sản xuất kinh doanh, tăng thêm thu nhập, thực hiện tốt mục tiêu giảm nghèo, an sinh xã hội trên địa bàn tỉnh.

2.2.2. Hoạt động tín dụng tại chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnhBến Tre Bến Tre

2.2.2.I. Đặc điểm về cơ chế cho vay

NHCSXH được nhà nước cấp vốn hoạt động, mục tiêu hoạt động của NHCSXH là xóa đói giảm nghèo, tạo việc làm, nâng cao đời sống và góp phần ổn định xã hội, không vì mục tiêu lợi nhuận. Cũng vì vậy, hoạt động cho vay của NHCSXH có một số

đặc điểm sau:

- Lãi suất cho vay ưu đãi

NHCSXH cho vay đến hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác theo lãi suất do Thủ tướng Chính phủ công bố từng thời kỳ mà lãi suất này thường thấp hơn lãi suất cho vay của các Ngân hàng thương mại trên thị trường. Hiện tại NHCSXH áp dụng các mức lãi suất cho từng đối tượng khác nhau như: 0,1%/tháng (đối với cho vay trồng rừng sản xuất), 0,25%/tháng (Hộ nghèo về nhà ở theo Quyết định 33/2015/QĐ- TTg, Hộ nghèo xây dựng nhà ở phòng, tránh bão, lụt khu vực miền Trung), 0,275%/tháng (Hộ nghèo tại các huyện nghèo), 0,4%/tháng (Nhà ở xã hội),0,55%/tháng (cho các chương trình cho vay Hộ nghèo, Học sinh sinh viên có hoàn cảnh khó khăn, Xuất khẩu lao động có thời hạn ở nước ngoài, Ký quỹ đi xuất khẩu lao động ở Hàn Quốc, WB,...), 0,66%/tháng (Hộ cận nghèo), 0,6875%/tháng (Hộ mới thoát nghèo), 0,75%/tháng (Hộ sản xuất kinh doanh vùng khó khăn, Thương nhân vùng khó khăn, Nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn, KFW). Hiện tại, NHCSXH áp dụng cùng một mức lãi suất cho vay cho các kỳ hạn: ngắn hạn, trung hạn, dài hạn. Lãi suất nợ quá hạn bằng 130% lãi suất cho vay.

+ Mặt tích cực: Lãi suất cho vay ưu đãi của Chính phủ nhằm giúp cho người vay giảm chi phí cho đầu tư trong sản xuất kinh doanh cũng như cho lĩnh vực phi lợi nhuận khác, giúp người nghèo có điều kiện thu lợi nhuận nhanh hơn và lớn hơn, tạo điều kiện cho họ nhanh chóng thoát khỏi nghèo đói. Sự ưu đãi về lãi suất cũng là lợi thế cạnh tranh của NHCSXH trên thị trường tài chính vi mô cho người nghèo ở phạm vi toàn quốc.

+ Mặt hạn chế: sự ưu đãi về lãi suất cũng gây ra những khó khăn cho hoạt động của NHCSXH:

• Hiện tại NHCSXH được Chính phủ cấp bù chi phí quản lý và chênh lệch lãi suất huy động và cho vay. Quy mô hoạt động của NHCSXH càng tăng thì chi phí cho cấp bù của Chính phủ càng lớn đòi hỏi một khoản chi cho cấp bù cho NHCSXH hàng năm lên đến hàng trăm tỷ đồng. Mọi hoạt động huy động vốn cũng như cho vay của NHCSXH bị giới hạn trong khả năng cấp bù từ Ngân hàng Nhà nước.

• Ngoài việc hạn chế về quy mô vốn và cho vay trên phương diện tổng thể hay nói cách khác là NHCSXH còn hạn chế thì nhu cầu về vốn vay của nhiều người nghèo trên phạm vi toàn quốc chưa được đáp ứng mà nhu cấu vốn/1 hộ nghèo cũng chưa được đáp ứng. Sự khan hiếm về vốn cho vay công với lãi suất ưu đãi còn biểu hiện ở việc bình xét hộ được vay đôi khi không minh bạch, dẫn đến sai đối tượng; cho vay cào bằng, các hộ vay đều vay với mức vay như nhau dù nhu cầu và khả năng sử dụng vốn vay khác nhau; người vay sau khi nhận được vốn thường không có ý thức trả nợ gốc do lo ngại việc vay lại gặp khó khăn, đôi khi họ vẫn xin gia hạn nợ dù có khả năng hoàn trả, hoặc một số trường hợp người vay không sử dụng mà cho bà con họ hàng, người quen không đủ tiêu chuẩn hộ nghèo vay lại.

