1.2. Cơ sở lý luận về quản lý tài chính đối với các đvsn công lập
1.2.5. Tiêu chí đánh giá công tác quản lý tài chính đối với các đơn vị sự nghiệp
Có rất nhiều tiêu chí đánh giá công tác quản lý đối với các đơn vị sự nghiệp. Trong phạm vi nghiên cứu này, tác giả chỉ đề cập tới các tiêu chí sau:
1.2.5.1. Các tiêu chí định lượng
* Về quy mô chi của đơn vị sự nghiệp có thu:
- Các khoản chi của đơn vị sự nghiệp công có thu: chi từ NSNN và chi từ nguồn thu sự nghiệp. Sử dụng chỉ tiêu tổng chi (TC), ta có công thức xác định nhƣ sau: TC = Ci
Hoặc Tổng chi = Chi thƣờng xuyên + Chi không thƣờng xuyên
Trong đó: Ci là khoản chi loại i của các đơn vị sự nghiệp có thu; i= 1,n là số loại chi của các đơn vị sự nghiệp.
Các khoản chi của các đơn vị sự nghiệp có thu hiện nay theo quy định sau: Chi thanh toán cá nhân (tiền lƣơng, tiền thƣởng, phụ cấp cho viên chức); Chi quản lý hành chính (thanh toán dịch vụ công, vật tƣ văn phòng, thông tin liên lạc); Chi chuyên môn nghiệp vụ (hội thảo, sinh hoạt chuyên môn..); Chi duy tu bảo dƣỡng
thƣờng xuyên tài sản, thiết bị; Chi sản xuất, cung ứng dịch vụ; Chi sửa chữa lớn, đầu tƣ tài sản cố định...
- Cơ cấu chi: để quản lý và đánh giá đƣợc tình hình chi của các đơn vị sự nghiệp có thu cần theo dõi các khoản chi theo cơ cấu chi, ký hiệu là (Kci):
Tỷ lệ từng khoản chi (Kci) = Khoản chi loại i (Ci) x 100 Tổng chi trong kỳ (Tc)
Trong cơ cấu chi cần tập trung xem xét các tiêu chí: + Tỷ lệ (%) chi từ NSNN, ngoài ngân sách trong tổng chi;
+ Tỷ lệ (%) chi thƣờng xuyên, không thƣờng xuyên trong tổng chi; + Tỷ lệ (%) từng nội dung chi trong từng khoản.
Trong từng tiêu chí lại tiếp tục xác định cơ cấu theo các đối tƣợng thụ hƣởng chi. Chẳng hạn: Tỷ lệ (%) chi thanh toán cá nhân trong tổng chi thƣờng xuyên... Nếu có thể mở sổ theo dõi chi tƣơng ứng với từng nguồn chi để đánh giá hiệu quả chi sẽ giúp cho các nhà quản lý tài chính của đơn vị có thông tin cụ thể và thích hợp cho quá trình ra quyết định quản lý tài chính hiệu quả hơn. Ví dụ: Đối với khoản chi sản xuất, cung ứng sản phẩm dịch vụ cho xã hội nếu đơn vị tính đƣợc giá thành của sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ cung cấp cho xã hội thì sẽ cung cấp cơ sở cho việc đánh giá hiệu quả của các hoạt động này.
- Chỉ tiêu chi sản xuất, cung ứng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ nhƣ sau: Chi sản xuất, cung ứng dịch vụ = Si x zi
Trong đó: Si: là số lƣợng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ i hoàn thành cung cấp cho xã hội của đơn vị sự nghiệp;
zi: là giá thành toàn bộ của sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ i cung cấp cho xã hội; i = (1,n) là số loại sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ i do đơn vị sự nghiệp cung cấp. Nhƣ vậy, khoản chi cho hoạt động cung ứng sản phẩm, dịch vụ phụ thuộc vào các yếu tố: Số lƣợng hoàn thành, giá thành tiêu thụ của sản phẩm và cơ cấu sản phẩm hàng hóa, dịch vụ cung cấp cho xã hội. Nếu đơn vị sự nghiệp có thu muốn tăng hiệu quả quản lý chi cần có giải pháp tác động vào các yếu tố trên.
* Chỉ tiêu phân tích quy mô, cơ cấu và sự biến động của tài sản của đơn vị sự nghiệp công lập
Để phân tích quy mô và sự biến động tài sản của đơn vị sự nghiệp công lập có thu sử dụng các chỉ tiêu: Tổng tài sản; từng loại tài sản; cơ cấu tài sản. Tổng tài sản = Tài sản ngắn hạn + Tài sản dài hạn. Trong đó: Tài sản ngắn hạn của các đơn vị sự nghiệp công thƣờng bao gồm: Tiền, các khoản phải thu ngắn hạn, hàng tồn kho, tài sản ngắn hạn khác.Tài sản dài hạn của các đơn vị sự nghiệp công phần lớn thƣờng là tài sản cố định.
