Khái quát về các đơn vị sự nghiệp thuộc Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản lý tài chính đối với các đơn vị sự nghiệp thuộc Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam (Trang 41 - 47)

3.1 Khái quát về các đơn vị sự nghiệp thuộc Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam Việt Nam

3.1.1. Khái quát chung về Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam

Hình 3.1: Logo của Tổng cục

Tổng cục Biển và hải đảo Việt Nam (VASI) đƣợc thành lập theo Nghị định số 25/2008/NĐ - CP ngày 04 tháng 3 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng.

Hiện tại Tổng cục Biển Và Hải đảo Việt Nam có trụ sở chính đặt tại số 83, đƣờng Nguyễn Chí Thanh, Quận Đống Đa, Hà Nội; với tổng số 646 cán bộ, công nhân viên, trong đó có 04 Phó Giáo sƣ, 27 Tiến sĩ, 58 Thạc sỹ và 555 ngƣời có trình độ đại học và cao đẳng. Tính cho tới thời điểm tháng 2 năm 2015, Tổng cục Biển và hải đảo Việt Nam đƣợc cấp và đầu tƣ cho 01 tàu nghiên cứu biển (thông số: dài 69m, rộng 13m, công suất 1960 mã lực, trọng tải toàn phần 650DWT); 01 tàu đo đạc biển (thông số: dài 19m rộng 4m, công suất 450 mã lực, tải trọng 80 tấn), nhằm phục vụ cho công tắc nghiên cứu, điều tra tài nguyên biển và hải đảo cũng nhƣ các công tác quản lý biển đảo nói chung tại các trạm nghiên cứu biển đảo, bao gồm: 17 trạm quan trắc môi trƣờng biển, 18 trạm radar giám sát ven biển và hải đảo, 02 trạm

định vị vệ tinh tại Đồ Sơn (Miền Bắc) và Vũng Tàu (miền Nam) cùng một số phòng thí nghiệm chuyên đề tại các đơn vị trực thuộc trong phạm vi cả nƣớc.

Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Tổng cục Biển và hải đảo Việt Nam đƣợc quy định tại quyết định số 43/2014/QĐ-TTg ngày 1 tháng 8 năm 2014 của Thủ tƣớng chính phủ.

Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam là tổ chức trực thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng, thực hiện chức năng tham mƣu, giúp Bộ trƣởng Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng quản lý nhà nƣớc tổng hợp và thống nhất về biển và hải đảo; tổ chức thực hiện các dịch vụ công theo quy định, của pháp luật.

Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam có tƣ cách pháp nhân, có con dấu hình Quốc huy, có tài khoản riêng theo quy định của pháp luật.

3.1.2. Khái quát về các đơn vị sự nghiệp thuộc Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam

Các đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam là có đặc điểm chung là ngoài nguồn kinh phí đƣợc cấp từ NSNN còn đƣợc sử dụng nguồn thu sự nghiệp để trang trải cho hoạt động của đơn vị. Kinh phí NSNN cấp nhằm hoàn thành các nhiệm vụ nhà nƣớc giao, các nhiệm vụ chuyên môn và thực hiện các dự án, đề án nghiên cứu khoa học, điều tra cơ bản về biển đảo, đánh giá sự ảnh hƣởng đến môi trƣờng từ việc điều tra, đánh giá tài nguyên và môi trƣờng biển – đảo, khai thác tài nguyên môi trƣờng biển và hải đảo, thực hiện chƣơng trình mục tiêu quốc gia về biển đảo đồng thời nguồn thu sự nghiệp đƣợc phép để lại bổ sung kinh phí hoạt động.

Trên cơ sở tiêu chí phân loại ĐVSN công lập, các ĐVSN thuộc Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam có 07 đơn vị sự nghiệp, gồm 06 đơn vị sự nghiệp tự đảm bảo toàn bộ chi phí hoạt động và 01đơn vị sự nghiệp đƣợc NSNN bảo đảm toàn bộ chi thƣờng xuyên, các đơn vị đã đƣợc Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm kinh phí thƣờng xuyên theo các giai đoạn 2010-2012, 2013-2015 và năm 2016.

1. Trung tâm Điều tra tài nguyên và môi trƣờng biển. 2. Trung tâm Trắc địa và bản đồ biển.

3. Trung tâm Quy hoạch và quản lý tổng hợp vùng duyên hải phía Nam 4. Trung tâm Quy hoạch và quản lý tổng hợp vùng duyên hải phía Bắc 5. Trung tâm Thông tin dữ liệu biển và hải đảo.

6. Trung tâm Đào tạo và Truyền thông biển và hải đảo. 7. Trung tâm Hải văn.

Sơ lƣợc về nhiệm vụ chủ yếu của các đơn vị sự nghiệp nhƣ sau: (1) Trung tâm Điều tra tài nguyên – môi trƣờng biển (MGMC):

Tổ chức thực hiện các đề án, dự án, nhiệm vụ điều tra cơ bản về tài nguyên và môi trƣờng biển, hải đảo các vùng biển Việt Nam và vùng biển Quốc tế liền kề; phục vụ quản lý sử dụng tài nguyên, bảo vệ môi trƣờng, xây dựng công trình biển;

quy hoạch tổng thể khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên vùng bờ; đánh giá mức độ tác động của biến đổi khí hậu đến vùng ven biển, biển và hải đảo.

Điều tra cơ bản và thực hiện các hoạt động tƣ vấn, dịch vụ về nghiên cứu, điều tra đánh giá các điều kiện tự nhiên và tai biến tự nhiên biển phục vụ thiết kế xây dựng công trình biển; điều tra tài nguyên, môi trƣờng biển, thăm dò khai thác tài nguyên biển; quy hoạch sử dụng biển, quy hoạch quản lý tổng hợp tài nguyên, môi trƣờng biển, quy hoạch quản lý tổng hợp đới bờ, hải đảo; bồi dƣỡng, chuyển giao công nghệ, nghiệp vụ về điều tra tài nguyên - môi trƣờng biển.

(2) Trung tâm Trắc địa và Bản đồ biển: thực hiện điều tra cơ bản và hoạt động dịch vụ về khảo sát, đo đạc, thành lập bản đồ biển và hải đảo; cung cấp các dịch vụ đo đạc, thành lập bản đồ, định vị, dẫn đƣờng phục vụ công tác khảo sát, tìm kiếm, thăm dò và khai thác tài nguyên, bảo vệ môi trƣờng biển và hải đảo, cứu hộ, cứu nạn trên biển; nghiên cứu ứng dụng, phát triển, chuyển giao công nghệ đo đạc, định vị dẫn đƣờng trên biển.

(3) Trung tâm Quy hoạch và Quản lý tổng hợp vùng duyên hải khu vực phía Nam: Tổ chức điều tra, nghiên cứu, lập quy hoạch, phân vùng sử dụng biển, vùng ven biển và hải đảo; điều tra, đánh giá tài nguyên biển, hải đảo và quản lý tổng hợp vùng duyên hải khu vực phía Nam theo quy định của pháp luật.

Thực hiện các dịch vụ tƣ vấn và hỗ trợ kỹ thuật về: điều tra, đánh giá, quy hoạch và xây dựng cơ sở dữ liệu tài nguyên và môi trƣờng; quy hoạch, phân vùng sử dụng biển, hải đảo; quản lý tổng hợp vùng duyên hải; đánh giá tác động môi trƣờng, xử lý chất thải và ô nhiễm môi trƣờng; ứng phó sự cố tràn dầu; Tƣ vấn và xây dựng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, lập thiết kế kỹ thuật, lập dự toán, khảo sát, thiết kế lƣới, đo và tính toán lƣới hạng cao, lƣới địa chính, chỉnh lý biến động, nắn chuyển tọa độ và đo vẽ thành lập bản đồ địa chính, địa hình; thành lập bản đồ địa giới hành chính các cấp; định vị công trình dân dụng, công nghiệp, giao thông, công trình ngầm, công trình thủy; Tổ chức biên soạn, phổ biến các tài liệu hƣớng dẫn kỹ thuật, nghiệp vụ về công tác quy hoạch và quản lý tổng hợp vùng duyên hải cho các địa phƣơng có biển; Đo đạc, biên vẽ hải đồ, nghiên cứu biển, đo từ trƣờng,

với các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nƣớc để thực hiện các dự án nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ, các dịch vụ tƣ vấn thuộc nhiệm vụ và chức năng của Trung tâm.

