Bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam

Một phần của tài liệu QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI TỈNH BẾN TRE LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG (Trang 31)

BRI khi chưa đổi mới có một số điểm tương tự như cơ chế hiện nay của NHCSXH, sau khi chuyển đổi BRI đang trong tiến trình phát triển bền vững.NHCSXH có thể vận dụng những kinh nghiệm trong chuyển đổi của BRI và xây dựng hệ thống quản lý rủi ro đảm bảo nguyên tắc tín dụng và vận dụng kinh nghiệm quốc tế. Ngân hàng Grameen có đối tượng phục vụ là những người nghèo nhất là mô hình để nhiều nước, nhiều tổ chức áp dụng và phổ biến, ngoài ra, Grameen Bank cũng đã có quá trình đổi mới theo hướng phát triển bền vững và đa dạng. Với mục tiêu cung cấp tín dụng chính sách cho doanh nghiệp nhỏ và doanh nghiệp tạo việc làm hiện nay, NHCSXH Hoàn toàn có thể áp dụng mô hình thẩm định và dịch vụ tài trợ hiệu quả của NLFC cũng là nhằm mục tiêu hạn chế rủi ro tín dụng.

Qua kinh nghiệm về tính hiệu quả của vốn vay, hạn chế rủi ro tín dụng khi thực hiện chương trình tín dụng chính sách và tín dụng vi mô, tín dụng cho mục tiêu giảm nghèo của một số nước trên thế giới, có thể rút ra những bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam, đó là:

- Hạn chế rủi ro tín dụng khi cho vay chính sách yêu cầu việc tuân thủ các nguyên tắc tín dụng. Các chính sách tín dụng, biện pháp hạn chế rủi ro được áp dụng không đơn thuần là vì lợi ích của ngân hàng mà là vì sự thịnh vượng của khách hàng mới đem lại sự phát triển của ngân hàng. Vì vậy, đối với NHCSXH thì càng phải đảm bảo lợi ích lâu dài, phát triển bền vững của dự án cho vay khách hàng, sự vươn lên của họ thì mới đảm bảo hiệu quả vốn vay của ngân hàng.

- Đa dạng hóa các dịch vụ tài chính vi mô và các dịch vụ hỗ trợ khác cho mục tiêu xóa đói giảm nghèo và hạn chế rủi ro cho người nghèo. Người nghèo và các đối tượng chính sách là những đối tượng dễ bị tổn thương và chịu những thiệt thòi hơn khi xảy ra rủi ro, khủng hoảng kinh tế. Vì vậy, tín dụng đối với hộ nghèo và tín dụng chính sách đòi hỏi phải kết hợp với các sản phẩm như tiết kiệm, bảo hiểm, quản lý, những hỗ trợ tư vấn để quản lý tài chính và hiệu quả sản xuất kinh doanh của bản thân họ. Vì vậy, ngoài hoạt động tín dụng, NHCSXH cần phải thực hiện các dịch vụ tiết kiệm cho người nghèo, các dịch vụ hỗ trợ cần thiết trên cơ sở áp dụng công nghệ thông tin để tăng hiệu quả, giám sát quản lý và hạn chế rủi ro tốt hơn. Các dịch vụ tư vấn, hỗ trợ cho người nghèo, khuyến nông, khuyến lâm, marketing cần phải chuyên nghiệp và hiệu quả hơn.

- Chính sách can thiệp của Chính phủ phải thích hợp, giúp người nghèo tự chủ, tự quyết định và vươn lên khai thác tiềm năng của họ. Để hỗ trợ cho người nghèo và các đối tượng chính sách khác thì Ngân hàng cần có vai trò hỗ trợ vốn và tư vấn phù hợp với nhu cầu phát triển của họ. Chính bản thân họ là người tự chủ, tự chịu trách nhiệm về quyết định của mình, quyết định sự thành bại. Mọi sự tận dụng cơ hội vì lợi ích trước mắt của người vay, trông chờ vào ưu đãi của Chính phủ đều không

mang lại hiệu quả cho cả người vay và ngân hàng. Vì vậy, Chính phủ và ngân hàng cần xem xét về những ưu đãi và chính sách thích hợp để người nghèo và đối tượng chính sách tự đứng vững một cách lâu dài.

- Áp dụng chính sách ưu đãi lãi suất phù hợp. Một số nước áp dụng lãi suất cho vay hộ nghèo bằng mức lãi suất thị trường có nhiều tác động tích cực hơn như: làm cho họ có ý thức tiết kiệm giảm chi phí đầu vào, hạ giá thành, không chủ quan ỷ lại, quen dần với quy luật cạnh tranh trong cơ chế thị trường để hòa nhập vươn lên; đối với ngân sách không phải tốn một khoản kinh phí để cấp bù; đối với tổ chức tín dụng có thể huy động được nguồn vốn trong xã hội, thực hiện đầy đủ chức năng của một tổ chức tín dụng.

