Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý tài chính đối với các đơn vị sự nghiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản lý tài chính đối với các đơn vị sự nghiệp thuộc Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam (Trang 91 - 95)

nghiệp công lập thuộc Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam

4.1.1. Giải pháp đối với công tác lập dự toán

Nhằm nâng cao chất lƣợng, đảm bảo tính khả thi của dự toán, các ĐVSN thuộc Tổng cục nên lập dự toán kinh phí phải gắn kết chặt chẽ với Kế hoạch 5 năm về sử dụng dụng kinh phí. Khi đó các đơn vị dự toán cấp trên bố trí dự toán cho các ĐVSN trên cơ sở Kế hoạch sử dụng kinh phí đƣợc phê duyệt. Với yêu cầu các ĐVSN phải đánh giá đƣợc các nguồn lực sẵn có, ƣớc tính chi phí thực tế của việc thực hiện, tập trung nguồn lực để thực hiện các mục tiêu chiến lƣợc, phân bổ nguồn lực theo các ƣu tiên chiến lƣợc một cách minh bạch. Điều này sẽ góp phần giúp các ĐVSN thuộc Tổng cục có cái nhìn toàn diện hơn về các mục tiêu của mình, lập dự toán sát với nhu cầu và khả năng phát triển, tránh tình trạng lập dự toán dàn trải và cao nhƣ hiện nay.

Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam cần áp dụng công nghệ thông tin vào việc quản lý ngân sách nhƣ xây dựng các phần mềm chuyên dụng cho việc quản lý ngân sách của mình từ khâu lập dự toán, chấp hành dự toán, quyết toán ngân sách nhà nƣớc. Đảm bảo kịp thời thông tin thông suốt, tạo điều kiện cho việc quản lý chỉ đạo đối với các ĐVSN trực thuộc.

Ngoài ra, Tổng cục cần tăng cƣờng công tác hƣớng dẫn, kiểm tra, giám sát đối với các ĐVSN trong khâu lập dự toán. Có các giải pháp để thắt chặt việc thẩm định nhu cầu của các ĐVSN trong lập dự toán nhƣ thành lập các đoàn thanh tra, kiểm tra làm việc một cách cụ thể đối với khối lƣợng các dự án, đề án mà các đơn vị lập.

Cần nhanh chóng hoàn thiện hệ thống định mức kinh tế - kỹ thuật, đơn giá phù hợp với công nghệ tiến bộ của lĩnh vực biển đảo và đại dƣơng, để làm căn cứ trong

việc xây dựng dự toán hàng năm sát với điều kiện thi công, nhu cầu của đơn vị nhằm khắc phục tình trạng lập dự toán kinh phí còn dàn trải, nội dung chƣa rõ ràng.

4.1.2. Giải pháp đối với công tác chấp hành dự toán

Thƣờng xuyên theo dõi, giám sát tình hình thực hiện nhiệm vụ của các đơn vị sự nghiệp thuộc Tổng cục để báo cáo Bộ điều chỉnh kinh phí kịp thời cũng nhƣ có hƣớng dẫn cụ thể đối với các đơn vị, tránh tình trạng giảm, hủy gây lãng phí NSNN, tăng cƣờng việc phổ biến, cập nhật thông tin để các ĐVSN nắm bắt đƣợc các đƣờng lối chính sách, cơ chế tài chính điều chỉnh đến đơn vị mình để thực hiện cho đúng.

Đối với các ĐVSN Tổng cục cần rà soát, điều chỉnh lại quy chế chi tiêu nội bộ của mình, cập nhật các nội dung hƣớng dẫn mới của nhà nƣớc vào quy chế để có các quy định rõ ràng cụ thể hơn. Nghiên cứu giữa chức năng, nhiệm vụ của đơn vị mình để xây dựng định mức tiêu hao (vật tƣ, thiết bị…) và đơn giá tiền lƣơng để quản lý chi phí, hạ giá thành sản phẩm. Thắt chặt việc quản lý đối với việc giao khoán cho các chủ nhiệm đề án. Có quy định rõ ràng trong việc sử dụng tài sản nhà nƣớc khi đem sản xuất kinh doanh dịch vụ và trích khấu hao đầy đủ.

4.1.3. Giải pháp đối với công tác quyết toán ngân sách

Các ĐVSN thuộc Tổng cục cần tăng cƣờng công tác tự kiểm tra về tài chính đối với đơn vị mình, thực hiện kiểm kê tài sản theo định kỳ; rà soát, thuyết minh cụ thể số liệu tăng, giảm tài sản trong năm. Các hoá đơn, chứng từ phải đầy đủ, đúng theo quy định, có logic mới thanh toán.

Rà soát, xem xét việc đình chỉ, dừng thực hiện (hoặc chuyển đổi chủ dự án) nếu cần thiết đối với những nhiệm vụ/ dự án để tình trạng không quyết toán đƣợc kéo dài nhiều năm, nhằm bảo đảm tiến độ, chất lƣợng và hiệu quả của dự án.

Chấp hành nghiêm các quy định, chế độ quản lý tài chính – kế toán hiện hành từ khâu xây dựng nhiệm vụ, lập dự toán, triển khai, kết thúc hoàn thành nhiệm vụ; trong đó có việc tập trung phê duyệt nhiệm vụ ngay sau khi đƣợc Bộ giao dự toán; Giám sát chặt chẽ phƣơng án tổ chức thực hiện của các nhiệm vụ, dự án làm căn cứ phân bổ kinh phí hoặc thuê ngoài.

Đẩy mạnh công tác kiểm tra nghiệm thu để kịp thời đƣa vào quyết toán niên độ các nhiệm vụ, dự án, đề án đã đƣợc giao kinh phí trong năm.

Tăng cƣờng công tác phối hợp và trao đổi nghiệp vụ với cơ quan quản lý các cấp để làm tốt công tác quản lý tài chính – kế toán.

Hiện nay các ĐVSN thuộc Tổng cục sử dụng phần mềm kế toán không đồng bộ, không có khả năng tích hợp với nhau, do đó cần xây dựng hệ thống phần mềm thống nhất chuyên dụng từ Tổng cục đến các ĐVSN góp phần tăng tính hiệu quả trong công tác theo dõi, quyết toán, và chỉnh lý quyết toán.

4.1.4. Giải pháp phát triển nguồn thu dịch vụ

Các ĐVSN đƣợc mở rộng nguồn thu từ hoạt động liên doanh, liên kết, hoạt động vay vốn trong và ngoài đơn vị theo quy định của Nghị định 43/2006/NĐ-CP và Nghị định 16/2015/NĐ-CP. Từ trƣớc đến nay, nguồn vốn cho hoạt động của các ĐVSN thuộc Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam chủ yếu từ nguồn NSNN cấp và từ nguồn thu hoạt động dịch vụ. Nhiều đơn vị do không chủ động bố trí đƣợc nguồn vốn kịp thời đã không kịp tiến độ sản xuất, thi công. Các ĐVSN nên tìm kiếm các đối tác có tiềm lực để liên danh, tạo vị thế lớn hơn trên thị trƣờng. Các ĐVSN cũng có thể vay vốn trong và ngoài đơn vị nhƣ vay các tổ chức tín dụng, vay ngƣời lao động trong chính đơn vị mình vừa kịp thời huy động vốn sản xuất vừa gắn trách nhiệm của ngƣời lao động với công việc.

Ngoài ra, các ĐVSN cần có sự đầu tƣ cụ thể, chiến lƣợc, đồng bộ cho các trang thiết bị, cơ sở vật chất từ nguồn thu dịch vụ đƣợc để lại nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trƣờng, dần sử dụng các tài sản từ quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp để đƣợc trích khấu hao theo quy định, nhanh chóng tái đầu tƣ cơ sở vật chất, đảm bảo hoạt động sản xuất kinh doanh.

Nên thành lập các bộ phận chuyên trách nhằm tìm kiếm thị trƣờng, quảng bá cho đơn vị nhằm mở rộng cũng nhƣ nuôi dƣỡng nguồn thu cho đơn vị.

4.1.5. Giải pháp quản lý các khoản chi

Các ĐVSN cần sớm rà soát, hoàn thiện lại quy chế chi tiêu nội bộ nhằm đảm bảo đƣợc việc chi tiêu hợp lý theo chức năng của từng ĐVSN và đảm bảo tínhđúng đắn đã đƣợc hƣớng dẫn tại Thông tƣ 71/2006/TT-BTC.

Cụ thể cần hoàn thiện hệ thống các tiêu chuẩn, chế độ, định mức chi sự nghiệp cũng nhƣ chi dịch vụ. Hệ thống các tiêu chuẩn, chế độ, định mức này là những chuẩn mực cực kỳ quan trọng để đo lƣờng tiết kiệm hiệu quả của các hoạt động. Nó là điều kiện để bảo đảm quản lý chi tiêu đƣợc tốt hơn, làm cơ sở cho quá trình lập, chấp hành và quyết toán NSNN. Đặc biệt, đối với lĩnh vực biển và hải đảo cần rà soát, xem xét, xây dựng các thông tƣ quy định kỹ thuật, định mức lập bản đồ nhạy cảm môi trƣờng do dầu tràn (tỷ lệ 1:100.000 và 1: 50.000);quy định quy trình sử dụng chất phân tán nhằm ứng phó sự cố tràn dầu trên biển; xây dựng quy định hƣớng dẫn lập hồ sơ hiện trạng vùng ven biển vì việc hoàn thiện quy định, quy trình, định mức sẽ có cơ sở để xác định đơn giá các hạng mục, các mức khoán, các chế độ tiêu chuẩn, định mức, chi tiêu theo hƣớng: bổ sung các chế độ còn chƣa hoàn chỉnh nhƣ định mức sử dụng các loại tài sản, phƣơng tiện, thiết bị làm việc, chế độ sử dụng văn phòng phẩm… đồng thời có thể điều chỉnh đƣợc khi nhà nƣớc thay đổi về các chinh sách liên quan. Các tiêu chuẩn lạc hậu cần phải đƣợc sửa đổi hoàn thiện nhƣ các khoản chi hội nghị, công tác phí, tiếp khách. Đây cũng chính là giải pháp để tăng cƣờng cơ chế, thể chế trong quản lý chi ngân sách bằng cách công khai những quy định không chính thức.

Các đơn vị cần chủ động phân bổ nguồn tài chính của đơn vị theo nhu cầu chi tiêu trên tinh thần tiết kiệm, thiết thực, hiệu quả, giảm sự can thiệp trực tiếp của cơ quan chủ quản, cơ quan tài chính.

4.1.6. Giải pháp về công tác kiểm tra, giám sát tài chính

Trƣớc thực trạng của các ĐVSN hiện nay đòi hỏi phải có những giải pháp cơ bản hoàn thiện hệ thống kiểm tra kế toán và kiểm toán nội bộ:

Thứ nhất, xây dựng kế hoạch kiểm tra tài chính nội bộ. Trong kế hoạch phải xây dựng hình thức kiểm tra, xác định rõ ngƣời chịu trách nhiệm khi kiểm tra ở từng khâu công việc, đối tƣợng nội dung, thời gian kiểm tra. Việc xây dựng kế hoạch kiểm tra phải đƣợc thực hiện ngay từ đầu năm.

Thứ hai, xác định đối tƣợng của công tác kiểm tra và địa điểm tiến hành kiểm tra. Đối tƣợng chính của kiểm tra nội bộ là báo cáo kế toán, sổ sách kế toán, chứng từ kế toán, tài sản và tình hình sử dụng tài sản. Căn cứ quá trình kiểm tra để

đánh giá đúng tình hình quản lý vốn và sử dụng tài sản của ngân sách đồng thời xác định hiệu quả của hoạt động sản xuất kinh doanh của các đơn vị.

Trong công tác kiểm tra kế toán thƣờng sử dụng phƣơng pháp đối chiếu, so sánh là chủ yếu. Cần tiến hành đối chiếu giữa các chứng từ kế toán, sổ kế toán, báo cáo kế toán với nhau, đối chiếu số liệu kế toán với các đơn vị liên quan, đối chiếu số liệu kế toán với thực tế hoạt động, đối chiếu số liệu trên cơ sở căn cứ vào chế độ tài chính kế toán hiện hành.

Thứ ba, mặc dù lâu nay hoạt động kiểm toán nội bộ ở nƣớc ta đã đƣợc triển khai và duy trì tại nhiều tập đoàn, tổng công ty nhà nƣớc và một số bộ ngành, nhƣng toàn bộ khu vực công vẫn chƣa có các quy định pháp lý về lĩnh vực kiểm toán nội bộ. Do đó, Tổng cục cần có những biện pháp rà soát lại chức năng nhiệm vụ, sự cần thiết và trách nhiệm giữa Kiểm toán nội bộ và các cơ quan Tài chính hiện có, góp phần kiện toàn bộ máy cũng nhƣ tăng cƣờng giám sát đối với toàn bộ các đơn vị trực thuộc nhất là trong thời điểm quy mô của Tổng cục không ngừng mở rộng.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản lý tài chính đối với các đơn vị sự nghiệp thuộc Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam (Trang 91 - 95)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)