(4) Trung tâm Quy hoạch và Quản lý tổng hợp vùng duyên hải khu vực phía Bắc: Tổ chức điều tra, nghiên cứu, lập quy hoạch, phân vùng sử dụng biển, vùng ven biển và hải đảo; điều tra, đánh giá tài nguyên biển, hải đảo và quản lý tổng hợp vùng duyên hải khu vực phía Bắc theo quy định của pháp luật.

Thực hiện các dịch vụ tƣ vấn và hỗ trợ kỹ thuật về: điều tra, đánh giá, quy hoạch và xây dựng cơ sở dữ liệu tài nguyên và môi trƣờng; quy hoạch, phân vùng sử dụng biển, hải đảo; quản lý tổng hợp vùng duyên hải....

(5) Trung tâm Thông tin, dữ liệu biển và hải đảo:

Thực hiện việc xây dựng và quản lý cơ sở dữ liệu quốc gia về tài nguyên - môi trƣờng biển, hải đảo; phân loại, thống kê tài nguyên trên các vùng biển, hải đảo của Việt Nam trong các cơ sở dữ liệu thuộc thẩm quyền quản lí của Tổng cục; lƣu trữ kết quả, sản phẩm điều tra cơ bản, nghiên cứu khoa học biển, hải đảo và đại dƣơng; thực hiện các dịch vụ về ứng dụng, phát triển công nghệ thông tin theo quy định của pháp luật.

Thu thập, phân tích, xử lý và phát triển thông tin, dữ liệu; Xây dựng, quản lý thống nhất cơ sở dữ liệu quốc gia về tài nguyên - môi trƣờng biển, hải đảo và các cơ sở dữ liệu thuộc thẩm quyền quản lý của Tổng cục;Xây dựng, quản lý và duy trì vận hành các hệ thống thông tin thuộc thẩm quyền quản lý của Tổng cục theo phân công của Tổng cục trƣởng; Tổ chức lƣu trữ các thông tin, dữ liệu điều tra cơ bản, nghiên cứu khoa học và công nghệ, tƣ liệu của các chƣơng trình, dự án về tài nguyên và môi trƣờng biển và hải đảo; Xây dựng, quản lý và khai thác thƣ viện điện tử của Tổng cục; Biên tập, phát hành và phổ biến các ấn phẩm thông tin, dữ liệu biển và hải đảo theo quy định của pháp luật và phân công của Tổng cục trƣởng…

(6) Trung tâm Đào tạo và Truyền thông biển, hải đảo:

Thực hiện việc đào tạo, bồi dƣỡng kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ; kiến thức quản lý nhà nƣớc tổng hợp và thống nhất biển, hải đảo và tuyên truyền nâng cao nhận thức về biển và hải đảo; Xây dựng và tổ chức thực hiện các đề án, dự án, đề tài

nghiên cứu liên quan đến phổ biến, tuyên truyền về biển và hải đảo sau khi đƣợc cấp có thẩm quyền phê duyệt; đào tạo, bồi dƣỡng nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ; kiến thức quản lý nhà nƣớc tổng hợp và thống nhất về biển và hải đảo cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức các cơ quan quản lý nhà nƣớc từ Trung ƣơng đến địa phƣơng và các cộng đồng dân cƣ theo phân công của Tổng cục trƣởng.

Xây dựng các ấn phẩm truyền thông, phim ảnh, tài liệu về biển, hải đảo và lƣu giữ, trƣng bày, phổ biến rộng rãi tới cộng đồng xã hội; Chủ trì, phối hợp với các đơn vị trong và ngoài Tổng cục tổ chức “Tuần lễ biển và hải đảo Việt Nam” hàng năm.

Tổ chức thực hiện và phối hợp với các đơn vị trong và ngoài Tổng cục tổ chức các hội chợ, hội nghị, hội thảo, diễn đàn, triển lãm và các sự kiện trong và ngoài nƣớc; giải thƣởng Biển xanh quê hƣơng; các cuộc thi, giải thƣởng liên quan đến biển và hải đảo theo sự phân công của Tổng cục trƣởng và theo quy định của pháp luật…

(6) Trung tâm Hải văn:

Thực hiện việc điều tra cơ bản, nghiên cứu khoa học và ứng dụng công nghệ về hải văn, môi trƣờng và sinh thái biển, hải đảo và đại dƣơng; quan trắc hải văn, môi trƣờng và sinh thái ven biển, trên biển và hải đảo.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản lý tài chính đối với các đơn vị sự nghiệp thuộc Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam (Trang 41 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)