Để NHCSXH đứng vững về tài chính và cắt giảm bù lỗ của ngân sách và hơn nữa để triển khai được dịch vụ tiết kiệm và dịch vụ khác, NHCSXH cần có lộ trình nâng dần lãi suất theo hướng thị trường theo từng bước thích hợp, từng bước hướng dẫn giúp đỡ người vay tiếp cận những dịch vụ hỗ trợ trong cơ chế thị trường, như những thông tin về kinh tế, thị trường, tạo điều kiện cho họ quen dần với những tác động quy luật kinh tế khách quan, quen dần cơ chế thị trường, tự bản thân phải năng động vươn lên sản xuất vượt qua đói nghèo đặc biệt là biết sử dụng vốn vay sao cho có hiệu quả nhất. Nhờ đó, NHCSXH mới đảm bào chi trả chi phí hoạt động, có lợi nhuận, có nguồn lực để hỗ trợ lại cho người vay và nguồn quỹ rủi ro để phát triển bền vững

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

về cơ bản, chương 1 giới thiệu tổng quan cơ sở lý luận về RRTD và QTRRTD cũng như sự cần thiết của công tác QTRRTD trong ngân hàng và một số bài học kinh nghiệm quốc tế về QTRRTD trong cho vay chính sách. Nội dung chính của chương đề cập chi tiết đến bốn nội dung cơ bản của QTRRTD: nhận diện RRTD, các mô hình đo lường RRTD, các biện pháp kiểm soát rủi ro và xử lý RRTD để làm cơ sở cho việc nghiên cứu, đánh giá thực trạng trong công tác QTRRTD được thực hiện trong chương 2.

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI TỈNH BẾN TRE 2.1. Giới thiệu về chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Bến Tre

NHCSXH là đơn vị hạch toán tập trung toàn hệ thống, tự chủ về tài chính, tự chịu trách nhiệm về hoạt động tín dụng của mình trước pháp luật; thực hiện bảo tồn và phát triển vốn; bù đắp chi phí và rủi ro hoạt động tín dụng. NHCSXH không tham gia bảo hiểm tiền gửi, có tỷ lệ dự trữ bắt buộc bằng 0%, được miễn thuế và các khoản phải nộp Ngân sách Nhà nước.

NHCSXH hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận. Mục tiêu hoạt động của NHCSXH là vì công cuộc xóa đói giảm nghèo và đảm bảo an sinh xã hội, thực hiện ưu đãi về lãi suất cho vay, thủ tục thuận tiện và các điều kiện đơn giản. Mức cho vay và lãi suất cho vay của NHCSXH do Thủ tướng Chính phủ quyết định theo từng thời kỳ.

Đối tượng vay vốn của NHCSXH là những hộ gia đình nghèo, các đối tượng chính sách gặp khó khăn thiếu thốn trong cuộc sống không đủ điều kiện để vay vốn từ các Ngân hàng thương mại, các đối tượng sinh sống ở những xã thuộc vùng khó khăn (theo quyết định số 1049/QĐ-TTg ngày 26/6/2014 của Thủ tướng Chính phủ). Phương thức cho vay chủ yếu là thực hiện cho vay trực tiếp có ủy thác một số nội dung công việc trong quy trình cho vay thông qua các Tổ chức chính trị - xã hội.

Hoạt động của NHCSXH gồm có: huy động vốn; cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác; thực hiện các dịch vụ thanh toán và ngân quỹ; tiếp nhận, quản lý, sử dụng và bảo tồn nguồn vốn của Chính phủ dành cho chương trình tín dụng xoá đói giảm nghèo và các chương trình khác; tiếp nhận nguồn vốn tài trợ uỷ thác cho vay ưu đãi của chính quyền địa phương, các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước để cho vay theo các chương trình dự án.

NHCSXH là một trong những công cụ đòn bẩy kinh tế của Nhà nước nhằm giúp hộ nghèo, hộ cận nghèo và đối tượng chính sách có điều kiện tiếp cận vốn tín dụng ưu đãi để phát triển sản xuất, tạo việc làm, nâng cao thu nhập, cải thiện điều kiện sống, vươn lên thoát nghèo, góp phần thực hiện chính sách phát triển kinh tế gắn liền với xóa đói, giảm nghèo, bảo đảm an sinh xã hội, vì mục tiêu dân giàu - nước mạnh - dân chủ - công bằng - văn minh.