Cơ cấu tài sản ký hiệu là Tti đƣợc xác định nhƣ sau:
Tỷ trọng từng loại tài sản (Tti%) = (Giá trị từng loại tài sản/ Tổng giá trị tài sản) x 100%
So sánh các chỉ tiêu phân tích tài sản giữa cuối kỳ với đầu kỳ để xác định chênh lệch tuyệt đối và tƣơng đối các chỉ tiêu tài sản nhằm đánh giá về quy mô, cơ cấu và sự biến động tài sản của đơn vị sự nghiệp có thu. Đặc biệt quan tâm đến tỷ trọng và sự biến động của các tài sản chủ yếu trong năm của đơn vị để kịp thời có biện pháp điều chỉnh. Các tài sản chủ yếu của đơn vị sự nghiệp có thu là: Tiền và các khoản tƣơng đƣơng tiền, hàng tồn kho, tài sản cố định.
1.2.5.2 Các tiêu chí định tính
* Hoàn thành nhiệm vụ
Thực hiện tốt chức năng phục vụ quản lý nhà nƣớc và cung cấp dịch vụ công đƣợc nhà nƣớc giao là tiêu chí quan trọng nhất trong việc đánh giá quản lý hoạt động dịch vụ của đơn vị.
Nghị định số 55/2012/NĐ-CP ngày 28 tháng 6 năm 2012 của Chính phủ quy định về những điều kiện giải thể đơn vị sự nghiệp công lập khi có một trong các điều kiện sau: Không còn chức năng, nhiệm vụ; Ba năm liên tiếp không hoàn thành nhiệm vụ hoặc hoạt động không có hiệu quả theo đánh giá của cơ quan có thẩm quyền thành lập; Theo yêu cầu sắp xếp về tổ chức đơn vị sự nghiệp công lập để phù hợp với quy hoạch mạng lƣới tổ chức đơn vị sự nghiệp công lập đã đƣợc cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Do vậy việc hoàn thành nhiệm vụ đƣợc nhà nƣớc giao, đặt hàng hàng năm là tiêu chí bắt buộc trong việc đánh giá hiệu quả cũng nhƣ sự quản lý hoạt động dịch vụ của đơn vị sự nghiệp công lập.
Việc hoàn thành nhiệm vụ đƣợc giao đƣợc đánh giá qua: + Khối lƣợng công việc hoàn thành trong từng năm;
+ Chất lƣợng các công việc đã hoàn thành đƣợc duyệt hoặc chấp nhận; + Thời hạn hoàn thành công việc;
+ Tình hình chấp hành chính sách chế độ và các quy định về tài chính; + Thực hiện các nhiệm vụ sự nghiệp đặc thù của đơn vị.
* Chất lƣợng công tác quản lý sử dụng nguồn kinh phí
Hiện nay, các chính sách, chế độ của nhà nƣớc về quản lý sử dụng nguồn kinh phí NSNN mới chỉ quan tâm đến xem công tác quản lý đó có đúng chính sách, chế độ của nhà nƣớc không? Chƣa có tiêu chí để đánh giá tính kinh tế, hiệu lực và hiệu quả của việc sử dụng các nguồn kinh phí đó. Qua thực tế cho thấy nhiều công tác thực hiện theo đúng chính sách, chế độ của nhà nƣớc nhƣng lại chƣa thực hiện tiết kiệm gây lãng phí cho NSNN, hiệu quả công việc chƣa cao.
CHƢƠNG 2
PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Hệ thống hoá các lý luận cơ bản về cơ chế quản lý tài chính, về huy động và sử dụng các nguồn tài chính, các quan hệ tài chính tại các ĐVSN công lập. Trên quan điểm cá nhân, tác giả làm sáng tỏ các luận cứ khoa học và thực tiễn về các vấn đề về nội dung và bất cập quản lý tài chính đối với các ĐVSN công lập trong giai đoạn hiện nay.
Phân tích, đánh giá thực trạng và tìm hiểu nguyên nhân của những vấn đề còn hạn chế trong công tác quản lý tài chính đối với các ĐVSN công lập thuộc Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam. Đề xuất quan điểm và một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý tài chính đối với các ĐVSN thuộc Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam - Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng, trên cơ sở đó thể áp dụng cho các ĐVSN khác trong Bộ và các ĐVSN khác nói chung.
Nguồn số liệu thực hiện là kế hoạch và báo cáo quyết toán tài chính hàng năm (2013-2015) tại Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam.