Để thực thi các giải pháp trên có kết quả, phải đảm bảo một số điều kiện cụ thể trong hoạt động của các ĐVSN nói chung và các ĐVSN thuộc Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam-Bộ TN&MT nói riêng.
4.2.1. Điều kiện về cơ chế chính sách
Nhƣ trên đã đề cập, hiện nay hệ thống các văn bản pháp luật quy định về cơ chế quản lý tài chính đối với các ĐVSN công lập đã ban hành tƣơng đối đầy đủ và đồng bộ. Tuy nhiên vẫn còn một số khó khăn đối với các cơ quan chủ quản và các ĐVSN công lập khi thực hiện các quy định này. Để thực hiện tốt các giải pháp nêu trên, kiến nghị với Nhà nƣớc rà soát lại các văn bản quy phạm pháp luật về cơ chế tài chính đối với các ĐVSN công lập đã ban hành, bổ sung những quy định còn thiếu và sửa đổi cho thống nhất những quy định mâu thuẫn giữa các văn bản pháp luật khác khau.
Cùng với việc thực hiện cơ chế tự chủ tài chính đối với các ĐVSN công lập theo Nghị định 43/2005/NĐ-CP, Thông tƣ 71/2006/TT-BTC và mới đây là Nghị
định 16/2015/NĐ-CP, các Bộ, ngành chức năng có liên quan cần sớm rà soát lại các thông tƣ hƣớng dẫn chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, biên chế đối với các ĐVSN công lập để hoàn thiện khung pháp lý cho các đơn vị thực hiện, đảm bảo phát huy hiệu lực, hiệu quả tính tự chủ.
Riêng với Bộ TN&MT, ngoài những văn bản pháp luật đã ban hành áp dụng chung cho các ĐVSN công lập trong toàn quốc, cũng đề xuất nghiên cứu những văn bản áp dụng cho ngành TN&MT nói riêng cho phù hợp với đặc thù ngành. Cụ thể Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam cần rà soát, nghiên cứu lại việc triển khai giao dự toán cho các ĐVSN trực thuộc với cơ chế tự đảm bảo kinh phí giữa Nghị định 16/2015/NĐ-CP ngày 14/2/2015và Quyết định số 39/2008/QĐ-TTg ngày 14/3/2008 ban hành quy chế đấu thầu, đặt hàng, giao nhiệm vụ cung cấp dịch vụ sự nghiệp công sử dụng NSNN. Đồng thời báo cáo Bộ TN&MT phối hợp với các Bộ chức năng để có các biện pháp cụ thể báo cáo Thủ tƣớng Chính phủ có những cơ chế cởi trói cho các ĐVSN thuộc Tổng cục đảm bảo thực hiện đúng cơ chế tự chủ tài chính của mình, ví dụ nhƣ ban hành các hƣớng dẫn cụ thể về cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tài chính cho các đơn vị thuộc lĩnh vực biển và hải đảo về sử dụng nguồn kinh phí nhà nƣớc giao nhiệm vụ, hoặc thành lập các Ban quản lý dự án để thực hiện đấu thầu, đẩy mạnh việc cổ phần hoá các ĐVSN thành doanh nghiệp để ký hợp đồng thực hiện các dự án, tránh tình trạng vận dụng cơ chế nhƣ hiện nay.
4.2.2. Điều kiện về nguồn nhân lực
Từ thực trạng về cán bộ quản lý tài chính tại Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam nói trên, có thể thấy việc tuyển chọn, sử dụng cán bộ thực hiện công tác tài chính cần phải đƣợc chú trọng hơn nữa. Việc hoàn thiện, nâng cao năng lực quản lý tài chính cho cán bộ nhân viên trong Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam bao gồm cả việc hoàn thiện đội ngũ những ngƣời làm kế toán tại các ĐVSN công lập và đội ngũ chuyên viên quản lý tài chính (Vụ Kế hoạch-Tài chính).
Đối với bộ phận tham mƣu công tác quản lý tài chính cho lãnh đạo Tổng cục: Hiện nay bộ phận tài chính thuộc Vụ Kế hoạch -Tài chính còn quá ít so với khối lƣợng công việc yêu cầu. Để phát huy năng lực đáp ứng yêu cầu đổi mới cơ chế tại
chính, cần có chính sách rà soát, sắp xếp, đào tạo thƣờng xuyên đối với đội ngũ này, đồng thời có phƣơng án tuyển mới các cán bộ mới có chất lƣợng, đảm bảo đƣợc yêu cầu đặc thù của ngành. Ngoài ra cần có những chính sách đãi ngộ hợp lý, kịp thời động viên cán bộ công chức, viên chức gắn bó với nghề, chung tay xây dựng đơn vị của mình vững mạnh.
Để kiện toàn và nâng cao năng lực hoạt động của bộ máy quản lý tài chính - kế toán trong các ĐVSN công lập thuộc Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam từ đó nâng cao năng lực quản lý chung của đơn vị, cần thiết nên bố trí bộ phận kiểm toán nội bộ không thuộc bộ phận kế toán, độc lập với bộ phận kế toán. Bộ phận kiểm toán nội bộ này sẽ báo cáo trực tiếp kết quả kiểm toán cho lãnh đạo đơn vị. Đồng thời xúc tiến việc hình thành và phát triển hệ thống kế toán quản trị trong các ĐVSN công lập. Bởi vì, thông tin kế toán quản trị rất cần cho việc đƣa ra các quyết định của lãnh đạo đơn vị, nhằm bảo đảm cho các hoạt động của đơn vị đạt đƣợc hiệu quả cao nhất.
4.2.3. Điều kiện về cơ sở vật chất kỹ thuật
Hiện nay, tại hầu hết các ĐVSN công lập thuộc Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam đã sử dụng phần mềm kế toán. Tuy nhiên các phần mềm này không đồng nhất và không đƣợc cấp nhật thay đổi thƣờng xuyên các thay đổi của chính sách tài chính áp dụng tại các ĐVSN công lập. Điều này gây khó khăn cho công tác quản lý tài chính tại các ĐVSN nói riêng và công tác kiểm tra, giám sát của Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam nói chung. Trong thời gian qua, Bộ Tài chính đã nhiều lần nâng cấp phần mềm kế toánhành chính, sự nghiệp IMAS áp dụng chung cho tất cả các đơn vị hành chính, sự nghiệp trong toàn quốc. Tuy nhiên, phần mềm này vẫn còn lỗi kỹ thuật. Đồng thời với việc áp dụng chung thống nhất phần mềm IMAS cho các đơn vị sử dụng ngân sách, Bộ Tài chính nên nghiên cứu để xây dựng phần mềm quản lý tài chính chung cho các đơn vị dự toán cấp I, cấp II để đảm bảo tính đồng bộ trong công tác quản lý tài chính.
KẾT LUẬN
Có thể thấy rằng, việc hoàn thiệc công tác quản lý tài chính là một trong những yêu cầu quan trọng để góp phần mang lại một hệ thống hoạt động có hiệu quả, thúc đẩy sự phát triển đối với các tổ chức, chủ thể kinh tế. Trong điều kiện kinh tế - xã hội Việt Nam hiện nay, các quan hệ kinh tế đang phát triển một cách mạnh mẽ cả về quy mô lẫn tính chất, sự tác động của nền kinh tế thị trƣờng và hội nhập sâu, rộng đối với nền kinh tế thế giới đòi hỏi các nhà quản lý cần phải làm chủ đƣợc đƣợc các quan hệ kinh tế của mình, vận dụng theo đúng mục đích và định hƣớng của Đảng, Nhà nƣớc.
Để góp phần hoàn thiện công tác tài chính tại các ĐVSN thuộc Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam - Bộ TN&MT, đề tài “Quản lý tài chính đối với các đơn vị sự nghiệp thuộc Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam” đã đƣợc tác giả lựa chọn để nghiên cứu và phân tích. Đề tài đã tập trung giải quyết đƣợc những vấn đề cơ bản sau:
- Hệ thống hóa đƣợc cơ sở lý luận về quản lý tài chính đối với các đơn vị sự nghiệp công lập.
- Phân tích, đánh giá thực trạng trên cơ sở khung phân tích đã đƣợc xây dựng, phản ánh thực trạng công tác quản lý tài chính đối với các đơn vị sự nghiệp thuộc Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam.
- Trên cơ sở đánh giá nguyên nhân của các hạn chế trong công tác quản lý tài chính trong thời gian qua, tác giả đã đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý tài chính tại các ĐVSN này.
Với lƣợng thời gian nghiên cứu còn hạn chế, mặc dù đã rất cố gắng song tác giả chƣa thể đi sâu phân tích mọi khía cạnh trong việc áp dụng công tác quản lý tài chính đối với các ĐVSN thuộc Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam -Bộ TN&MT. Song tác giả hy vọng những vấn đề đƣợc nêu trong luận văn sẽ góp phần trong việc hoàn thiện công tác quản lý tài chính đối với các ĐVSN công lập nói chung và các ĐVSN thuộc Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam - Bộ TN&MT nói riêng./.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ Nội vụ - Học viện Hành chính Quốc gia, 2015. Tài liệu bồi dưỡng ngạch
chuyên viên chính. Hà Nội: Nhà xuất bản Bách khoa.
2. Bộ Tài chính, 2006. Thông tư 71/2006/TT-BTC ngày 09/8/2006 hướng dẫn Nghị định 43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006 của Chính phủ về việc Quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập. Hà Nội.
3. Bộ Tài chính, 2006.Thông tư số 113/2007/TT-BTC ngày 24/09/2007 sửa đổi bổ sung thông tư 71/2006/TT-BTC ngày 09/8/2006. Hà Nội.
4. Bộ Tài chính, 2006. Thông tư số 81/2006/TT-BTC ngày 06/9/2006 hướng dẫn kiểm soát chi đối với các đơn vị sự nghiệp công lập thực hiện quyền tự chủ tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính.
Hà Nội.
5. Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng, 2014-2016. Tổng hợp báo cáo quyết toán của Bộ Tài nguyên và Môi trường.
6. Lƣu Thị Bình, 2014. Quản lý tài chính ở Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia – Sự thật. Luận văn Thạc sĩ kinh tế. Trƣờng Đại học Kinh tế.
7. Chính phủ, 2003. Nghị định số 60/2003/NĐ-CP ngày 6/6/2003 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Ngân sách. Hà Nội.
8. Chính phủ, 2006.Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006 quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập. Hà Nội.
9. Phan Huy Đƣờng, 2015. Quản lý nhà nước về kinh tế. Hà Nội: NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.
10. Bùi Tiến Hanh và Phạm Thị Hoàng Phƣơng, 2016. Giáo trình quản lý tài chính
công. Hà Nội: NXB Tài chính.
12. Lƣơng Việt Hƣng, 2013. Hoàn thiện cơ chế tự chủ về sử dụng kinh phí NSNN đối với các đơn vị của Tổng cục Môi trường. Luận văn Thạc sĩ kinh tế. Trƣờng Học Viện Tài chính.
13. Kiểm toán Nhà nƣớc, 2016. Biên bản Kiểm toán Nhà nước việc quản lý, sử dụng tài chính, tài sản nhà nước năm 2015 của Tổng cục Biển và Hải đảo VN.
14. Trần Quang Huy, 2012. Hoàn thiện công tác quản lý tài chính đối với các đơn vị sự nghiệp thuộc Cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam. Luận văn Thạc sĩ kinh tế. Trƣờng Học Viện Tài chính.
15. Quốc hội, 2015. Luật Tài nguyên, môi trường biển và hải đảo số 82/2015/QH13
ngày 10/7/2015. Hà Nội.
16. Trần Thi ̣Quỳnh , 2013. Hoàn thiện công tác tài chính tại các đơn vị sự nghiệp có thu ngành thông tin thương mại . Luận văn Thạc sĩ kinh tế. Trƣờng Đại học Thƣơng Mại.
17. Tô Thị Kim Thanh, 2013. Tổ chức công tác kế toán thu, chi với viêc ̣ tăng cường tự chủ tài chính tại các bệnh viện cô ng lập thuộc Bộ y tế tại Hà Nội. Luận văn Thạc sĩ kinh tế. Trƣờng Đại học Thƣơng Mại.
18. Phan Đức Thắng, 2016. Tăng cường quản lý tài chính tại các đơn vị sự nghiệp có thu giai đoạn 2013-2015 tại tỉnh Lào Cai. Luận văn Thạc sĩ kinh tế. Trƣờng Học Viện Tài chính.
19. Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam, 2014-2016. Báo cáo tổng hợp quyết toán của Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam các năm 2014, 2015, 2016.
20. Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam, 2014-2016. Báo cáo tình hình thực hiện Nghị định 43/2006/NĐ-CP các năm 2014, 2015, 2016.