Từ chức năng, nhiệm vụ được giao cho thấy, NHCSXH là ngân hàng đặc thù của Chính phủ, hoạt động trong lĩnh vực xoá đói giảm nghèo, có nhiều điểm khác biệt so với các Ngân hàng thương mại.

Chi nhánh NHCSXH tỉnh Bến Tre là chi nhánh cấp 1 hay còn gọi là chi nhánh cấp tỉnh, là đơn vị trực thuộc NHCSXH Việt Nam, đại diện pháp nhân theo uỷ quyền của Tổng Giám đốc trong việc chỉ đạo, điều hành các hoạt động của NHCSXH trên địa bàn, được thực hiện các nghiệp vụ huy động vốn, cho vay, thanh toán, ngân quỹ và được nhận vốn ủy thác cho vay ưu đãi của chính quyền địa phương, các tổ chức kinh tế, chính trị - xã hội , các hiệp hội, các hội, các tổ chức phi Chính phủ, các cá nhân trong và ngoài nước đầu tư cho các chương trình dự án phát triển kinh tế xã hội.

Về bộ máy quản trị thì chi nhánh NHCSXH Bến Tre có Ban đại diện HĐQT cấp tỉnh có chức năng giám sát việc thực thi các Nghị quyết, Văn bản chỉ đạo HĐQT tại các địa phương, chỉ đạo việc gắn tín dụng chính sách với kế hoạch xóa đói giảm

nghèo và dự án phát triển kinh tế xã hội tại địa phương để nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn ưu đãi. Thành phần Ban đại diện HĐQT là Giám đốc chi nhánh và cán bộ các cơ quan quản lý nhà nước như các Sở, Ban, Ngành, đoàn thể trong đó Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh làm Trưởng ban, giúp việc cho Ban đại diện HĐQT cấp tỉnh do Giám đốc chi nhánh đảm nhận.

Về bộ máy điều hành hoạt động thì điều hành chi nhánh NHCSXH tỉnh Bến Tre là Giám đốc chi nhánh, giúp việc Giám đốc có các Phó Giám đốc và các phòng chuyên môn nghiệp vụ. Chi nhánh NHCSXH tỉnh Bến Tre có 5 phòng: Kế hoạch - Nghiệp vụ tín dụng, Kế toán - Ngân quỹ, Hành chính Tổ chức, Kiểm tra Kiểm toán nội bộ và Tin học và 8 Phòng giao dịch trực thuộc đặt tại các huyện, trực tiếp thực hiện các nghiệp vụ của NHCSXH trên địa bàn.

Để tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng trong việc vay vốn, trả nợ, NHCSXH quyết định cho đặt Điểm giao dịch ở các xã, phường, thị trấn. Đến nay, chi nhánh NHCSXH Bến Tre hiện có 158 điểm GDX/164 xã, phường, thị trấn.

2.2. Thực trạng quản trị rủi ro tín dụng tại chi nhánh Ngân hàng Chínhsách xã hội tỉnh Bến Tre sách xã hội tỉnh Bến Tre

2.2.1. Những chương trình tín dụng được áp dụng tại chi nhánh Ngân hàngChính sách xã hội tỉnh Bến Tre Chính sách xã hội tỉnh Bến Tre

Theo nghị định 78/2002/NĐ-CP ngày 14/10/2002 của Chính phủ về tín dụng đối với hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác, cho đến nay, chi nhánh NHCSXH tỉnh Bến Tre đã và đang thực hiện cho vay đối với các đối tượng sau:

- Cho vay hộ nghèo

- Cho vay hộ cận nghèo

- Cho vay hộ mới thoát nghèo

- Cho vay học sinh sinh viên (HSSV) có hoàn cảnh khó khăn

- Cho vay giải quyết việc làm

- Cho vay các đối tượng chính sách đi lao động có thời hạn ở nước ngoài (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Cho vay nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn

- Cho vay hộ nghèo về nhà ở

- Cho vay hộ sản xuất kinh doanh vùng khó khăn

- Cho vay thương nhân vùng khó khăn

- Cho vay nhà ở xã hội.

Sau 17 năm thực hiện nghị định 78/2002/NĐ-CP về tín dụng ưu đãi đối với hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác, hoạt động tín dụng của chi nhánh NHCSXH tỉnh Bến Tre đã đạt được những kết quả quan trọng, hàng năm hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, tạo nguồn vốn cho hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác đầu tư vào sản xuất kinh doanh, tăng thêm thu nhập, thực hiện tốt mục tiêu giảm nghèo, an sinh xã hội trên địa bàn tỉnh.

2.2.2. Hoạt động tín dụng tại chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnhBến Tre Bến Tre

2.2.2.I. Đặc điểm về cơ chế cho vay

NHCSXH được nhà nước cấp vốn hoạt động, mục tiêu hoạt động của NHCSXH là xóa đói giảm nghèo, tạo việc làm, nâng cao đời sống và góp phần ổn định xã hội, không vì mục tiêu lợi nhuận. Cũng vì vậy, hoạt động cho vay của NHCSXH có một số

đặc điểm sau:

- Lãi suất cho vay ưu đãi

NHCSXH cho vay đến hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác theo lãi suất do Thủ tướng Chính phủ công bố từng thời kỳ mà lãi suất này thường thấp hơn lãi suất cho vay của các Ngân hàng thương mại trên thị trường. Hiện tại NHCSXH áp dụng các mức lãi suất cho từng đối tượng khác nhau như: 0,1%/tháng (đối với cho vay trồng rừng sản xuất), 0,25%/tháng (Hộ nghèo về nhà ở theo Quyết định 33/2015/QĐ- TTg, Hộ nghèo xây dựng nhà ở phòng, tránh bão, lụt khu vực miền Trung), 0,275%/tháng (Hộ nghèo tại các huyện nghèo), 0,4%/tháng (Nhà ở xã hội),0,55%/tháng (cho các chương trình cho vay Hộ nghèo, Học sinh sinh viên có hoàn cảnh khó khăn, Xuất khẩu lao động có thời hạn ở nước ngoài, Ký quỹ đi xuất khẩu lao động ở Hàn Quốc, WB,...), 0,66%/tháng (Hộ cận nghèo), 0,6875%/tháng (Hộ mới thoát nghèo), 0,75%/tháng (Hộ sản xuất kinh doanh vùng khó khăn, Thương nhân vùng khó khăn, Nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn, KFW). Hiện tại, NHCSXH áp dụng cùng một mức lãi suất cho vay cho các kỳ hạn: ngắn hạn, trung hạn, dài hạn. Lãi suất nợ quá hạn bằng 130% lãi suất cho vay.

+ Mặt tích cực: Lãi suất cho vay ưu đãi của Chính phủ nhằm giúp cho người vay giảm chi phí cho đầu tư trong sản xuất kinh doanh cũng như cho lĩnh vực phi lợi nhuận khác, giúp người nghèo có điều kiện thu lợi nhuận nhanh hơn và lớn hơn, tạo điều kiện cho họ nhanh chóng thoát khỏi nghèo đói. Sự ưu đãi về lãi suất cũng là lợi thế cạnh tranh của NHCSXH trên thị trường tài chính vi mô cho người nghèo ở phạm vi toàn quốc.

+ Mặt hạn chế: sự ưu đãi về lãi suất cũng gây ra những khó khăn cho hoạt động của NHCSXH:

• Hiện tại NHCSXH được Chính phủ cấp bù chi phí quản lý và chênh lệch lãi suất huy động và cho vay. Quy mô hoạt động của NHCSXH càng tăng thì chi phí cho cấp bù của Chính phủ càng lớn đòi hỏi một khoản chi cho cấp bù cho NHCSXH hàng năm lên đến hàng trăm tỷ đồng. Mọi hoạt động huy động vốn cũng như cho vay của NHCSXH bị giới hạn trong khả năng cấp bù từ Ngân hàng Nhà nước.

• Ngoài việc hạn chế về quy mô vốn và cho vay trên phương diện tổng thể hay nói cách khác là NHCSXH còn hạn chế thì nhu cầu về vốn vay của nhiều người nghèo trên phạm vi toàn quốc chưa được đáp ứng mà nhu cấu vốn/1 hộ nghèo cũng chưa được đáp ứng. Sự khan hiếm về vốn cho vay công với lãi suất ưu đãi còn biểu hiện ở việc bình xét hộ được vay đôi khi không minh bạch, dẫn đến sai đối tượng; cho vay cào bằng, các hộ vay đều vay với mức vay như nhau dù nhu cầu và khả năng sử dụng vốn vay khác nhau; người vay sau khi nhận được vốn thường không có ý thức trả nợ gốc do lo ngại việc vay lại gặp khó khăn, đôi khi họ vẫn xin gia hạn nợ dù có khả năng hoàn trả, hoặc một số trường hợp người vay không sử dụng mà cho bà con họ hàng, người quen không đủ tiêu chuẩn hộ nghèo vay lại.

• Lãi suất cho vay ưu đãi không tạo ra động lực phải làm cho được lợi nhuận cao của người vay. Do không phải chịu sức ép về sinh lời trong đầu tư sản xuất kinh doanh để có thể trang trải chi phí đi vay cao như đối với đi vay ngân hàng thương mại, người nghèo vay vốn có thể đầu tư một cách tự phát, mang tính ngắn hạn, không tính

Một phần của tài liệu QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI TỈNH BẾN TRE LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG (Trang 31)