• Lãi suất cho vay ưu đãi không tạo ra động lực phải làm cho được lợi nhuận cao của người vay. Do không phải chịu sức ép về sinh lời trong đầu tư sản xuất kinh doanh để có thể trang trải chi phí đi vay cao như đối với đi vay ngân hàng thương mại, người nghèo vay vốn có thể đầu tư một cách tự phát, mang tính ngắn hạn, không tính toán thiệt hơn và dài hạn hơn.

• Quy mô hoạt động của NHCSXH còn bị giới hạn bởi chi phí quản lý từ ngân sách cho cả cơ sở vật chất và chi lương cho cán bộ do đó cũng hạn chế trực tiếp đến tăng quy mô theo địa bàn cũng như số lượng khách hàng.

• Lãi suất thấp dẫn đến thu nhập không đảm bảo chi phí trong khi ngân sách Nhà nước hạn hẹp, cơ chế thu chi bị thắt chặt, dẫn đến chi phí cho thẩm định cho vay, kiểm tra, giám sát, cơ chế chính sách thu hồi nợ cũng phải toan tính cắt giảm chỉ tiêu cũng là nguyên nhân dẫn đến chất lượng tín dụng một số nơi còn kém, tỷ lệ hoàn trả nợ thấp tạo thành vòng lẩn quẩn về hiệu quả thấp.

• Lãi suất ưu đãi khiến cho việc trích lập các quỹ trong hoạt động tài chính của NHCSXH bị hạn chế trong đó Quỹ rủi ro là một trong những loại hình quan trọng đảm bảo sự phát triển bền vững của NHCSXH. Xử lý rủi ro của NHCSXH dù ở diện hẹp hay diện rộng bị phụ thuộc vào sự tài trợ của Chính phủ hoặc làm giảm tài sản của ngân hàng. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Đối tượng vay vốn

Đối tượng khách hàng vay vốn của NHCSXH là chỉ định, việc lựa chọn, bình xét đối tượng vay do chính quyền địa phương và cơ quan chức năng có liên quan thực hiện.

Chính phủ quy định về đối tượng chỉ định trong tất cả các chương trình cho vay của NHCSXH (trừ dự án KFW, NHCSXH được thẩm định dự án và phê duyệt cho vay đối với khách hàng).

+ Mặt tích cực: Việc xác nhận đối tượng của cơ quan liên quan giúp cho vốn vay của NHCSXH đến đúng khách hàng mục tiêu, góp phần thực hiện mục đích kinh tế, chính trị của Chính phủ.

+ Mặt hạn chế: Do đối tượng chỉ định nên phải có cơ quan chức năng hoặc cá nhân liên quan xác định đối tượng như một thủ tục cho vay bắt buộc. Việc quyết định cho vay hay không cho vay để đảm bảo hiệu quả cho cả người vay và ngân hàng không phải do NHCSXH quyết định. Mặt khác, thủ tục này mang tính chất hành chính có thể làm chậm quá trình xét duyệt cho vay của ngân hàng, chưa kể có thể xảy ra việc lạm dụng quyền hạn để tư lợi của cán bộ thuộc cơ quan chức năng này dẫn đến vốn vay không đến đúng đối tượng, không kịp thời, không hiệu quả. Những sai phạm này diễn ra sẽ dẫn đến người cần vay thì không được vay, người không cần vay thì được ưu đãi quá mức.

- Hoạt động tín dụng cho vay đến hộ gia đình thông qua việc ủy thác qua các tổ chức chính trị xã hội và hệ thống các Tổ tiết kiệm và vay vốn

Theo các văn bản đã ký kết giữa NHCSXH với từng tổ chức chính trị xã hội, NHCSXH ủy thác cho các tổ chức chính trị xã hội tham gia thực hiện ủy thác với 6 nội dung trong quy trình cho vay của NHCSXH bao gồm:

(1) Tuyên truyền phổ biến chương trình tín dụng của NHCSXH, tổ chức họp để lựa chọn đối tượng

(2) Hướng dẫn thành lập tổ TK&VV

(3) Thông báo kết quả phê duyệt cho vay tới hộ gia đình

(4) Kiểm tra, giám sát sử dụng vốn vay của các hộ vay vốn, tham gia xử lý các trường hợp rủi ro phát sinh liên quan đến vốn vay

đốc thành viên trả nợ, thu lãi, thu tiết kiệm nộp ngân hàng.

(6) Đôn đốc Ban quản lý Tổ TK&VV thực hiện hợp đồng ủy nhiệm với NHCSXH, tập huấn nghiệp vụ ủy thác cho cán bộ tổ chức mình và Ban quản lý Tổ TK&VV.

Ngân hàng Chính sách xã hội thực hiện trực tiếp 3 nội dung:

(1) Thực hiện việc giải ngân vốn vay đến trực tiếp từng hộ gia đình trong tổ TK&VV.

(2) Tổ chức thu nợ gốc và trực tiếp thu lãi của từng hộ thuộc các Tổ TK&VV không được ủy nhiệm thu lãi

(3) Tổ chức hạch toán kế toán và lưu trữ hồ sơ cho vay, thực hiện chế độ báo cáo thống kê theo chế độ hiện hành

NHCSXH trả phí ủy thác cho các cấp hội từ Trung ương đến cấp tỉnh, huyện, xã, với tổng mức phí ủy thác tối đa hiện nay là 0,04%/tháng. Mức phí này phụ thuộc vào chất lượng dư nợ tín dụng theo 4 mức phân loại dư nợ theo tỷ lệ nợ quá hạn. Phí ủy thác được phân bổ đến các cấp: Cấp Trung ương 2,5%, cấp tỉnh 4,5%, cấp huyện 9% và cấp xã là 84%.

Ban quản lý tổ thực hiện 6 công đoạn trong hoạt động cho vay của NHCSXH. Tổ được NHCSXH ủy nhiệm thu lãi, thu tiết kiệm của các thành viên theo Hợp đồng ủy nhiệm đã ký với ngân hàng. Trên cở sở Hợp đồng ủy nhiệm, tổ được hưởng hoa hồng tối đa 0,085%/tháng tính trên số dư nợ có thu được lãi

+ Mặt tích cực:

• Do đặc thù của NHCSXH là cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác, địa bàn chủ yếu là nông thôn, vùng sâu, vùng xa, món vay nhỏ, chi phí cao và điều kiện cơ sở vật chất kỹ thuật con người còn hạn chế thì việc ủy thác qua tổ chức chính trị xã hội và thông qua Tổ TK&VV là đúng đắn, tiết giảm chi phí hoạt động cho NHCSXH.

• Người vay là hội viên của tổ chức chính trị kinh tế xã hội được vay vốn NHCSXH lồng ghép với các phong trào của hội, hỗ trợ kỹ thuật sản xuất... giúp cho việc sử dụng vốn vay có hiệu quả.

• Tổ TK&VV nếu thực hiện tuân thủ các nguyên tắc vay vốn, hỗ trợ cộng đồng, trách nhiệm tập thể và liên đới trách nhiệm trong việc vay và trả nợ sẽ đảm bảo vốn vay sử dụng đúng mục đích, tỷ lệ hoàn trả cao và rủi ro thấp.

+ Hạn chế:

• Trình độ của cán bộ tổ chức hội đoàn thể và Tổ TK&VV còn hạn chế. Nếu không được đào tạo tốt hoặc nếu họ hiểu không đúng hoặc không thực hiện đúng các nguyên tắc lựa chọn người vay, thẩm định, các nguyên tắc về trả nợ. có thể làm ảnh hưởng đến chất lượng hoạt động vay vốn của toàn tổ, toàn địa bàn họ phụ trách.

• Có thể thấy tổ chức hội đoàn thể , Tổ TK&VV là người bình chọn, xét duyệt cho vay nhưng việc cho vay, thu nợ gốc lại là trách nhiệm của NHCSXH. Việc trả hoa hồng cho tổ TK&VV, trả phí ủy thác cho tổ chức hội chỉ căn cứ vào lãi thu được và chất lượng dư nợ (NHCSXH căn cứ vào tỷ lệ dư nợ quá hạn để xác định % phí ủy thác phải chi trả cho tổ chức hội), không yêu cầu vào kết quả hoàn trả nợ gốc và nội dung sử dụng vốn vay của hộ vay chi trả 2 khoản phí này. Do đó, cả Tổ TK&VV

không phải chịu ràng buộc trách nhiệm về việc thu hồi gốc, mặc dù nội dung này được cam kết trong hợp đồng ủy thác ở tất cả các cấp giữa NHCSXH và các tổ chức này. Ngoài ra, vì mục đích tăng thu hoa hồng và phí ủy thác một số nơi Tổ TK&VV và tổ chức Hội đoàn thể không tích cực đôn đốc hộ vay trả nợ gốc (vì dư nợ càng cao, hoa hồng và phí ủy thác cao) dẫn đến một số trường hợp người vay đến kì hạn hoặc đến kì hạn trả nợ cuối cùng không trả được nợ, khi hết thời hạn cho gia hạn nợ không trả được thì vay vốn trên thị trường không chính thức với lãi suất cao để thanh toán trả nợ cũ cả gốc và lãi, sau đó vay lại NHCSXH với mức cao hơn, trong đó một phần để trả nợ món vay nặng lãi khiến cho những món vay này đều ở tình trạng nguy cơ rủi ro cao.

2.2.2.2. Quy trình tín dụng

(1)

(4) (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Hình 2.1. Quy trình thẩm định cho vay tại NHCSXH Quy trình cho vay tại NHCSXH được thực hiện theo các bước sau:

Bước 1: Khi có nhu cầu vay vốn, người vay viết Giấy đề nghị vay vốn (Mẫu số 01/TD) gửi cho Tổ TK&VV.

Bước 2: Tổ TK&VV cùng tổ chức Hội, đoàn thể, tổ chức họp để bình xét công khai những hộ đủ điều kiện vay vốn, lập danh sách Mẫu 03/TD trình UBND cấp xã xác nhận là đối tượng được vay và cư trú hợp pháp tại xã.

Bước 3: Tổ TK&VV gửi hồ sơ đề nghị vay vốn tới Ngân hàng.

Bước 4: Ngân hàng phê duyệt cho vay và thông báo tới UBND cấp xã (Mẫu 04/TD).

Bước 5: UBND cấp xã thông báo cho tổ chức Hội, đoàn thể cấp xã. Bước 6: Tổ chức Hội, đoàn thể cấp xã thông báo cho Tổ TK&VV.

Bước 7: Tổ TK&VV thông báo cho tổ viên/hộ gia đình vay vốn biết danh sách hộ được vay, thời gian và địa điểm giải ngân.

Bước 8: Ngân hàng tiến hành giải ngân trực tiếp cho người vay.

Quy trình cho vay của NHCSXH được quy định tại các văn bản hướng dẫn nghiệp vụ cho vay đối với từng đối tượng, từng chương trình, trong đó có nêu rõ thủ tục cho vay, thu hồi nợ, quyền và nghĩa vụ của các bên trong quan hệ tín dụng nhằm

đảm bảo các khoản vay trong hệ thống NHCSXH được thực hiện đúng quy trình nghiệp vụ thống nhất, tuân thủ đúng quy định, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn và hạn chế rủi ro.

Quy trình tín dụng yêu cầu trước tiên là việc xác định đúng đối tượng chính sách được vay vốn. Nội dung này được giao cho cộng đồng dân cư, các tổ chức chính trị xã hội và UBND, cơ quan liên quan xác nhận. Ngoài ra, khi phổ biến các chủ trương cho vay theo các chương trình, NHCSXH cũng chú trọng đến nguyên tắc sử dụng vốn vay đúng mục đích và hoàn trả nợ gốc và lãi đúng hạn.

Về quy trình cho vay, NHCSXH ủy thác cho 4 tổ chức Hội đoàn thể thực hiện

Một phần của tài liệu QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI TỈNH BẾN TRE LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG (Trang 34 - 51)